Thiên Ý

Quyển 1 - Chương 1: Vũ trụ thủy khởi, Hư Môn.​



Tại mốc thời gian là không, không gian là không, vũ trụ không có gì cả. Một vụ nổ lớn xảy ra khiến cho mọi vật chất được hình thành, những vì sao hình thành, những hành tinh, hững vân tinh, khoảng không giãn nở, thời gian bắt đầu tính và không gian vũ trụ bắt đầu khởi động và dần mở rộng.

Vũ trụ cô quạnh, cứ thế từ từ mở rộng, từ từ sinh sôi sau vụ nổ lớn. Khoảng không của vũ trụ mở rộng ra là vô cực. Các hạt vật chất dần hình thành, rồi chúng tạo thành các hành tinh, các ngôi sao với những phản ứng nhiệt hạch, tất cả tập hợp lại tạo thành thiên hà, rồi các thiên hà tập hợp lại tạo thành các hệ thiên hà,… Vũ trụ cô quạnh nhưng không ngừng vận động và trong đó có rất nhiều yếu tố lớn có, nhỏ có và chúng đang dần thay đổi vũ trụ mà ta vẫn biết.

Tính ra đến ngày này, năm 2019 (theo lịch trái đất) thì vũ trụ cũng hình thành được hơn 13,8 tỷ năm.

Thời gian dài thì mọi thứ đều có thể xảy ra! Vũ trụ đã không ngừng phát triển để rồi tạo ra hàng tỷ tỷ hình tinh, ngôi sao, thiên thạch, lỗ đen, vân tinh,… Như vậy tự hỏi rằng trong vô số các hành tinh trong vũ trụ này có hành tinh nào có sự sống, có hành tinh nào có con người và có hành tinh nào có con người giống y hệt như chúng ta – những người đang sống trên Trái Đất không?

Có, ta khẳng định là như vậy! Với quá trình phát triển rất dài thì vô số hành tinh hình thành và cùng phát triển nên ta tin chắc chắn sẽ có rất nhiều hành tinh có sự sống, có rất nhiều hành tinh đang vận động y hệt Trái Đất của chúng ta chỉ là những hành tinh đó quá xa xôi nên ta không biết đến mà thôi. Và trong những hành tinh xa xôi có sự sống kia đều sẽ có một loài nào đó thống trị nhưng ta lại tin chắc chắn sẽ có một số hành tinh cũng được loài người thống trị hoặc một loài gần giống với loài người thống trị.

Tin tưởng là có, tò mò muốn biết nhưng làm sao để tìm ra, làm sao để xác nhận được những sự sống và văn minh xa xôi khác trong vũ trụ và cuối cùng là làm sao để đi đên đó nếu chúng ta tìm thấy? Đó là những câu hỏi quá khó đối với tất cả mọi người trên Trái Đất như chúng ta!

Theo nghiên cứu thì trong vũ trụ ánh sáng là thứ di chuyển nhanh nhất! Con số thực tế thì cứ mỗi giây ánh sáng đi được 300.000 km! Lấy vị dụ ở Việt Nam chúng ta thì chỉ một giây ánh sáng có thể đi vào Nam ra rồi Bắc khoảng ba trăm lần. Đây là một tốc độ khủng khiếp mà con người không bao giờ đạt được! Thế nhưng trong vũ trụ thì đi với vận tốc ánh sáng vẫn không tính là gì. Nói riêng trong hệ mặt trời thì ánh sáng Mặt Trời đi đến Trái Đất cũng mất hơn tám phút. Nếu tính trong Ngân Hà của chúng ta thì ánh sáng của Mặt Trời đi đến trung tâm của Ngân Hà cũng mất hơn hai mươi bảy ngàn năm.

Nói đến khoảng cách từ Ngân Hà chúng ta đến với những Thiên Hà khác lại tính bằng triệu năm ánh sáng. Cứ nghĩ rằng chúng ta bật một cái đèn soi về phía một hành tinh trong thiên hà Tiên Nữ (thiên hà gần chúng ta nhất) thì phải hơn hai triệu năm sau thì ánh sáng từ cái đèn đó mới đi đến hành tinh xa xôi kia.

Ánh sáng đi cả triệu năm! Nếu có thần ánh sáng tồn tại thì ngài cũng không thể sống lâu đến vậy!

Như vậy ánh sáng cũng chậm thì ta phải làm cách nào để có thể di chuyển giữa các hành tinh, giữa các thiên hà và làm cách nào để di chuyển giữa các vũ trụ, làm cách nào để sống cùng thời điểm với vũ trụ mà không phải nhìn vào quá khứ của nó? Đây là một câu hỏi không có lời đáp chính xác mà chỉ là những phỏng đoán!

Một số nhà khoa học thì dự đoán rằng phải có lỗ hổng không gian, những đoạn thông đạo nối hai khoảng không rất xa với nhau giúp chúng ta di chuyển trong tích tắc và có thể đi được một khoảng cách cực lớn. Thế nhưng một luận điểm phản bác là lỗ hổng không gian diễn ra cực nhanh và bên trong đó không gian hàng tỷ kilomet bị xoắn lại tại một điểm khiến mỗi điểm trong đó đều giao động cực mạnh và không ổn định. Vì thế những dạng vật chất định hình qua đó sẽ ngay tức khắc bị nghiền nát vì vậy chắc chắn con người không thể đi qua đó được!

Lại có luận điểm khác cho rằng ở một không gian thứ ba có thể kết nối giữa các vùng không gian với nhau, và trong không gian thứ ba kia mọi thứ đều không chuyển động và một số dạng vật chất vào đó có thể tồn tại trong khoảng thời gian ngắn đủ để di chuyển sang phía không gian cần đến. Như vậy con người chỉ cần kết nối các tiếp điểm không gian để tìm ra những khu vực giao nhau giữa các mảng không gian lớn để tạo lên một không gian trường thứ ba. Thế nhưng luận điểm này cũng vô vọng vì không thể nào xác định được các tiếp điểm không gian vì chúng không có đặc điểm nhận biết nào cả và nếu có thì chúng cũng không tồn tại ở một chỗ. Mà nếu có tìm được thì con người cũng không thể nào xây dựng được một không gian trường như tưởng tượng kia.

Khe hở không gian không thể sử dụng thì lại có một số người cho rằng có thể áp xúc vật chất với cường độ cao khiến dao động phân tử đến tột đỉnh để có thể phá vỡ quy luật vật lí và giúp chúng ta di chuyển nhanh hơn ánh sáng. Như vậy chúng ta có thể đi đến các hành tinh xa xôi trong khoảng thời gian ngắn hơn.

Nhưng cũng như những giả thuyết trên thì cách này cũng không khả quan vì trong hệ quy chiếu của vũ trụ thì không có gì có thể đi nhanh hơn ánh sáng được! Nếu có thứ đó tồn tại thì nó có thể phá vỡ cả quan niệm về không gian và thời gian chứ không chỉ mỗi khoảng cách!

Một quan niệm khá phổ biến nữa là đi vào hố đen. Với trọng lực siêu việt của hố đen thì không gian, thời gian hay cả ánh sáng đều bị bẻ gẫy nên đi vào đó rất có thể sẽ sang một không gian hoàn toàn mới và cũng rất có thể bị nghiên nát thành bụi bặm…

Còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về di chuyển giữa vũ trụ nhưng tất cả đều chỉ là phỏng đoán và luận điểm thí dụ. Trong đó chưa ai thực hiện được và chứng minh được nên việc di chuyển trong vũ trụ vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Lúc này, đi sâu vào vũ trụ.

Cách ngân hà của chúng ta 2,5 triệu năm ánh sáng, ngân hà Tiên Nữ – một thiên hà dạng xoắn ốc gần Ngân Hà của chúng ta nhất. Nó có kích thước và số lượng sao cao hơn rất nhiều so với Ngân Hà của chúng ta. Ở giữa thiên hà Tiên Nữ và Ngân Hà của chúng ta là một khoảng không tối đen, ở đây vốn không có hoặc rất ít vật chất tồn tại nên nơi đây rất tối tăm và lạnh lẽo.

Thế nhưng khi này trong khoảng không tối om kia bỗng có hai điểm sáng lớn như hai ngôi sao xuất hiền và vừa xuất hiện chúng đã lao vào nhau với tốc độ cực nhanh. Vụ va chạm không hề có tiếng động, chỉ thấy nơi hai luồng ánh sáng va chạm khiến cả một phiến không gian co lại đến cực điểm rồi lại bùng ra lan tràn ra khoảng không tối tăm vô tận kia.

Ngay khi xảy ra vụ va chạm đó, cả không gian xung quanh đều như bị đông cứng, toàn bộ vật chất trong khoảng đó đều không thể di chuyển, chúng bị cố định lại, mọi thứ đều mờ ảo và như bị bóp méo. Thế nhưng rất nhanh khoảnh khắc đông cứng đó biến mất, mọi thứ lại diễn ra như thường. Vụ nổ tiếp diễn, ánh sáng bắn đi, các loại tia như hồng ngoại, alpha, beta, gamma, những tia phóng xạ sẽ lan tràn trong không trung với tốc độ cực nhanh. Đa phần những bức xạ kia đều có sức phá hủy cao và di chuyển với tốc độ bằng với tốc độ ánh sáng.

Thế nhưng chúng ta trên Trái Đất thì không cần phải lo lắng! Vì nếu xét vị trí cụ thể thì hai điểm sáng chạm vào nhau ở phía gần với Thiên hà Tiên Nữ hơn, tính qua khoảng cách không đến một năm ánh sáng. Nhưng nó lại cách Ngân Hà của chúng ta tầm 2,5 triệu năm ánh sáng. Mà Trái Đất lại cách tâm Ngân Hà tầm 30.000 năm ánh sáng. Dựa theo chiều quay của Ngân Hà mà ước lượng thì lúc này xảy ra va chạm thì cũng phải đến 2,54 triệu năm sau chúng ta đứng trên trái đất mới nhìn và cảm nhận được những tia sáng từ vụ nổ va chạm này.

Lại nói ánh sáng của vụ va chạm còn rất lâu mới đến Trái Đất nhưng một thứ khác từ vụ va chạm ngay tức khắc đã xuất hiện trong Hệ Mặt Trời và nó cắt qua khí quyển của Trái Đất. Thứ bí ẩn đó chính là một lỗ hổng vô hình do đổ vỡ không gian tạo ra.

Lỗ hỏng vô hình cắt ngang Ngân Hà của chúng ta và Thiên Hà Tiên Tữ. Vành ngoài của lỗ hổng đó lướt qua hệ mặt trời. Thời điểm đó một số dạng vật chất vô định hình bị lỗ hổng đó hút vào. Mà ngay cả ánh sáng cũng không thể tránh khỏi mà bị hút vào một phần, trên Trái Đất xuất hiện hiện tượng Quang Thực. Bầu trời một số nơi đang sáng trợt tối nhưng rất nhanh trở lại bình thường nên nếu không để ý thì rất khó nhận ra!

Trên Trái Đất lúc này, một nửa bên châu Á đang là đêm, một nửa bên châu Âu đã là sáng sớm, châu mỹ thì đã là buổi trưa chiều. Vì vậy dao động vừa rồi một số nơi không thể thấy được. Nhất là những vùng đang là ban đêm.

Trời đêm ở châu Á nhìn từ trên xuống thật lộng lẫy. Ánh đèn như chi chít li ti như những con đom đóm bâu vào một cái bánh lớn vậy, nhất là những quốc gia phát triển thì những chòm sáng kia càng dầy đặc và lung linh hơn.

Việt Nam, một nước đang phát triển, ở những thành phố lớn như Hà Nội hay Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng thì về đêm ánh đèn cũng rất rực rỡ. Từ trên vệ tinh cũng có thể thấy những vùng này có nhiều chấm sáng li ti tạo thành một tổ hợp lung linh và sinh động không kém gì các thành phố lớn khác ở châu Á.

Hà Nội, thủ đô Việt Nam, thành phố đông đúc sầm uất nhưng cũng không thiếu sự ngột ngạt bon chen! Tại đây có rất nhiều nơi đèn hoa sáng rực cả ngày lẫn đêm, người ra kẻ vào không dứt. Những chỗ như thế này đều là nơi tiêu tiền của những kẻ có tiền và là nơi kiếm tiền cho những kẻ cần tiền!

Hôm nay lịch dương đã sắp bước vào tháng hai rồi nhưng theo âm lịch thì giờ mới hai mươi lăm tháng chạp. Vì vậy mà không khí đón tết Nguyên Đán đang rất nhộn nhịp trên mọi ngóc ngách của thành phố. Kẻ có tiền thì nghỉ ngơi dẫn người nhà đi chơi mua sắm mà kẻ cần tiền thì hôm nay vẫn làm kiếm tiền mà chưa có về nhà ăn tết cùng người thân. Tất cả tạo lên một khu phố nhộn nhịp các ngành dịch vụ đông đảo, các hội trợ nhộn nhịp toàn đầu người chen chúc.

Lại nói đến ba động không gian dẫn đến Quang Thực vừa rồi thì nó diễn ra vào lúc mười giờ đêm mà hôm nay lại không có trăng nên không ai nhận ra cả. Một hiện tưởng kỳ vĩ nhưng lại không ai nhận ra, tất cả vẫn đón tết như thường, ai làm việc người đó, không khí vẫn rôm rả ồn ào!

Thế nhưng có chỗ đông vui thì cũng có chỗ yên ắng. Quay lại khoảng thời gian hai mươi phút trước tại một nơi yên ắng!

Ở một góc khác của thành phố, một thanh niên đang lững thững đi trên đường phố vắng vẻ hiu quạnh.

Đây là một thanh niên cao trên mét bảy dáng người mảnh khảnh, hắn mặc một chiếc áo khoác mỏng màu xanh, dưới ánh đèn đường về đêm thì không nhìn rõ là xanh gì. Gió đông bắc từng cơn thủi cho tán cây lắc lư đồng thời cũng lùa qua người thiếu niên kia và làm tóc hắn bay bay. Lúc này, gió đã làm lộ ra gương mặt của hắn, một gương mặt đầy phiền muộn.

Hắn có một gương mặt khá điển trai và hiền hậu cùng với đó là cặp mắt sáng đầy cơ trí. Mà nhìn bề ngoài thì thiếu niên này chỉ tầm hơn hai mươi tuổi mà thôi. Đáng ra đây đang là độ tuổi hạnh phúc nhất của đời người nhưng thiếu niên này lại tỏ vẻ buồn rầu chán nản. Không biết hắn đã phải trải qua những gì mà lại bày ra gương mặt đó vào những ngày này?

Bây giờ cũng đã gần mười giờ đêm, hắn một mình đi trên con đường đêm đã không còn mấy xe đi lại chứ đừng nói đến người. Một không gian tĩnh lặng cô quạnh vô cùng, toàn bộ không gian này dường như chỉ còn mình hắn tồn tại vậy. Hắn cứ đi như vậy một lúc thì bỗng đứng lại rồi ngửa mặt lên trời, hai mắt nhắm lại, hắn hít một hơi sâu rồi từ từ thở mạnh ra hơi thở của hắn tạo thành một làn khỏi phả vào không trung.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.