Xuân lặng lẽ đi qua, chiến sự vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Nghĩa quân của Anh Cát Lợi và Phú Lang Sa liên tục tiến vào đại Thanh, hàng loạt các cuộc bạo loạn, loạn quân Thái Bình phát triển mạnh mẽ, lang rộng sang nhiều vùng. Hoàng đế cùng triều thần ngày đêm nghĩ cách giải quyết. Cuối cùng Hoàng đế cũng thỏa hiệp với Tây Dương, mượn tay Anh Cát Lợi và Phú Lang Sa dẹp loạn quân Thái Bình.
Hậu cung vẫn không có gì thay đổi, Hoàng đế ít khi lật lục đầu bài. Cả Lan Nhi hắn cũng chỉ cách vài ngày mới đến thăm. Tháng ngày buồn chán, lẳng lặng. Cái thai của nàng cũng đã tám tháng, nàng sắp phải đối mặt với một lần đi qua quỷ môn quan.
Lan Nhi đứng dưới hiên điện Thọ Khang cung, lặng lẽ nhìn ánh hoàng hôn dần khuất bóng phía sau ngọn đồi xa tít nơi chân trời vô tận. Như Uyển đến cạnh nàng, dịu dàng, ôn hòa:” Tỷ tỷ, tỷ mang thai mệt mỏi, lại đứng đây thế này không tốt đâu”.
Lan Nhi nhìn Như Uyển dịu dàng, trong lòng luôn cảm kích nàng ta đã dốc lòng vì nàng. Chỉ một lần giúp đỡ thuở ban đầu, nàng ta lại dùng nửa đời còn lại để báo đáp lại ân tình xưa cũ. Nàng cười ấm áp, khẽ gật đầu, từ từ vịn tay Như Uyển vào nội điện.
Nàng ngồi xuống sạp, tựa lưng vào gối gấm. Như Uyển ngồi cạnh nàng, bảo:” Tỷ tỷ, tỷ có thấy cái thai của tỷ có phải hơi to không”.
Lan Nhi nhìn xuống cái bụng nhô cao của bản thân, lại nghĩ đến trước kia Lệ phi mang thai, bụng cũng không hề to đến thế. Nàng lo sợ mấy phần, dần tự trấn an bản thân, nói:” Chắc chỉ là đứa bé này háo ăn quá nên to tướng thế thôi. Không phải như vậy sau này khi chào đời, cũng khỏe mạnh sao?”.
Như Uyển nghe thế cũng không thể không lo lắng, nàng chưa bao giờ mang thai. Nhưng không phải chưa từng nhìn thấy thai phụ, cái thai này kì thực là quá to rồi:” Tỷ tỷ à, tỷ mang thai ảnh hưởng thân thể, vẫn là nên cẩn thận thì hơn. Muội sẽ gọi thái y đến xem cho tỷ”.
Gọi thái y đến xem cũng không tổn hại gì, nàng cũng chấp thuận. Như Uyển gọi người vào dặn dò đến tìm thái y. Bỗng chốc nàng mệt mỏi cả người, gọi Thải Châu đến trải đệm. Vừa đứng dậy, cơn đau quặn bụng, nàng đau đớn, ngã xuống sạp. Như Uyển sợ hãi, liên tục hỏi han. Một cảm giác ẩm ướt dưới chỗ ngồi, Thải Châu trông thấy liền kêu lớn:” Uyển chủ tử, chủ tử vỡ ối mất rồi”.
“Vô lý! Ta chỉ mới mang thai tám tháng, làm sao có thể vỡ ối được chứ”.
Như Uyển nghe thế liền nhìn xuống sàn, nói:” Tỷ tỷ, thật sự đã vỡ ối rồi. Người đâu mau đi gọi các ma ma đỡ đẻ ở các tiểu điện đến đây. Mau gọi Trịnh Thái y ngay”.
Các ma ma đỡ đẻ nhanh chóng đến, Hoàng hậu cũng mượn cớ quan tâm đ ến xem xét. Hoàng đế vừa nghe Lan Nhi lâm bồn, ngay cả tấu sớ đang phê duyệt cũng vứt sang một bên, lập tức đến Thọ Khang cung. Liễn kiệu của hắn vừa đến, thì kiệu của Lệ phi cũng vừa đến.
Lệ phi trông thấy Hoàng đế liền quỳ xuống thỉnh an, hắn chỉ quan tâm đ ến người trông điện, làm gì còn để ý đến những người bên ngoài chứ, chỉ qua loa xua tay, song liền đi nhanh vào Thọ Khang cung. Trịnh Thái y luống cuống chạy ra thỉnh an, Hoàng đế không câu nệ, hỏi:” Lan Nhi thế nào rồi”.
Trịnh Thái y chấp hai tay phía trước cung kính thưa:” Hồi Vạn Tuế gia, Ý tần sinh sớm, cái thai lại phát triển quá cỡ. Hiện tại vi thần đã cho các ma ma đỡ đẻ đứng cho Ý tần nương nương rồi ạ”.
Trên sắc mặt Hoàng đế lộ rõ vẻ lo sợ, ánb mắt Hoàng hậu đã thu trọn khoảnh khắc này. Trong lòng nổi lên từng cơn sóng dâng trào dữ dội. Khuất sau ánh mắt lo sợ và ghen tức ấy là cái nhìn lạnh lẽo, rợn người của Lệ phi. Nàng ta đang chờ đợi, cố nhìn quanh tìm lấy bóng dáng của quỷ sai, chờ đợi một cái chết đang cận kề bên trong điện.
Tiếng r3n rỉ pha vào không khí một cảm giác thê lương. Chỉ nhìn thấy sự lo lắng và sợ hãi của các cung nhân tấp nập chạy ra vào tẩm điện. Đã đến canh tý, bên trong điện vẫn còn tiếng r3n rỉ của Lan Nhi. Hoàng hậu nhìn sắc trời tối đen như mực, tiến đến cạnh Hoàng đế:” Vạn Tuế gia, đã khuya rồi. Ban sáng người bận lo chuyện quốc sự đã mệt lắm rồi. Người về Dưỡng Tâm điện nghỉ ngơi đi ạ, có thần thiếp ở đây lo toan mọi việc rồi”.
Hắn phẩy phẩy tay, ánh mắt vẫn không rời thiên điện, trầm tĩnh đáp:” Nếu Hoàng hậu đã mệt thì về tẩm cung nghỉ ngơi đi”.
Hoàng hậu nghe vậy, chỉ đành im lặng nép sang một bên. Trong điện, từng chậu nước cứ đem vào ra liên tục. Các ma ma đỡ đẻ không ngừng thúc giục nàng:” Ý tần nương nương, người cố lên sắp ra rồi”,” Ý tần nương nương người không được dừng lại, ráng lên”…
Vầng tráng Lan Nhi đã đẫm mồ hôi, Như Uyển tất bậc chỉ huy các thị nữ từng công việc. Trong điện ngoài tiếng thúc giục của các ma ma và tiếng r3n rỉ của Lan Nhi thì âm thanh to nhất có thể là tiếng của Như Uyển. Suốt mấy canh giờ liền, âm thanh ấy như chưa hề dừng lại một khắc nào. Nàng ta đến cạnh Lan Nhi, trấn an:” Tỷ tỷ, tỷ ráng lên, không được bỏ cuộc. Muội muốn nghe được tiểu tử này gọi muội một tiếng ‘Uyển nương nương’, tỷ tuyệt đối không được bỏ cuộc”.
Hoàng đế ở bên ngoài, chân đã không còn đứng vững được nữa. Sự chờ đợi này đã đạt đến giới hạn. Hắn không màn mà lao đến, Hoàng hậu cùng Lệ phi trông thấy liền lao đến cảng lại. Các tiểu thái giám, cung nữ cũng đến ngăn lại:” Vạn Tuế gia, phòng sinh đầy những thứ dơ bẩn. Người là bậc cửu ngũ chí tôn, không được vào trong đâu ạ”.
Một tiếng hét như xé toạc cả tâm can. Ánh mắt Hoàng đế như điên dại, hắn điên cuồng xông vào trong. Bỗng một âm thanh the thé vang lên, là tiếng trẻ nhỏ khóc. “Sinh rồi, sinh rồi, Ý tần sinh rồi”.
Hoàng đế khụy xuống, khóe mắt lấp lánh dưới ánh trăng huyền ảo. Một ma ma bế đứa bé quấng khăn đỏ thêu thạch lựu bồ đào:” Hồi Vạn Tuế gia, Ý tần nương nương đã hạ sinh một tiểu a ca”.
Nụ cười chớm nở trên sắc mặt hoảng sợ của Hoàng đế, hắn không kìm được mà bật cười thành tiếng. Mọi người đồng loạt quỳ xuống, đồng thanh:” Chúc mừng Vạn Tuế gia có được tiểu a ca”.
Lệ phi đưa mắt nhìn vị ma ma kia, bà ấy liền gật đầu. Môi nàng nhoẻn lên lộ ra nụ cười quái dị. Hoàng đế tring tay bế đứa bé, cười bảo:” Ban thưởng cho mọi người ở đây đi. Tiểu tử đáng yêu này! Có biết trẫm chờ con lâu lắm rồi không”.
Lệ Hân đứng dậy, ngóng về hướng tiểu a ca, nói:” Sao tiểu a ca lại khóc nhỏ như vậy chứ. Lúc ta sinh Đại công chúa, tiếng khóc tuy không lớn, nhưng Đại a ca hình như khóc còn nhỏ hơn cả Đại công chúa”.
Trịnh Tôn vội vàng quỳ xuống, phân bua:” Hồi Vạn Tuế gia, do Đại a ca vừa tám tháng đã sinh. Nên có thể sẽ có chút khác biệt với các đứa bé sinh đủ tháng khác”.
Hoàng đế tuy có chút lo lắng, nhưng nhìn ánh mắt trong veo, thuần khiết của đứa bé trong tay, cũng không mấy để tâm, nói:” Dù thế nào cũng được, sinh ra được đã là phúc rồi”.
Như Uyển đẩy cửa bước ra, tóc mai đã rủ rượi, cười thưa:” Hồi Vạn Tuế gia, tỷ tỷ đã ngủ thiếp đi rồi ạ”.
Hoàng đế khẽ gật đầu, đưa đứa bé cho ma ma gần đấy, tiến đến trước Như Uyển, nhẹ nhàng vén gọn tóc mai cho nàng, nói:” Nàng cũng đã vất vả nhiều rồi, trở về nghỉ ngơi đi”.
“Ngô Kiên! Ngươi đến Nội Vụ Phủ thông báo, tấn phong Ý tần làm Ý phi, chọn một ngày tốt làm lễ sắc phong”.
Như Uyển vội vàng quỳ xuống:” Thần thiếp thay mặt tỷ tỷ đa tạ thánh ân”.
Hoàng đế tiến vào tẩm điện, đến cạnh giường, nhẹ cầm lấy tay Lan Nhi, ấm áp, ôn nhu bảo:” Nàng đã vất vả nhiều rồi”.
Lan Nhi mơ màng tỉnh giấc, trông thấy long bào trước mắt, muốn bật dậy thỉnh an nhưng lại không thể. Nàng bỗng hoảng lọa nhìn quanh, nói:” Tứ lang, con của chúng ta đâu rồi”.
Thẩm ma ma bế tiểu a ca đến bên nàng, nói:” Đại a ca đang ở đây thưa nương nương”.
Hai tiếng ‘a ca’ hốt lên, nàng không thể giấu đi nụ cười. Khóe môi cười như muốn dài đến mang tai:” Là một tiểu a ca sao, mau đem đến đây cho ta nào”.
Đứa trẻ như một quả đào nhỏ nhắn hồng hào, nằm trọn trong vòng tay Lan Nhi. Hoàng đế nhìn nàng cười ấm áp, khung cảnh như một đôi phu thê bình thường đang ân ái, chứ không còn là lễ nghĩa nặng nề nơi cung cấm hoa lệ.
…•…
…Hết Tập 53…