Trường An Nguyệt

Chương 3



Từ Quân Dật bước ra từ chỗ bóng tối của cung điện, nói: “Tiểu điện hạ còn tức giận à?”

Ta hừ một tiếng quay lưng lại không thèm để ý đến hắn.

Cung nữ Trân Châu nhìn vị đại Phật này sợ hãi đến mức không dám lên tiếng, đứng xa xa một bên.

Mùa hè thật khủng khiếp, ta giơ tay lên, ống tay áo rộng như mây che đi cái nắng như thiêu đốt. Từ Quân Dật cười nói: “Áo váy của tiểu điện hạ bẩn rồi.”

Ta nhìn xuống thấy ống tay áo của ta bị dính đầy nước màu lộn xộn lúc ta quét mặt bàn, khiến ta trông có vẻ chật vật. Từ tướng này nhìn thấy tiểu nương tử bị xấu mặt còn cười đến thoải mái. Ta giậm chân định bỏ đi lần nữa nhưng bị một cánh tay chặn lại.

“Từ chưởng ấn có ý gì, muốn ngăn ta?”

Từ Quân Dật đưa cho ta một hộp gấm lớn hơn hôm qua một chút, nói: “Tiểu điện hạ rộng lượng, xin hãy nhận lấy lễ vật bồi tội của thần đi.”

Ta ngẩng đầu lên khinh thường nói: “Ta không thích vải thiều nữa.” Nhưng trong lòng ta nghĩ, nếu hắn nói lại lần nữa, ta sẽ chấp nhận.

Không ngờ Từ Quân Dật lại cầm nó về, tiếc nuối nói: “Nếu vậy thì thần sẽ mang về đút cho Ly nô (*) ở nhà ăn.”

(*) Ly nô – 狸奴: (danh) phiếm chỉ mèo từ thời cổ đại.

“Chờ một chút,” ta túm lấy tay áo hắn, ấp úng, “Thì ra trong nhà Từ tướng có nuôi Ly nô, ta chưa từng thấy bao giờ.”

Từ Quân Dật ở trong cung đã lâu, mỗi hành động của hắn đều bị cung nhân để mắt, có vô số người muốn lấy lòng hắn, nhưng không ai biết hắn có nuôi Ly nô.

Từ Quân Dật cúi người, đặt hộp gấm vào tay ta rồi nói: “Ly nô còn chưa nhận chủ nhân, tính tình nóng nảy khó dỗ như tiểu nương tử, khi bị trêu chọc sẽ giơ móng vuốt ra cào người khác.”

Ta tò mò hỏi: “Nếu đã vậy thì sao phải nuôi Ly nô không vâng lời đó làm gì?”

Từ Quân Dật nói: “Tiểu điện hạ cứ coi như trong lòng ta có quỷ đi, nếu nửa khắc không gặp được y, ta lại sẽ nhớ nhung.”

Không ngờ lại có thứ có thể gây khó dễ cho Từ Quân Dật.

Hộp gấm nặng hơn hôm qua rất nhiều, ta mở ra thì thấy chia làm hai ngăn, ngăn trên vẫn đựng tám quả vải, ngăn dưới thì đựng mấy viên minh châu lớn, nhìn thoáng qua là biết ngay có giá trị không nhỏ.

Từ Quân Dật nói: “Tiểu điện hạ có thể dùng làm đồ trang sức hoặc xem như nó như hạt châu để chơi.”

Thấy hắn thành thật nhận lỗi ta miễn cưỡng nhận lời, nhớ lại lời hắn vừa nói, ta hỏi: “Từ tướng có biết tướng quân Phục Thắng không?”

Ánh mắt Từ Quân Dật hơi tối, nói: “Tiểu điện hạ vừa mới nghe Tứ hoàng tử và Cửu hoàng tử nhắc tới sao?”

Ta lập tức lắc đầu giải thích: “Không liên quan đến Tứ ca và Cửu đệ, chỉ là ta nghe người ta nói lung tung mà thôi.” Không biết Từ Quân Dật có nhận ra ta đang nói dối hay không.

Hắn bóc một quả vải, lộ ra phần thịt trắng rồi đưa cho ta, “Tướng quân Phục Thắng sinh ra ở Kế Trấn. Ông từng dẫn hai nghìn kỵ binh tập luyện quãng đường dài ở thảo nguyên Vương Đình. Sau đó ông dẫn quân của mình đi ba ngàn dặm vào sa mạc Hãn Hải đánh bại lực lượng chủ lực của Nhu Nhiên. Núi Kê Lạc là chiến thắng vĩ đại nhất chống lại Nhu Nhiên kể từ khi thành lập triều đại Tấn tới nay.”

“Bây giờ ngài ấy ở đâu, tại sao không tấn công Nhu Nhiên từ phía bắc lần nữa?”

Từ Quân Dật nhìn ta thật sâu nói: “Mười năm trước, tướng quân Phục Thắng tự ý xuất quân, triều đình sợ ông phản quốc nên ra tám đạo kim bài triệu hồi, hơn ba mươi người nhà ông ấy bị áp giải về thành Trường An, bị chém đầu bên ngoài cổng Chu Tước của cung Đại Minh. Ngoại tổ phụ của tiểu điện hạ, đại nhân Chương Tịch khi đó là Tổng đốc Bắc Trực lệ giữ chức Thượng thư hàm Binh bộ, có lẽ lão ta còn hiểu rõ việc này hơn thần.”

Ta im lặng hồi lâu, thầm nghĩ danh tướng Đại Tấn không nên có kết cục như vậy.

Từ tướng cũng được mà tướng quân Phục Thắng cũng thế, đều bị ta hoàn toàn quên lãng ở Phượng Dương các, từ cung Thanh Ninh truyền đến tin tức, cửu mẫu (mợ) của ta Tống phu nhân đã dẫn huynh muội Chương Nguyên Chi và Chương Địch Chi vào cung yết kiến hoàng hậu.

Ta lại đổi một chiếc váy màu vàng nhạt thêu bướm, thắt một chiếc thắt lưng ngọc quanh eo, đeo chiếc trâm vàng di mẫu tặng ta rồi vội vã đến đó.

Cung Thanh Ninh lớn hơn Phương Dương các của ta gấp mấy lần, là nơi ở của các hoàng hậu Đại Tấn, phía trước chính điện là hồ Thái Dịch nổi danh cả thiên hạ, truyền thuyết năm xưa là do Phi Yến đào khi ông lên ngôi hoàng đế.

Vừa bước vào cổng lớn đã thấy thị nữ của di mẫu bước nhanh tới, khom người nói: “Nương nương đang trò chuyện với Tống phu nhân và Chương tiểu thư ở chính điện, xin mời tiểu điện hạ ở bên ngoài đợi một lát.”

Ta ngẩng đầu nhìn thấy một nam nhân mặc áo trắng như trăng đang đứng bên hồ Thái Dịch, dáng người thon dài, dung mạo tuấn tú, ôn hoà đoan trang, khi người khác nhìn thấy sẽ luôn nghĩ đến tre xanh tươi tốt, ngọc bích không tì vết.

Người đó giống như một cơn gió mát đúng lúc trong mùa hè nóng bức, thổi qua những cây liễu bên hồ Thái Dịch, tạo ra những gợn sóng nhẹ, làn nước nhỏ lên ao xuân. Vị công tử tuấn tú này chính là biểu ca của ta, Chương Địch Chi, trưởng tử đích tôn của Chương gia danh gia vọng tộc trăm năm ở Hà Đông.

“Quỳnh Hoa, đã lâu không gặp.”

Gò má ta nóng bừng lên, ta giống như một nàng công chúa thực sự, chậm rãi bước về phía huynh ấy.

Biểu ca nở nụ cười còn đẹp hơn cả thềm son điện ngọc ở cung Thanh Ninh: “Công chúa đã cao hơn rồi.”

Trong lòng ta bực bội vì huynh ấy không quan tâm đ ến đồ trang sức và chiếc váy mới của ta, lúc nói chuyện còn xem ta như tiểu hài tử.

Những cung nữ biết điều lui qua một bên, để lại không gian bên hồ Thái Dịch cho ta và biểu ca.

Biểu ca vẫn duy trì khoảng cách một bước chân với ta, kiên nhẫn nói: “Quỳnh Hoa có vẻ rất tức giận, lại cãi nhau với người khác à?”

Trong lòng ta cảm thấy khó chịu không thể giải thích được, nói: “Trong mắt biểu ca, ta chỉ là một tiểu nương tử suốt ngày chỉ biết cãi vã thôi sao?”

Chương Nguyên Chi cười lắc đầu, vuốt nhẹ cành liễu trước mặt ta, nói: “Vừa rồi ở trong cung nghe hoàng hậu kể chuyện công chúa đã làm.”

Ta lo lắng đến mức trang sức trên đầu lắc lắc, tự bào chữa: “Không có giống như lời hoàng hậu nói.”

“Quỳnh Hoa có nguyện ý nói cho ta biết không?” Tư thế của huynh ấy tao nhã, mỗi khi huynh ấy bước đi ngọc bội bên hông không hề dao động.

Ta đỏ mặt, nhỏ giọng nói: “Vậy nói về chuyện của Tam tỷ trước đi. Mấy ngày trước, ta thấy tỷ ấy bật khóc khi đọc Cẩm Sắt của Lý Nghĩa Sơn, nên ta mới nói với tỷ ấy trong biển có ngọc trai ám chỉ nước mắt cá mập. Công chúa Đại Tấn không thể lệ khóc thành châu giống như vậy được.”

Chương Nguyên Chi ôm trán, bất đắc dĩ nói: “Quỳnh Hoa thật sự vẫn là một hài tử.”. Trờ um 𝒕rum huуề𝒏 𝒕rùm == TrUm𝒕r uуệ𝒏﹒v𝒏 ==

Ta có chút không vui, tuy ta đã mười bốn tuổi nhưng hôm nay lại bị gọi là tiểu hài tử lần thứ hai. “Tam tỷ vừa đính hôn với lang quân nhà Bái Quốc Công, phải nên vui mừng mới đúng, nhất định là vì tỷ ấy muốn ngọc trai nên mới khóc.”

Chương Nguyên Chi dừng lại, nhẹ giọng nói: “Không phải ai đính hôn cũng sẽ hạnh phúc.”

Ta nghiêng đầu nhìn huynh ấy, thắc mắc: “Vậy vì sao Tam tỷ lại khóc?”

Chương Nguyên Chi nhẹ giọng nói: “Có lẽ là vì câu cuối cùng trong bài thơ của Cẩm Sắt. Đây là chuyện riêng của tam công chúa, chúng ta không cần đi sâu vào.”

“Ta vẫn không hiểu.”

“Biểu ca hy vọng Quỳnh Hoa sẽ không bao giờ hiểu.” Giọng nói của Chương Nguyên Chi trong trẻo, êm ái như dòng suối trong suốt chảy qua.

Trong lòng ta chợt có một vài cảm xúc không thể nói rõ, ta hy vọng hồ Thái Dịch có thể lớn hơn chút nữa để ta có thể tiếp tục đi dạo cùng với biểu ca.

– ——————

Tác giả: Để tránh hiểu lầm, Từ Quân Dật gọi Ly nô ở đây là chỉ công. Truyện này chỉ có pháo hôi thụ không có pháo hôi công.

Editor: vì tác giả để từ cổ Ly nô dùng để chỉ mèo chứ không dùng từ miêu mèo như các truyện khác nên tui sẽ để nguyên như bản gốc. Và đây cũng là biệt danh thụ đặt cho công, gọi công xuyên suốt truyện.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.