A Phì cũng là một con nghiện cờ bạc, hắn còn nghiện hơn cả A Sầu.
Hầu như trong bản có tổ chức bài bạc gì là đều có mặt hắn, nhưng hắn chơi thì thường xuyên thắng nên giàu có.
Còn A Sầu thì chơi thường xuyên thua nên nghèo kiết xác.A Phì trả lời ngay:- Tối hôm qua thì không có, nhưng tối hôm kia thì A Sầu có chơi.
Nó bán được mấy trăm nghìn tiền thuốc phiện ấy, nhưng tối ấy cũng mất sạch, chắc phải lâu lâu nữa mới dám quay lại.A Sinh lẩm nhẩm:- Tối hôm kia à? Lại còn mấy trăm nghìn tiền thuốc phiện.A Sinh nghĩ lại, tối qua thì vợ chồng anh mới mất tiền, nên không thể nói số tiền mà A Sầu tiêu vào chiếu bạc là của vợ chồng anh được.
Mà nếu A Sầu lấy được tiền rồi, tại sao không đi chơi bạc vào tối hôm qua.
Hay là vợ chồng anh đã hiểu lầm cho A Sầu thật.
A Sầu không lấy tiền, vậy thì ai lấy?A Sinh lại hỏi:- Vậy chứ tối nay trên chiếu bạc cũng không có A Sầu hay sao?A Phì quả quyết nói:- Tôi đã nói với anh rồi, rằng hôm nay tôi không gặp A Sầu.
Tối nay tôi cũng vừa mới từ chiếu bạc về, còn chưa qua rẫy A Sầu mua ít thuốc phiện đây.
Nhưng tình hình này chắc nó đốt nương thuốc phiện rồi, sau này khó mà mua nổi thuốc phiện của nó.Dừng lại một chút, A Phì lại nheo mắt hỏi A Sinh:- Mà nhà anh làm cái gì, lại khiến thằng A Sầu thay đổi được nhanh thế? Nó tính đốt nương thuốc phiện, thì chắc là định cai nghiện, định bỏ bài bạc đây!A Sinh đầu óc khi này hỗn loạn, một nửa vẫn một mực nghi ngờ A Sầu lấy cắp tiền.
Một nửa lại cảm thấy A Sầu đốt nương thuốc phiện là để chứng minh hắn trong sạch.A Sinh gật đầu chào hỏi A Phì một tiếng, rồi lại tiếp tục xông thẳng về phía tầng rẫy thứ hai, nơi mà trước đây A Sầu thường hay trồng thuốc phiện.Dọc đường đi, lũ ma rừng lại nháo nhác khi thấy A Sinh đi qua.
A Sinh vẫn can đảm bước tiếp cho đến khi đi vào tầng rẫy thứ hai.
Đến nơi thì một khung cảnh hoang tàn lập tức đập vào mắt anh.
Toàn bộ cây thuốc phiện đều đã cháy hết, chỉ còn lại mỗi trơ gốc.
Tro tàn thuốc phiện bay khắp nơi.
Nhiều con thú nhỏ đều ngất gục ở quanh rẫy vì say hơi thuốc phiện.
Cái chòi canh rẫy của A Sầu tối đen không ánh đèn, chứng tỏ là A Sầu chẳng có ở đây nữa rồi.A Sinh bước tiếp về phía căn chòi, mở cửa chòi ra tìm kĩ xem ở đây có thứ đồ gì mà A Sầu đã ăn trộm không.
Nhưng không có.
Cả căn chòi trống huơ trống hoác.
Có mỗi cái gối để A Sầu canh rẫy nằm trơ trọi ở đó.Không tìm được A Sầu, A Sinh đành quay trở về nhà.
Về đến nơi thì mọi người trong nhà cũng đều đã ngủ say.
A Sinh tính nằm xuống giường ngủ thiếp đi.
Nhưng cứ nghĩ đến những việc mà A Sầu đã làm khiến anh càng thắc mắc không sao ngủ nổi.
Tại sao A Sầu lại đốt nương thuốc phiện, tại sao A Sầu không có ở chiếu bạc và tại sao trong chòi canh rẫy của A Sầu không hề có gạo.
Lẽ nào số gạo và số thức ăn đó đúng như bà Chắn nói, là nó không phải do A Sầu ăn mất.Đang suy nghĩ miên man như thế, thì ở gian bếp lại có tiếng động loạch quạch vang lên rồi ngừng bặt.
A Sinh nằm im, cố nín thở nghe xem tiếng động ấy có tiếp tục phát ra hay không.
Nhưng không tiếng động ấy không tiếp tục phát ra nữa.Một lúc sau, khi A Sinh đang chuẩn bị thiêm thiếp ngủ đi, thì lại nghe thấy tiếng sột soạt.
Tiếng thanh chốt cửa bằng gỗ bị cậy ra.
A Sinh nhẫn nại, miệng mím chắt, hai hàm răng anh nghiến lại, đôi mắt sắc lạnh chờ đợi.
Và giờ đây rất có thể là thủ phạm đã xuất hiện.Đúng như anh nghĩ, cái cửa gỗ của căn nhà mở bung ra, kẽo kẹt một cách khẽ khàng.
Một đôi mắt to đỏ như máu, sáng như sao từ bên ngoài dõi vào trong nhà.
Một thứ sinh vật đen nhẻm không rõ hình thù, gầy gò, dáng như người.
Nhưng lại đi bằng bốn chi đang bò dưới đất.
Nó tỉ mẩn nhanh thoăn thoắt đi tới gần từng người mò mẫm, sờ soạng tìm kiếm thứ đồ có giá trị.
Miệng nó cười đầy vẻ thích thú.
Vì trong đêm tối nên A Sinh không thể nhìn rõ được khuôn mặt của nó, mà chỉ nhìn rõ nhất đôi mắt sáng như sao của nó mà thôi.Thứ sinh vật có hình thù kì lạ, mò mẫm từng người trong nhà, rồi lần lượt đến lượt A Sinh.
Nó thò vào người anh, sờ soạng khắp người một cách nhẹ nhàng.
Nhẹ nhàng đến mức gần như A Sinh đã chủ động cảm nhận, mà cũng không cảm nhận được cảm giác gì.
Đến khi này thì A Sinh mới sực hiểu, thì ra là anh đã trách nhầm A Sầu, rằng không phải A Sầu lấy mất đồ đạc, cũng như không phải A Sầu lấy mất nửa hũ gạo.
Mà là do chính thứ sinh vật này gây ra, nó chính là một con ma rừng chứ không sai.Nhưng tại sao ma rừng lại có thể lọt vào bản được? Trong bản có một vị thầy mo, đã làm phép trấn trụ quanh bản, lũ ma rừng không thể nào tiến vào phạm vi người sống được.
Vậy tại sao con ma này lại có thể.A Sinh cố nén lại sự hiếu kỳ, chờ đợi con ma lần sờ từng người trong nhà, rồi lẻn ra ngoài chạy đi.
A Sinh rón rén bám theo cố gắng không phát ra tiếng động.
Đi theo con ma rừng, anh thấy nó chạy xuống dưới bếp, đến gần đống củi khô thì liền lóe sáng một cái sau đó biến mất.A Sinh cố gắng trấn tĩnh, không đem chuyện này đánh động mọi người, mà chỉ quay lại giường để đi ngủ.Sáng hôm sau khi mọi người thức dậy.
Mủa Tình thấy A Sinh đã nằm cạnh mình thì vui lắm, cả đêm hôm qua cô cứ lo ngay ngáy sợ A Sinh bị ma rừng bắt mất, nhưng giờ A Sinh đã về rồi.Khi A Sinh thức dậy, anh tập hợp tất cả mọi người trong nhà lại và giải thích:- Có thể là chúng ta đã nghi ngờ nhầm cho A Sầu rồi, A Sầu không lấy tiền của chúng ta.Mủa Tình liền hỏi:- Nếu không phải là A Sầu thì là ai được?A Sinh trả lời:- Là một con ma rừng, đêm qua, chính mắt anh đã nhìn thấy nó!Bà Chắn lắc đầu quả quyết nói:- Không thể nào, ma rừng làm sao có thể xuất hiện trong bản được, nó bị phép của mo giữ bên ngoài rồi.A Sinh vẫn khẳng định, anh nói:- Nó chính là con ma rừng, con ma rừng ấy là lấy cắp hết thứ đồ có giá trị của chúng ta, muốn chúng ta nghi ngờ lẫn nhau để hại lẫn nhau, mục đích của nó thật ác độc.
Đêm nay nếu mọi người cùng thức, thì ắt hẳn là sẽ thấy nó.Nói xong, A Sinh hối thúc mọi người chuẩn bị, chờ đến đêm cùng theo dõi và chứng thực lời anh nói là thật.Tối đến, bốn người trong nhà đều thức trừ A Nụ.
Bọn họ nằm trên giường, giả vờ ngủ để chờ xem thứ sinh vật như lời A Sinh nói có xuất hiện thật sự hay không.
Và đúng như lời A Sinh nói, đến chừng nửa đêm, cái thân người đen nhẻm và đôi mắt sáng như sao của con ma rừng lại xuất hiện.
Có cậy cửa và len lẻn đi vào trong nhà, lần sờ mọi ngóc ngách qua loa, rồi lại sờ mó tất cả những người trong nhà để tìm kiếm thứ đồ có giá trị.Đến lượt bà Chắn, con ma rừng không ngừng tay sờ soạng.
Bà Chắn biết trước được, cũng không nhịn được tri hô lên:- Bắt lấy con ma rừng!Con ma rừng kinh sợ khi thấy bà hô lên như vậy, nhanh thoăn thoắt nó quay đầu bỏ chạy ra ngoài cửa.
Cái tóc nó xõa dài như tóc con cái, khuôn mặt xanh xao như người ốm bệnh, có vẻ mặt của người trẻ con.
Đêm nay trời sáng trăng rõ, trong cái ánh sáng nhá nhem ấy, bà Chắn kinh sợ kêu lên:- Trời ơi Mủa Giàng, con tôi!Cái tên Mủa Giàng lọt vào tai A Sinh khiến anh càng khiếp sợ hơn.
Vì Mủa Giàng chính là người chị gái của A Sinh.
Năm A Sinh tám tuổi, Mủa Giàng mười hai tuổi vào rừng lấy củi, từ đó đã mất tích.
Gia đình bà Chắn tìm mãi mà không thấy thân xác Mủa Giàng ở đâu.
Thì ra Mủa Giàng đã chết và hóa thành ma rừng, quả là đáng thương tâm.Bà Chắn khóc lóc dữ dội, Anh Sinh cũng buồn đến não người.
Anh cố nhắm mắt lại, chờ đến sáng hôm sau liền đem mọi chuyện bàn tính với bà Chắn nói:- Con tính mời mo về trừ con ma rừng!Bà Chắn gạt ngay và nói:- Không được, đó là chị của mày, mày tính hại chị mày chết hay sao?A Sinh kiên quyết nói:- Mẹ à, chị Mủa Giàng đã chết rồi, giờ chị ấy là con ma rừng, phải trừ chị ấy thì nhà này mới sống yên ổn được.Bà Chắn nhất quyết không đồng ý.Còn A Sinh thì vẫn quả quyết làm mọi việc theo ý mình, anh lập tức qua nhà thầy mo một chuyến, báo với ông ta tin tức nhà mình có ma rừng xuất hiện.
Vị thầy mo này tên A Lì, đã gần tám mươi tuổi rất già nua.
Vốn A Lì cũng ít đi lại, nhưng cứ nghe thấy ma rừng thì liền xông xáo lắm.Thấy A Sinh dẫn lão A Lì về nhà, bà Chắn không nói lời nào mà còn bỏ luôn cả cơm.
A Sinh thở dài biết không hợp ý mẹ, nhưng vẫn kiên quyết làm theo.Lão A Lì bắt A Sinh phải làm thịt một con gà, để lão làm lễ cúng ma, hỏi ma xem là con ma rừng nào đang ở trong nhà này để tìm cách loại bỏ.Lễ vừa mới làm, máu tiết con gà phun lên trời.
Hương cháy rất đượm khói, lão A Lì lầm rầm khấn bái được một lúc thì liền trợn mắt nói:- Thôi tao biết rồi, tao biết trong nhà mày có con ma gì rồi!A Sinh vội vã hỏi ngay:- Là con ma gì thưa thầy?Lão A Lì trỏ tay xuống cái bát cơm cúng trịnh trọng nói:- Nó là con ma hốc củi, loài ma này hiếm lắm!Mủa Tình không hiểu ma hốc củi là ma gì, liền hỏi ngay:- Xin mo kể cho chúng tôi nghe về nguồn gốc của con ma hốc củi này đi ạ?Lão A Lì gật đầu và bắt đầu kể lại.
Lão kể rằng ma hốc củi là một loài ma chết do bị ma rừng lôi kéo, chúng còn quyến luyến dương thế mà yếu quá nên không biết làm cách nào đành phải trốn tạm vào lõi củi khô để cho âm khi không bị bay đi mất, rồi từ đó từ từ tu luyện.
Loài ma hốc củi tính ra trong các loài ma rừng thì không độc ác, nhưng chúng lại thường hay có cái sở thích đùa thái quá là lấy cắp đồ trong nhà của người bị hại.
Thường thì những thứ đồ này sau một vài ngày là chúng sẽ trả lại.
Chúng chỉ trêu đùa một cách vô thức, nhưng lại vô tình làm cho nội bộ gia đình người bị hại nghi ngờ lẫn nhau, gây chia rẽ.Lão A Lì kể xong thì A Sinh liền lập tức hiểu được ngay, thì ra không phải trước nay chỉ có một mình gia đình A Sinh gặp phải chuyện này, mà còn rất nhiều người bị con ma này hại như vậy.Khi này có giọng bà Chắn đột nhiên xuất hiện, bà nói:- Nhưng tôi đã nhìn thấy mặt con ma hốc củi, nó chính là đứa con gái đầu lòng của tôi, nó là Mủa Giàng.
Nó chết nhiều năm nay mà không tìm thấy xác, mo có thể gọi nó lên hỏi nó giúp tôi xác nó ở đâu được hay không?Lão A Lì nói ngay:- Xác con ma hốc củi, ở ngay chỗ có củi mà người ta vô tình đem về.
Bà nhặt củi khô ở đâu thì cứ quay lại đó mà tìm.Bà Chắn nước mắt giàn giụa nói:- Nhưng củi khô tôi nhặt khắp rừng, thì biết đằng nào mà tìm bây giờ.Lão A Lì nói ngay:- Bà nhặt củi ở đâu có xuất hiện sự bất bình thường nhất thì là ở đó có ma hốc củi.
Ví dụ như một gánh củi tự nhiên xuất hiện chẳng hạn, chắc chắn là do con ma hốc củi cố ý sắp xếp để cho người ta tưởng bở mà mang nó về nhà.Bà Chắn nghe đến đây, đôi mắt liền sáng như sao nói ngay:- Thôi đúng rồi, cái bó củi ấy, là hôm ấy tôi lấy ở ngay cạnh cái chòi hoang.A Sinh hỏi ngay:- Chòi hoang nào hả mẹ?Bà Chắn nói:- Chính là cái chòi hoang mà hôm mẹ đi rừng về muộn, phải nghỉ tạm qua đêm để tránh ma rừng.
Chính cái chòi hoang bỏ nhiều mùa rẫy ấy, khi mẹ bước vào thì chẳng hề có bó củi nào ở cửa, mà sáng ra thì lại có bó củi ở đó chờ sẵn.
Nhất định là chỗ đó rồi…Lão À Lì gật gù nói ngay:- Vậy thì đúng rồi, con ma hốc chủi ở chỗ đó đấy! Giờ mọi người mà đến cái chòi ấy đào đất lên, không những vừa tìm được xác của Mủa Giàng, mà còn tìm được cả đồ đạc đã mất nữa.A Sinh gật đầu cảm ơn lão A Lì liên tục, lão A Lì lại nói tiếp:- Còn về con ma hốc củi, tạm thời để cho nói không nghịch phá, thì phải đốt hết sạch những que củi đã mang về đi.
Mọi người nghe tôi dặn, sau này nếu có đem nhầm phải củi có chứa ma hốc củi, mà thấy mất đồ đạc.
Thì chỉ cần chờ vài ngày cho chúng trả lại đồ, sau đó đem hết củi trong nhà đốt đi là sẽ đuổi được chúng.Lão A Lì nói xong thì liền đứng dậy ra về.
A Sinh nghe lời lão A Lì, hôm sau cùng với bà Chắn quay lại chỗ căn chòi hoang ngay gần rừng nứa.
Đến khi đào lên thì quả nhiên thấy một bộ xương người ở dưới đó, trong tay nó còn nắm chặt cái bọc tiền của Mủa Tình, cả túi gạo không sót thứ nào.
Có cả những mớ thức ăn đã thối giữa cũng vẫn ở đó.
Tất cả những thứ bị mất không sót một thứ nào đều đã tìm về được.Mà đồ đã tìm về được rồi, ma hốc củi cũng đã trừ được, Mủa Giàng cũng được chôn cất thờ cúng tử tế.
Nhưng A Sầu đã đi rồi, hắn đi không còn trở lại nữa.
Hẳn là A Sầu phải uất ức lắm, tức lắm vì bị nghi ngờ.
Chỉ vì cái tiếng là gã nghiện ngập mà cái gì cũng đều đổ lên đầu gã, đều nói là gã làm.
Chính vì cái tiếng ấy mà A Sầu mới đốt nương thuốc phiện, mới bỏ bài bạc, mới bỏ đi.
Chắc A Sầu khóc nhiều lắm.Nhưng không chỉ A Sầu khóc, mà Mủa Lý cũng khóc.
Cô khóc vì cảm thấy oan ức thay cho chồng, khóc vì nhớ chồng.
A Sinh thì mỗi lần bắt gặp Mủa Lý khóc lại tránh mặt, vì xấu hổ, vì ngại ngùng với em gái.
Mủa Tình cũng không còn mặt mũi nào nhìn em chồng, vì chính cô đã trực tiếp gán ghép tội danh cho A Sầu.Một mùa rẫy nữa lại qua đi, người nhà cứ ngỡ là A Sầu sẽ chẳng bao giờ quay về nữa.
Rằng A Sầu hận A Sinh lắm nên đã bỏ đi hẳn rồi.
Nhìn lại đồng bạc trắng A Sầu để lại, mà chiều nào Mủa Lý cũng khóc thương.
Lại nhìn cả cái tẩu thuốc của A Sầu, cũng được tìm thấy ở dưới mồ của Mủa Giàng.
Chính cái tẩu thuốc này cũng bị ma hốc củi giấu đi, nó quả là một con ma xấu tính.
Nhưng sự xấu tính của nó lại vô tình làm thay đổi một người, vô tình khiến người ta trưởng thành.A Sầu đã trở về, hắn đã trở về sau một mùa rẫy.
Người hắn giờ đã to béo hơn, nhìn cũng có sức sống hơn vì đã cai thuốc phiện.
A Sầu đem một bóc tiền tới trả cho A Sinh nói:- Tôi mang cái tiếng ăn trộm nên tôi ức lắm, tôi bỏ đi cũng chỉ là để kiếm ra tiền lương thiện để trả cho anh chị, để trả cho bớt cái tiếng xấu của tôi.
Tôi nghiện ngập, nhưng tôi còn nhân cách…A Sầu nói với vẻ không biểu tình, và vẫn còn giận chuyện năm xưa.
A Sinh áy náy cầm bọc tiền dúi lại tay A Sầu nói:- Anh xin lỗi chú, là anh chị đã hiểu nhầm.
Chú cứ giữ lấy số tiền này để hai vợ chồng làm ăn.
Tiền của anh chị đều đã tìm lại được.A Sinh lại hỗi Mủa Lý kể cho A Sầu mọi chuyện.
A Sầu hiểu ra liền không còn trách A Sinh nữa.Từ đó A Sâu thay đổi hẳn, về với Mủa Lý được hai năm thì vợ chồng A Sầu có con, lại có được món tiền lớn trong thời gian A Sầu gắng sức đi làm kiếm tiền trả A Sinh, nên hai vợ chồng họ liền tách ra ở riêng.Câu chuyện này một phần nào cho thấy, ma quỷ không phải lúc nào cũng làm điều tốt.
Nhưng không có nghĩa chúng không làm điều tốt là sẽ có hại.
Mà chỉ là một cách tự nhiên ban cho ta sự thay đổi đi tới chân thiện mỹ, cũng như ông trời cho chúng ta một con đường để thay đổi số phận của mình vậy..