Ba ngày sau, Lưu Khám dời Lâu Thương lên đường trong sự quyến luyến của Khám phu nhân và mẹ con Lữ Tu.
Hắn vốn định lùi lại một thời gian nữa mới khởi hành. Vì Ma Phất Tán
mà An Kỳ thử nghiệm đã có chiều hướng thành công, chỉ cần đợi thêm hơn chục ngày nữa là có thể tiến hành phẫu thuật cho Lưu Cự. Nhưng Khám phu nhân và Lữ Tu đều cho rằng, đây là lần thứ hai Tần Thanh phái người
đến mời Lưu Khám, lần trước là do phụng mệnh ra trận nên không thể có
mặt, còn lần này thì không nên để cho họ phải chờ thêm nữa. Dù gì trong thời gian Lưu Khám nhận lệnh chinh phạt Bắc Cương, Tần Mạn đã giúp đỡ
mọi người ở Lâu Thương rất nhiều. Hơn nữa, Tần Thanh cũng được coi như
là bậc tiền bối của Lưu Khám, để cho tiền bối phải chờ đợi là một việc không hay.
– Việc ở nhà con không phải lo.
Khám phu nhân nói với Lưu Khám:
– A Tu chăm sóc và quản lý gia đình rất tốt. Hơn nữa, nay còn có bao
nhiêu người đang ở Lâu Thương này, cha mẹ A Tu cũng đang ở đây, có việc gì xảy ra họ cũng có thể giúp đỡ. Còn về việc của đại ca, con cũng
chẳng giúp được gì.
Suy xét thấu đáo thì nhận thấy nếu Lưu Khám có ở lại Lâu Thương cũng chẳng giúp ích được gì nhiều.
Hắn không thể tham gia phẫu thuật cho Lưu Cự, việc ở Lò rèn sắt thì đã có Trình Mạc và Bàn Dã Lão. Hắn gần như chẳng cần phải hao tâm tổn trí quá nhiều.
Còn về quan vụ, quân vụ…
Tào Tham và Quán Anh thu xếp quản lý rất rành rọt gọn gàng, việc nhà thì đã có Lữ
Tu và Khám phu nhân săn sóc, hắn ở lại cũng chỉ có an nhàn qua ngày.
Đằng nào thì chuyến đi quận Ba cũng hết sức gấp rút và cần thiết. Sau khi Lưu Khám bàn bạc cùng với đám quan sai của mình, cũng đã hiểu rõ
một việc rằng,
Theo như tình hình trước mắt của Lâu Thương thì đây đã là cực hạn rồi!
Nếu như muốn có được nhiều lợi ích hơn nữa, đạt được nhiều quyền lực
hơn nữa thì bắt buộc phải nhanh chóng đàm phán tốt đẹp với Tần gia.
Tình hình hiện tại rất bình ổn, chiến sự hai miền Bắc, Nam Tân Cương
đã kết thúc, Trung Nguyên ngày càng được ổn định. Bọn tội phạm, phường trộm cắp tất nhiên vẫn còn tồn tại, đó là vấn đề xã hội mà bất cứ một
thời đại nào đều không thể giải quyết triệt để được. Có một số vùng đôi lúc vẫn xảy ra thiên tai hỏa hoạn, một số nơi thi thoảng xảy ra bạo
loạn, nhưng hầu như đều là do Đại Tần áp dụng chính sách pháp luật quá
hà khắc và dữ dội tạo nên những phản ứng chống đối. Nói tóm lại, trong
hai năm gần đây tình hình nói chung là yên bình.
Nhưng Trần Bình và Khoái Triệt lại phát hiện ra một số điều bất ổn.
Luật pháp Đại Tần hà khắc cũng không phải là chuyện không tốt… nhưng
việc thi hành quá dữ dội quyết liệt. Cộng thêm với sự kỳ thị của Tần
Thủy Hoàng với con dân sáu nước vùng Sơn Đông, đã tạo thành một mầm họa vô hình. Giang Nam trước kia vốn thuộc nước Sở, chưa khi nào được coi
là yên ổn. Mặt khác, binh lực của Trung Nguyên bị thiếu hụt, lại càng
là tử huyệt của Đại Tần.
Còn về một loạt các công trình…
Lăng Ly Sơn, Cung A Phòng, lại còn việc xây dựng trì đạo khắp nơi trên cả nước, việc phục dịch liên miên, nặng nhọc đối với bách tính sáu
nước mà nói quả thật là có phần quá sức.
Nếu như Tần Thủy
Hoàng không nhanh chóng ổn định thế cục hai miền Bắc, Nam Tân Cương,
giảm bớt phục dịch, bình ổn đại cục thì rất có khả năng sẽ xảy ra đại
loạn.
Đặc biệt là Tần Thủy Hoàng ngày càng ngoan cố bảo thủ, sự khiêm tốn ham học, dung nạp can gián dần dần biến mất, sẽ trở thành hiểm họa lớn nhất.
Theo như cách nói của Trần Bình và Khoái Triệt, Trung Nguyên… đặc biệt là vùng Giang Nam, trong đó chủ yếu có
bốn vùng hiểm yếu: quận Trần, Cối Kê, quận Nãng, Tứ Thủy, tình hình như một thùng thuốc nổ chỉ cần một ngọn lửa nhỏ cũng đều có thể làm bùng
phát một vụ hỏa hoạn vô cùng lớn.
Lưu Khám buộc phải có sự phòng bị chu đáo!
Tầm nhìn không thể chỉ giới hạn trong vùng quận Tứ Thủy này.
Đô úy Tứ Thủy nghe chừng có vẻ oai phong lẫm liệt nhưng vẫn còn chưa
đủ. Trần Bình đặt ra cho Lưu Khám một mục tiêu: Trong vòng năm năm, phải thật sự trở thành chư hầu một vùng. Nếu không thể trở thành Quận thủ
quận Tứ Thủy, thì lùi một bước cầu thứ, ít nhất cũng phải khống chế được quận Cửu Giang.
Còn Khoái Triệt thì có những dự đoán mang tính mạo hiểm hơn:
– Nếu như tiếp tục phát triển theo tình trạng như hiện nay, năm năm,
nhiều nhất là năm năm… Hàm Dương nhất định sẽ ra tay quản lý Cối Kê.
Đừng vội cho rằng hiện tại Hàm Dương đang bỏ mặc Giang Nam, nhưng từ
tình hình hai lần Bệ hạ Đông tuần khi trước có thể thấy, ngài rất coi
trọng Cối Kê…, có lẽ là rất lo lắng. Nếu không thì hai lần Đông tuần đều phải du tuần qua quận Cối Kê.
Trước kia, Trung Nguyên chưa ổn định, Hàm Dương không đủ năng lực để quản lý Giang Nam.
Còn hiện tại vì do chiến sự hai miền Bắc, Nam Tân Cương, càng không
thể có tâm sức để thống nhất cai trị. Trước kia không hành động, hiện
tại không hành động nhưng không có nghĩa là tương lai sau này không
hành động. Nay Đại công tử đang ở Bắc Cương, danh nghĩa nói là luyện
binh… Ha ha, nhưng theo ta thực tế thì là vì để khống chế binh mã.
Lưu Khám ngây người ngay lập tức!
– Khống chế binh mã?
Trần Bình nói:
– Lão Khoái nói có lý. Từ những trải nghiệm trận Bắc Cương, cộng với
một số quan sát trong một năm nay, Đại công tử quả nhiên có phần điềm
tĩnh, rất giống với tác phong của Bệ hạ năm xưa. Bệ hạ trước giờ vẫn
luôn vô cùng yêu thương Đại công tử, sao đột nhiên lại phái người đi Bắc Cương?
Cũng có thể là vì muốn rèn luyện.
Nhưng
ta và lão Khoái đều cho rằng, điều quan trọng hơn là vì đội quân tinh
nhuệ của Đại Tần đang tập trung tại Bắc Cương. Bệ hạ mong muốn Đại công tử nhân cơ hội này có thể không chế được binh mã trong tay, đợi sau
này khi Đại công tử quay trở lại Hàm Dương cũng là lúc chính thức bắt
đầu thống nhất cai trị các quận miền Nam. Đại công tử tin tưởng cử ngài làm Đô úy, lý do xem chừng cũng từ đây mà ra. Một mặt là đó là sự thử
thách của Đại công tử dành cho Đô úy, mặt khác cũng là vì mối quan hệ
giữa ngài và Nhâm đại nhân đang ở vùng Nam Cương. Đô úy, ngài cứ chờ mà xem, nếu quả thật Hàm Dương muốn ra tay với miền Nam, chắc chắn sẽ lại có một trận chiến thảm khốc.
Những lý lẽ phân tích hết sức vững vàng, xác đáng của Trần Bình và Khoái Triệt khiến cho Lưu Khám thấy chột dạ lo lắng.
Suy ngẫm kỹ càng thì thấy hai người bọn họ nói rất có lý… Nhưng trong lịch sử, Hàm Dương có thật đã ra tay thống nhất cai trị miền Nam hay
không?
Lưu Khám không hề có ấn tượng về chuyện này!
Hắn phát hiện ra rằng những hiểu biết của mình về thế kỷ này dường như có chút sai lệch. Vận mệnh của Đại Tần rồi sẽ ra sao?
Nhưng có một điều mà hắn rất tán thành.
Chính là như Trần Bình và Khoái Triệt đã nói: Hắn cần phải đạt được
chức quyền lớn hơn, cho dù kết cục của Đại Tần có ra sao chăng nữa thì
đây cũng không phải là một quyết định tồi. Hơn nữa theo như tình hình
hiện nay, sự giúp đỡ của Đại công tử Doanh Phù Tô đối với hắn cũng sẽ
không quá lớn, duy nhất chỉ có Thanh quả phụ vùng quận Ba mới có thể
giúp sức cho hắn.
Vì thế, sau một hồi đắn đo cân nhắc, Lưu Khám quyết định khởi hành đến quận Ba.
Mọi sự ở Lâu Thương đã không cần hắn phải bận tâm. Lâu Thương hiện nay binh cường mã mạnh, ít nhất là trong vùng Tứ Thủy này đã không có ai
địch nổi.
Về Lương đạo, chiến sự Nam Cương đã kết thúc, việc vận chuyển lương thực hàng hóa đã nhẹ nhàng đi rất nhiều, cơ bản không cần phải lo lắng.
Lưu Khám nay, văn đã có Trần Bình, Khoái
Triệt, Tào Tham, Chu Xương. Võ đã có Quán Anh, Chung Ly Muội và Khổ Hành Giả. Ngoài ra còn có kỵ tướng Lâm Tô vùng Lâu Phiền và anh hùng trẻ
tuổi đã có những trải nghiệm đánh trận, Lữ Thích Chi. Từng đấy thôi cũng đủ để ứng phó cho tất cả biến sự. Đó là còn chưa kể tới Đường Lệ đang đi du ngoạn và Nhâm Ngao đang ở huyện Bái phụng dưỡng mẹ già, cùng với bọn Thẩm Thực Kỳ, Tào Vô Thương đã ổn định phát triển tại vùng Giang
Dương.
Tính cho kỹ thì thấy, mặc dù Lưu Khám tuy chưa được
coi là “mưu sĩ tựa vũ, mãnh tướng tựa vân…” Nhưng cũng được coi là nhiều binh mạnh tướng, có thể dễ dàng ổn định vững mạnh ở vùng Tứ Thủy này.