Tây Du Ký

Chương 87: Quân Phụng Tiên, khinh trời bị hạn Sải Ngộ Không, cứu thế cầu mưa



Nói về bốn thầy trò từ giả Tiều phu, cứ đi theo đường thẳng ít ngày kế thấy thành trì, Tam Tạng nói:

– Thành trì trước mặt, chắc là thành Thiên Trúc, có khi tới chùa Ðại Lôi Âm!

Tôn Hành Giả khoát và nói rằng:

– Không phải, không phải; tuy Như Lai ở cõi Cực Lạc, mà không có thành trì, thiệt là một núi lớn, trong núi có lầu đài bửu điện, gọi là núi Linh Sơn, chùa Lôi âm tại đó. Chớ đây mới tới nước Thiên Trúc, tục kêu là Thiên Trước Quốc, chưa tới chùa Ðại Lôi Âm, bởi thành Thiên Trúc còn cách chùa Linh Sơn xa lắm. Tôi chắc cái thành nầy còn thuộc quận ngoài, chưa phải kinh đô Thiên Trúc. Hãy đến đó thì rõ.

Giây phút tới thành, Tam Tạng xuống ngựa vào cửa thành thấy dân cư thơ thớt, đường xá vắng tanh.

Khi đi ngang chợ thấy nhiều kẽ vận đồ xanh, có ít người mảo áo, mà dân cư tại đó không tránh đường.

Bát Giới ngay mỏ nói lớn rằng:

– Tránh tránh tránh!

Mấy người bộ hành hải kinh, nói có yêu tinh tới!

Mấy người mão áo đứng dựa cửa, bái và hỏi rằng:

– Chúng tôi ở nước Ðại Ðường vưng chỉ Thiên tử qua Tây Phương lạy Phật Tổ mà thỉnh kinh, đi ngang chốn nầy chẳng biết là xứ chi, nên cam thất lễ, xin thượng quan thứ tội, cắt nghĩa cho rành.

Mấy ông quan ấy nói rằng:

– Ðây cũng thuộc về nước Thiên Trúc, Quân Phụng Tiên là cõi ngoài, bởi mấy năm nay hạn hán, nên Quận hầu sai chúng tôi đến đây, treo bảng cầu thầy đảo võ có mưa cho dân sự làm mùa.

Tôn Hành Giả hỏi:

– Bảng văn ở đâu?

Mấy ông quan nói:

– Chúng tôi mới đi đến đây, chưa kịp treo bảng.

Tôn Hành Giả nói:

– Ðưa cho tôi thử thể nào?

Mấy ông quan đưa ra bảng, bốn thầy trò xem thử, thấy trong bảng như vầy:

” Nước Ðại Thiên Trúc, Quận hầu thương quan, vì treo bảng cầu thầy đảo võ. Bởi mấy năm hạn hán, lê thư bỏ mùa màng, kẻ giàu có không ăn, nhà nghèo nàn bỏ mạng. Mỗi đấu lương giá ngoàitrăm lượng; vài bó củi bạc tới nửa cần, gái lên mười đổi gạo ba thăng! Trai năm tuổi bán tiền một chục, những người sợ tội, cầm đồ bán áo mà chạy ăn; nhiều đứa cả gan, đánh xóm phá làng mà cướp của, miển đặng tiền đặng lúa, không tiếc mạng tiếc thân. Bởi cớ ấy nên đăng bảng văn cầu thầy đảo võ. Nếu đạo sỉ nào có tài hiền ngô, hoặc thiên sư nào có đức tu nhơn, cầu mưa tuôn muôn mẩu gội nhuần, thưởng bạc tốt ngàn cân báo đáp.”

Tôn Hành Giả xem rồi nói với các quan rằng:

– Chúa quận hầu sao lại xưng chử Thượng quan??

Mấy ông ấy nói rằng:

– Thượng quan là họ của chúa quận hầu đó.

Tam Tạng nói:

– Ngộ Không, ngươi cũng biết đảo võ, cũng nên làm phước mà cứu dân, một nuôn việc lành cũng không bằng việc ấy, bằng liệu bề giúp không đặng thời đi, chẳng nên nói việc cầu vui mà trể công việc.

Tôn Hành Giả thưa rằng:

– Việc đảo võ có khó chi, rất đổi tác biển phá trời. Lão Tôn còn làm đặng, chớ kêu mưa hú gió là sự thường, ấy là nghề tôi làm chơi hồi lúc nhỏ, có lạ chi thầy phải nói hờ.

Khi ấy các quan nghe nói mừng rỡ, chạy về thành báo tin rằng:

– Lão gia ôi! May lắm! May lắm!

Quận hầu đương thắp hương cầu khẩn, nghe báo rất mừng hỏi rằng:

– Chuyện gì dữ vậy?

Các quan thưa rằng:

– Chúng tôi mới đem bảng tới chợ, chưa kịp treo lên, xảy gặp bốn ông hòa thượng nói ở nước Ðại Ðường vưng chỉ Thiên Tử qua Tây Phương thỉnh kinh, bảo đưa bảng ra xem rồi nói có tài đảo võ, nên chúng tôi mừng rỡ, trở lại cho tin.

Quận hầu hết phiền muộn, sửa sang áo mão đi thẳng ra chợ, thiên hạ đều tránh đường.

Quận hầu tuy thấy ba người đệ tử hung hăng, song vì dân nên sợ, liền quỳ lạy bạch rằng:

– Tôi là Phụng Tiên Quận, Quận Hầu Thượng Quan, đương thắp hương van vái, may gặp sư đến, xin làm phước đảo võ cứu dân, mở lượng từ bi cho chúng tôi nhờ phước đức.

Tam Tạng đáp lễ rồi đở dậy nói rằng:

– Chỗ nầy nói chuyện ấy không đặng, xin vào chùa sẽ tính mới xong.

Quận hầu bạch rằng:

– Xin lão sư đến nhà môn, cũng cò chổ thanh tịnh.

Bốn thầy rò y lời đồng về công phủ.

Quận hầu đem trà thiết đãi, rồi dọn cơm chay khuyên mời.

Ðoạn ăn uống xong rồi, Tam Tạng hỏi thăm rằng:

– Chẳng hay quý quận hạn hán đã bao lâu?

Quận hầu bạch rằng:

– Tại quận nầy hạn đã ba năm, lúa gạo không áo đã đành, đền nỗi rau cỏ mọc cũng không đặng, bởi vậy dân ba phần chết đói hết hai phần, còn một phần cũng gần bỏ mạng, hạ quan mới treo bảng cầu hiền, mong gặp một vị đảo võ, thời may có thánh tăng đến, xin giúp sức mà cứu dân, thì hạ quan đền ơn một ngàn cân bạc chẳng dám sai.

Tôn Hành Giả lắc đầu cười rằng:

– Dầu chịu một bạc một muôn cân, cầu mưa cũng không đặng nửa giọt, đừng nói sự tiền bạc làm chi, hãy rán làm phước đức cho bền, thì Lão Tôn giúp một đám mưa lớn!

Quận hầu là người thanh liêm hiền lành, thương dân như con đỏ, nghe nói như vậy, liền mời Tôn Hành Giả ngồi lên trên rồi quỳ lạy bạch rằng:

– Nếu sư từ bi, tôi chẳng dám quên ơn cả, dạy làm phước cách nào, tôi xin vâng hết.

Tôn Hành Giả thấy Quận hầu có lòng thành như vậy, liền bước xống đỡ dậy nói rằng:

– Thôi Quận hầu chớ dậy, để tôi tính giúp cho.

Nói rồi bảo Sa Tăng, Bát Giới đến trước mặt.

Sa Tăng hỏi rằng:

– Sư huynh bảo việc chi?

Tôn Hành Giả nói:

– Ngươi với Bát Giới phải giúp sức đặng ta thỉnh Long Vương đến làm mưa.

Sa Tăng, Bát Giới đồng nói rằng:

– Kính y lời sư huynh sai khiến.

Khi ấy Tôn Hành Giả bảo thắp nhang chính giữa, thỉnh sư phụ niệm tâm kinh, còn ba anh em đứng dưới làm phép.

Tôn Hành Giả bày bố dàn trận xong xả, rồi bắt ấn niệm chú lăm dăm.

Giây phút phía đông nổi một vừng mây xanh, lần lần bay tới sa xuống trước cửa phủ, Ðông Hải Long Vương hiện hình vào bái Hành Giả mà thưa rằng:

– Ðại Thánh kêu tiểu long đến, sai khiến chuyện chi?

Tôn Hành Giả nói:

– Vô sự tôi chẳng dám thỉnh Ðại vương, đường xa muôn dặm, bởi Quận Phụng Tiên nầy hạn hán, nên mời Ðại vương đến xin một đám mưa mà cứu dân đói.

Ðông Hải Long Vương Ngao Quảng nói rằng:

– Tiểu Long nhờ đại thánh cho mời, nên phải tới hầu việc. Song chưa phụng chỉ Thượng Ðế, nên không có các vị thần hành vỏ biết làm sao mà mưa? Như Ðại Thánh có lòng nhơn từ, thì cho tôi về biển Ðông sẽ dẫn binh tới, còn đại thánh phải lên thiên đình xin chỉ Thượng Ðế thì thủy quan mới dưng nước y trong chiếu chỉ, mưa mấy giờ mới nổi mấy thước mấy tấc, Tiểu Long y theo thánh chỉ mà làm mưa.

Tôn Hành Giả nói phải, cho Long Vương trở về.

Khi ấy Tôn Hành Gỉa làm phép, rồi dặn Sa Tăng, Bát Giới rằng:

– Hai người ở đó bảo hộ thầy, đặng ta lên Thiên tào thỉnh chỉ!

Nói rồi biến mất.

Quận hầu kinh hãi hỏi rằng:

– Tôn Lão Gia đi đâu mất rồi!

Bát Giới cười rằng:

– Sư huynh đặng vân lên trời xin phép làm mưa.

Quận hầu nghe nói, cung kính mười phần, truyền châu tri khắp xứ đồng hay, nhà nào cũng phải viết bài vị Long vương, đặt bàn hương án, và trước cửa để một cái lu đựng nước cho đầy, trong lu nước phải thã một nhành dương liễu. Ấy là lệ thường đảo võ phải sắm các món ấy, nội thành quândân đông mừng rỡ không dám cãi lời.

Còn Tôn Hành Giả nhãy lên cửa Tây thiên, Hộ Quốc Thiên Vương nghinh tiếp hỏi rằng:

– Ðại Thánh đi thỉnh kinh đã xong việc rồi sao?

Tôn Hành Giả nói:

– Cũng gần xong, còn thiếu một chút nữa, Nay đến nước Thiên trúc, vừa tới Quận Phụng Tiên, quận ấy hạn đã ba năm, lê thứ chết đói nhiều lắm; Lão Tôn muốn làm phước cứu dân, nên đến Thiên cung xin chỉ hành võ.

Hộ Quốc Thiên Vương nói:

– Không nên đảo võ cho quận ấy đâu, tôi có nghe nói Quận hầu phạm tội trời, nên Thượng Ðế phạt cách nặng lắm. Bệ Hạ chế ra ba cách như vầy: Thứ nhứt Mể sơn, thứ nhì Miến sơn, thứ ba Kim tỏa, chừng nào dứt ba sợ ấy mới cho mưa!

Tôn Hành Gia không hiểu ý gì. Ngó ngoái nói với Thiên sư không hiểu nghĩa gì, song nóng quá nên hỏi không kỹ. Liền vào trước đền Thông minh thuật chuyện với bốn ông Ðại thiên sư xin dẫn vào kiến giá.

Khi ấy bốn vị Ðại thiên sư đem Hành Giả vào đền Linh Tiên, Tôn Hành Giả quỳ lạy tâu rằng:

– Tôi là Tôn Ngộ Không đi thỉnh kinh, mới tới quận Phụng Tiên, thấy hạn hán đã ba năm, dân chết mười phần hết tám, nên tôi xin chỉ làm mưa.

Thượng Ðế phán rằng:

– Tên ấy phạm tội nặng lắm. Cách ba năm trước, ngày hai mươi lăm tháng chạp trẫm ngự xem trong cỏi nhơn gian, thấy Quận Hầu Thượng Quan đem đồ chay tế trời, đổ cho loài muông ăn, lại nói nhiếu lời xúc phạm nữa; bởi cớ ấy nên trẫm lập ba điều tại đền Phi hương. Vậy thì bốn Thiên sư dẫn Tôn Hành Giả đến đó mà xem thử, nếu ba điều đã dứt, thì trẫm ban chỉ hành võ tức thời, bằng ba điều còn lại một điều, thì ngươi về đi thỉnh kinh, đừng gánh việc thiên hạ.

Bốn vị Thiên sư vừng chỉ, dắt Tôn Hành Giả đến đền Phi hương, ngó thấy một hòn núi gạo bề cao mười trượng, một hòn núi bột, hai mươi trượng. Phía bên núi gạo, có một con gà giò bằng bắp tay, đứng mổ từ hột. Còn bên núi bột có một con chó nhỏ lông vàng, đứng liếm từng chút bột. Ngó qua bên tả, thấy một cái gác bằng sắt, tên gác sắt chỉ có một lòi tói bằng vàng vắt ngang qua, sợi lói tói ấy dái một thước tư, lớn bằng ngón tay cái, ở dưới sời lòi tói ấy thắp một ngọn đèn leo lét mà đốt.

Tôn Hành Giả không hiểu ý gì. Ngó ngoái nói với Thiên sư Hành không hiểu ý gì. Ngó ngoái nói với Thiên sư rằng:

– Ba món ấy dùng làm chi vậy?

Thiên sư nói:

– Bởi Quận Hầu Thượng Quan phạm tội khi thiên, nên Thượng Ðế lập ba điều mà phạt nó phải bị hạn, chừng nào con gà nầy ăn hết núi gạo, con chó kia liếm hết núi bột, ngọ đèn nọ đốt đứt dây xiềng, thì mới cho mưa tại quận ấy.

Tôn Hành Giả nghe nói kinh hãi không dám vào tâu nữa!Coi bộ mắc cở bước ra.

Bốn ông Thiên sư cười rằng:

– Ðại Thánh phiền não làm chi? Miễn làm lành làm phước cho nhiếu, thì ba điều ấy giải đặng, nếu tu nhơn tích đức, cảm động lòng trời, thì Mể sơn, Miến sơn đều ngả hết, dây xiềng vàng cũng tiêu. Ðại Thánh về bảo người làm lành trau đức, thì họa ấy phải tan.

Khi ấy Tôn Hành Giả tạ từ, nhảy xuống công phủ.

Tam Tạng và ai nấy đồng nghinh tiếp, hỏi thăm thỉnh chỉ đặng chăng?

Tôn Hành Giả không hiểu ý gì. Ngó ngoái nói với Thiên sư điểm mặt Quận hầu mà nạt lớn rằng:

– Tại ngươi ba năm trước ngày hai mươi lăm tháng chạp, làm phạm luật thiên đình, báo hại nhơn dân đồ thÁn. Bây giờ còn đảo võ nổi gì? Thượng Ðế phạt cách nặng nề, và không chịu ban chỉ hành võ.

Quận hầu thất sắc quỳ lạy bạch rằng:

– Sao lão sư biết rõ chuyện ấy?

Tôn Hành Giả nói:

– Ðồ cháy cúng trời, sao người dám đổ cho chó ăn? Phải khai cho thiệt.

Quận Hầu bạch rằng:

– Tôi chẳng hề dám giấu; thiệt ngày ấy tháng ấy tôi có tế trời tại nhA môn, bởi vợ tôi chẳng hiền, nói nhiều lời chọc giận nên tôi nóng quá, mắng lại nhiều lời, rồi xô bàn đổ hết đồ cúng, chó thẤy chạy lại mà ăn, từ ấy đến nay tôi sợ hoài không biết làm sao cho tiêu tội, nay mới hay vì cớ ấy mà trời phạt tỚi lê dân, xin lão sư dạy phương phép chi, cho khỏi họa liên can, kẻo khỐn nạn cả quẬn.

Tôn Hành Giả nói:

– Ngày ấy nhằm kỳ thượng đế giáng hạ, mà xem xét trung giải kẻ dữ người lành, thấy người làm điều phi nghĩa như vậy, vã chăng trời đất không tự vị, chẳng bảo ngươi cúng tế làm chi, thà không cúng hãy còn hơn, cúng mà không kÍnh. Bởi ngươi khi thiên nói nhiều điều uế trược, nên ngài lập ba điều phạt:

– Thứ nhứt lập một hòn núi gạo cao mười trượng, có một con gà giò đứng núi ấy mổ gạo mà ăn, chừng nào gà ăn hết núi gạo ấy mới thôi phạt. Lại lập một hòn núi bột cao hai mươi trượng, con chó nhỏ đứng dưới mà liếm bột, chừng nào nó liếm hết bột ấy mới cho mưa. Lại lập một sợi lòi tói vàng bằng ngón tay, treo trên ngọn đèn leo lét, chừng nào đứt dây xiềng mới thôi hạn!

Khi ấy Tam Tạng nghe nói kinh hãi hỏi rằng:

– Như vậy biết tính làm sao, mấy mươi năm cho đứt ba điều, chừng nào hết phạt mà mưa xuống?

Tôn Hành Giả thưa rằng:

– Không khó, không khó, khi tôi giả từ nó có hỏi thăm, Thiên sư cắt nghĩa rằng: “Nếu làm lành thì giải đặng, miễn là tu nhơn tích đức, núi bột gạo đều tiêu, lòi tòi vàng cũng đứt.

Quận hầu quỳ lạy bạch rằng:

– Xin lão sư dạy bảo, dầu khó bực nào tôi cũng làm theo.

Tôn Hành Giả nói:

– Như ngươi bằng lòng làm lành, xem kinh vái Phật, thì ta rán giúp cho, nếu chẳng chịu cải dữ làm lành, thì ta cứu không đặng.

Quận hầu y lời quỳ lạy thưa rằng:

– Tôi chịu quy y cải ác tùng thiện.

Tức thời truyền dân quận ấy đều ăn chay niệm Phật luôn luôn, Quận hầu cũng vậy, sai quân đi rước các thầy tu bổn xứ lập đàn làm chay, và viết sớ chịu tội, xin phạt một mình, kẻo thiên hạ liên can tội nghiệp.

Tam Tạng đội sớ xong xả, và niệm ít câu kinh.

Xảy nghe quân vào báo rằng:

– Bá tánh nột quận đều thắp hương niệm Phật vang trời.

Tôn Hành Giả mừng rỡ nói với Bát Giới, Sa Tăng rằng:

– Hai ngươi bảo hộ sư phụ, để ta lên cầu Thượng Ðế một phen nữa, coi xin chỉ hành võ đặng chăng?

Nói rồi nhãy lên mây, đến cửa Tây thiên nói với Hộ Quốc thiên vương rằng:

– Quận hầu đãi cải ác tùng thiện, ăn năn chừa lổi rồi!

Hộ Quốc Thiên Vương cũng mừng rỡ.

Xảy thấy Phù sứ cầm lá sớ đi đến Tây Thiên Môn, liền bái Hành Giả mà khen rằng: – Thiệt Ðại Thánh có công khuyến thiện!

Tôn Hành Giả hỏi rằng:

– Ngươi đem sở điệp dưng cho ai?

Phù sứ thưa rằng:

– Tôi đem cho bốn vị Thiên sư, đặng dưng lại cho Thượng Ðế.

Tôn Hành Giả nói:

– Như vậy thì tốt lắm, để ta đi với ngươi.

Nói rồi đi theo Phù sứ, đồng đến đền Thông Minh, đưa cho bốn vị thiên sư, đem đến đền Linh Tiêu dưng cho Thượng Ðế.

Khi ấy Thượng Ðế xem sớ và phán hỏi rằng:

– Nó đã ăn năn chừa lổi, cãi dữ làm lành, cũng đáng khen lắm, ba chuyện ấy như thế nào?

Xảy thấy Thiên Quan tâu rằng:

– Tôi giữ đền Phi Hương, thấy núi gạo núi bột đều ngã hết, kim tỏa cũng đứt, nên phải vào tâu lại.

Kế ông quan Ðương giá dẫn Thành hoàng và Thổ Ðịa và Quận Phụng Tiên đồng quỳ lạy tâu rằng:

– Nay nội quận Phụng Tiên đều làm lành hết thảy, nên nổi nhà gian gião cũng phải giải nghệ, đồng niệm Phật lạy Trời, xin Bệ Hạ mở lượng cao minh, cho chút mưa nhuần mà thưởng quận ấy.

Thượng Ðế nghe tâu mừng rỡ, truyền chỉ Lôi Công Diển Mẩu, Phong Bá, Vân Ðồng đều xuống quận Phụng Tiên, định ngày giờ nầy, mưa nổi nước lớn ba thước.

Tôn Hành Giả tạ ơn, Thiên Vương vưng chỉ truyền lại cho chư thần, đồng theo Hành Giả xuống quận Phụng Tiên.

Ðoạn Lôi Công, Ðiển Mẫu, Phong Bá, Vân Ðồng đều ra oai có thứ tự; ban đầu Vân Ðồng vần vũ mây kéo mịt trời, kế Phong Bá nổi giông ríu ríu, Ðiển Mẫu soi mình cảnh chớp giăng. Lôi Công sấm sét.

Khi ấy Ðông Hải Long Vương Ngao Quảng nghe hiệu lịnh đằng vân tới với thủy binh, y theo chỉ mưa nữa ngày nước nổi hơn ba thước!

Nội quận Phụng Tiên quan dân đồng mừng quá! Khác nào chết đi sống lại, cây héo trổ bông.

Các vị thần mưa muốn lui gót, Tôn Hành Giả kêu lớn nói rằng:

– Các vị phải hiện hình trên mây cho kẻ phàm phu xem thấy thì thiên hạ mới tin, chẳng dám dễ ngươi thần thánh.

Chư thần nghe nói đồng đứng lại lên mây, Tôn Hành Giả bước vào công phủ, Quận hầu nhứt bộ nhứt bái tạ ơn.

Tôn Hành Giả nói:

– Khoan tạ ơn, ta đã cầm các vị thần đứng tại trên mây, ngươi truyền quan dân lạy tạ, đặng từ nầy sắp sau sẽ xuống làm mưa nữa.

Quận hầu truyền ai nấy đều thắp hương quì lạy, mấy vị thần vẹt mây hiện hơn nữa giờ.

Khi ấy Tôn Hành Giả nhảy lên mây bái mà nói rằng:

– Tôi cám ơn các ông có công lao, xin lui về ngơi nghỉ. Lão Tôn sẽ bảo hộ quận nầy thờ phượng các ông mà tạ ơn, từ nầy sắp tới, năm ngày gió, mười ngày mưa mà cứu quận ấy.

Các thần từ giã đều lui.

Còn Tôn Hành Giả nhảy xuống nói với Tam Tạng rằng:

– Thưa thầy, việc cứu dân đã an, khỏi lo việc đồ khổ. Vậy thì thầy trò tính đi thỉnh kinh.

Quận hầu lật đật làm lễ thưa rằng:

– Tôn Lão gia ôi, sao ông nói lạ vậy. Giúp việc nầy công đức khôn lường, hạ quan đã dọn tiểu yên tạ ơn, rồi tôi sẽ cất chùa mà thờ sống, chạm sự tích vào bia đá, bốn mùa cúng tế. Tuy vậy mặc lòng, chớ trả ơn muôn phần không đặng một, lẽ nào lão gia đòi đi vội cho đành.

Tam Tạng nói:

– Cám ơn đại nhơn có lòng hậu đãi, song tôi là sãi đi đường, ở lâu không đặng.

Tuy nói vậy mà Quận hầu cầm mãi, chưa chịu cho đi, nội đêm ấy đãi tiệc, rồi lập sanh từ.

Bữa sau dọn yến tiệc lớn tạ ơn, Tam Tạng từ giã chừng nào, Quận hầu cầm cọng chừng nấy.

Cầm lại đặng nửa tháng. Lập sanh tử đã xong.

Rồi Quận hầu thỉnh bốn thầy trò đi coi chùa sanh từ.

Tam Tạng kinh hãi nói rằng:

– Coi thế công cuộc lớn lắm, sao mà mau rồi như vậy?

Quận hầu nói:

– Hạ quan thúc hối nhơn công và thợ, làm và ngày và đêm cho mau rồi, đặng mời các vị lão gia đi coi cho tạn mặt.

Tôn Hành Giả cười rằng:

– Thiệt là Quận hầu hiền lành và có tài năng lắm!

Nói rồi vào trong chùa mà xem, ngó thấy chùa cao vòi vọi, ngoài cửa núi xinh tốt, ai nấy đều khen.

Tôn Hành Giả thưa rằng:

– Xin thầy đặt tên cái chùa nầy là chùa chi, gọi là dấu tích?

Tam Tạng nói:

– Phải, ta đặt hiệu chùa nầy là: Cam Lâm phổ tế tự.

Quận hầu mừng quá, liền bảo thợ làm một tấm biểng, thiếp chữ vàng. Rồi kiếm thầy chùa về giữ gìn hương khói, phía bên tả lập bốn bài sanh từ, đã định kỳ cúng tế theo tam ngươn tứ quý. Lại lập miễu thờ Lôi thần, Long Thần mà đền ơn mưa rưới.

Còn bốn thầy trò rồi, lo sửa soạn dời gót.

Nội quân ấy các quan dân biết cầm lâu không đặng, đều đem lễ vật kính đưa, Tam Tạng chối từ không dùng tiền bạc.

Quận hầu đem ngàn vàng tạ ơn không nhận, liền bảo quân sắm sửa cơm khô bánh in và vật thực, dàn xe giá đưa bốn thầy trò lên đường, đi có nhạc có cờ, đãi cách trọng thể, đưa khỏi thành ba chục dặm, quan quân đồng lạy tạ trở về, ai nấy cũng ngậm ngùi, dường như trở về chẳng nỡ.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.