Trong vài giây ngắn ngủi, Hứa Kiều như mất đi tri giác, khi hồi thần lại, thứ đầu tiên đập vào mắt cô là đôi mắt sâu không thấy đáy của Trần Khoáng.
So với lần cô đã từng thấy trong quá khứ, lần này không giống.
Ngoại trừ lo lắng, dường như còn ẩn chứa vài cảm xúc khác.
Tuy nhiên, cô còn chưa kịp nghiên cứu kỹ càng, thì phía sau đột nhiên vang lên một giọng nói, cắt ngang mọi chuyện.
Trần Khoáng nhân cơ hội đỡ Hứa Kiều đứng dậy, sau đó quay người lại theo cô, nhìn qua.
Vẻ mặt cô lạnh nhạt, sau khi đứng vững thì mở miệng gọi: “Ba, mẹ.”
Cậu bé đứng giữa trong ba người trước mặt cũng gọi cô một tiếng “Chị”.
Sau đó, hai bên im lặng một lúc.
“Kiều Kiều, trở về sao không nói với ba mẹ một tiếng?” Kiều Tố Hân bước đến hỏi.
Hứa Kiều: “Thời gian gấp gáp quá, con quên mất.”
“Con gầy đi.” Kiều Tố Hân đưa tay muốn sờ mặt cô, nhưng được nửa đường lại dừng ” Ở đó chắc con phải chịu khổ nhiều rồi.”
Hứa Hạng Thành cũng phụ họa: “Lúc trước khuyên con không cần phải đi, vừa vô nghĩa lại lãng phí thời gian, con nhất quyết không nghe, đi làm gì rồi chịu khổ.”.
Hứa Kiều vừa định phản bác, Trần Khoáng đứng bên cạnh đã lên tiếng trước: “Chú, dì mặc dù cháu không có tư cách cắt ngang cuộc nói chuyện của hai người, nhưng nếu hai người đang nói về việc Hứa Kiều đến thị trấn Khúc Hương dạy học, thì cháu không thể không nói vài lời.”
“Theo cháu cũng như những người khác, về vấn đề hỗ trợ dạy là học đặc biệt lớn lao và vô cùng ý nghĩa.
Không giống như những gì chú nói đâu.
Hứa Kiều có thể đưa ra quyết định như vậy.
Cháu ủng hộ và hết sức ngưỡng mộ dũng khí và lòng quyết tâm của cô ấy.”
“Có lẽ từ góc độ của hai người mà nói, cảm thấy đau lòng vì con gái phải chịu khổ, nhưng cháu hy vọng hai người cũng có thể đứng từ góc độ của Hứa Kiều mà nhìn nhận.
Ít nhất là những lời vừa rồi, cháu nghe còn thấy khổ sở thay cô ấy.”
Kỳ thật, từ nãy đến giờ hai người họ ít nhiều gì đã quan sát Trần Khoáng, không nghĩ anh mới nói vài lời đã khiến họ á khẩu không nói nên lời.
Không còn cách nào khác, Kiều Tố Hân đành phải ngăn Hứa Hạng Thành vẫn đang muốn nói gì đó, cười nói với Hứa Kiều: “Kiều Kiều, nếu con về rồi, thì về nhà ăn cơm đi, dẫn theo…bạn của con nữa.
Ngày mai ba mẹ phải về Thụy Ninh rồi.”
“Không được đâu mẹ, lát nữa bọn con phải về Khúc Hương rồi, chắc không kịp rồi.” Hứa Kiều khéo léo từ chối.
Kiều Tố Hân: “Thôi được rồi, đi đường chú ý an toàn.”
“Duệ Duệ, nói tạm biệt với chị đi con.” Nói xong, bà đẩy chàng thiếu niên bên cạnh đến trước mặt Hứa Kiều.
Hứa Duệ ngoan ngoãn nói: “Tạm biệt chị.”
Cậu nhóc đang ở tuổi dậy thì, lớn rất nhanh, cao hơn một chút so với Hứa Kiều.
Hứa Kiều nghe vậy nói “Ừ”, sau đó vươn tay vỗ vai cậu, dùng âm lượng chỉ có hai người nghe, nói: “Duệ Duệ đã lớn rồi, phải biết chăm sóc, giúp đỡ ba mẹ đấy, biết không?”
Cậu nghiêm túc gật đầu.
Sau khi tạm biệt họ, Hứa Kiều và Trần Khoáng cũng không ở lại lâu, giẫm lên bóng cây đi về lối ra của phố Thường Thanh.
Tiện thể cho Vượng Tài một ít thức ăn.
Trước khi bước ra khỏi phố, Hứa Kiều không khỏi ngoái đầu nhìn lại.
Vào đông, phố Thường Thanh vẫn yên tĩnh như cũ, bên kia đường, đã không còn thấy ba bóng người khi xưa.
Truyện Sủng
Luôn có vài thứ, một khi đã bỏ lỡ thì không bao giờ có thể bù đắp được nữa.
–
Chớp mắt đã đến mùa xuân.
Đan Tuấn theo cha mẹ đến trường học ở nơi họ làm việc, không chịu rời đi dù Trần Khoáng và Hứa Kiều hết mức khuyên bảo.
Cả hai đều từng mang tâm lý sẽ ở lại đây, nên không muốn đứa nhỏ vì mong muốn nhất thời mà dẫm lên vết xe đổ của họ.
Trần Khoáng dọn ra khỏi nhà Đan Tuấn và thuê một căn gần nhà Hứa Kiều.
Trước đây anh đã đem trả toàn bộ tiền thù lao từ việc chụp ảnh lại cho nhà họ Thẩm, sau khi biết được sự thật, có người đã đưa lại tiền cho anh.
Anh cũng không miễn cưỡng nữa, thay vào đó anh quyên góp tiền cho trường tiểu học Khúc Hương, cũng có dự định làm một bộ phim phóng sự cùng với người bạn làm đạo diễn, hy vọng có thể nhờ đó giảm bớt hiện tượng người trẻ ở lại.
Vào ngày chuyển nhà, trường học vẫn chưa khai giảng, vì vậy Hứa Kiều đã đến giúp đỡ.
Đan Tuấn và vợ chồng Đan cũng ở đó, mọi người nhanh chóng thu dọn đồ đạc.
Khi Trần Khoáng chuẩn bị đóng cốp xe, cha Đan từ trong nhà đi ra, ngăn anh lại, đồng thời đưa đồ vật trên tay cho anh.
“Là ba cháu để lại, lúc trước anh ấy vội vàng rời đi, có để quên đồ, chú không tìm thấy người để trả lại, đành phải mang về giữ hộ, đến giờ cũng hơn mười năm.”.
Trần Khoáng nhận lấy rồi nói cảm ơn.
Anh không vội mở ra mà đợi mọi thứ sắp xếp xong xuôi, rót cho Hứa Kiều đang nằm nghỉ trên sô pha một ly nước, sau đó mới ngồi xuống mở chiếc túi du lịch cũ.
Bên trong là mấy phong thư.
Trần Khoáng do dự một lúc, cuối cùng cũng mở ra.
Anh đọc rất nhanh, nhưng cũng phải mất nhiều thời gian để đọc hết, những bức thư này có thể là nói với chính bản thân mình.
Đóng lại bức thư cuối cùng, có mấy lời khiến anh vẫn không thể quên trong một thời gian dài.
[Tôi đã mua tranh của em, nhưng dường như em không có chút ấn tượng nào về tôi.]
[Thư Nghiên, xin lỗi em, cuối cùng tôi cũng quyết định dùng đến thủ đoạn này.
Tôi là thương nhân, chỉ biết đến lợi ích.]
[Hôm nay tôi cưới em.
]
[Em không biết, thật ra những bức tranh đó đều là tôi mua, chỉ vì nếu một ngày nào đó em hối hận, có thể đến lấy lại.]
[Dường như tâm trạng em luôn không vui.
]
[Trong đời mình, người tôi có lỗi nhất là em với A Khoáng.]
[Thư Nghiêng, nếu có kiếp sau, tôi sẽ không chạm đến em nữa, nhìn em từ xa cũng tốt mà.]
…
Sau bữa tối, hai người đi dạo trên đường, Hứa Kiều thấy Trần Khoáng đầy tâm sự nên không tìm ra được chủ đề để nói chuyện với anh.
Nhưng Trần Khoáng lại dừng lại, hỏi cô có muốn nghe chuyện xưa không.
Nghe được câu trả lời, anh nghiêng người qua để chắn gió cho cô, nói với giọng đều đều.
“Trước đây, có một người đàn ông yêu một bông hồng, để có được bông hồng, ông đã không màng tất cả, bẻ gãy bông hồng ấy ra khỏi cành.
Sau đó, người đàn ông phát hiện ra bông hồng đó không muốn ở bên ông nữa, mà khao khát tự do trước đây.
Vì thế ông tìm một cái cớ để trả lại tự do cho bà ấy, đồng thời chính mình lại rất đau khổ, ông nói, nếu có kiếp sau, chỉ nhìn bông hoa ấy từ xa, không bao giờ làm chạm tới bà nữa.”
Vừa dứt lời, tâm trạng Trần Khoáng nhẹ nhõm hẳn đi.
Những hoài nghi trong quá khứ dường như đều trôi đi theo cơn gió chiều, càng ngày càng xa.
–
Kỳ nghỉ hè đang đến gần, vài ngày nữa hai người sẽ quay về Nam Hoài.
Trần Khoáng quyết định nắm bắt cơ hội hiếm có để chụp vài bức ảnh ở cánh đồng hoang gần đó.
Anh mời Hứa Kiều đi cùng.
Trước khi xuất phát, hai người đã giúp bà hàng xóm chăm sóc vườn rau, lúc đó trời đã gần tối.
Khi Hứa Kiều mặc áo khoác vào ra ngoài, Trần Khoáng đang lười nhác dựa người vào xe việt dã của mình, tay đeo găng tay hở ngón đang nghịch máy ảnh, mấy sợi tóc hơi chỉa về trước, ánh mắt đầy ý cười.
Lúc đó, Hứa Kiều thấy ở anh một sự điềm tĩnh, dáng vẻ phóng khoáng và một chút ngông cuồng.
Cuối cùng anh cũng thoát ra khỏi những trói buộc, tự do như gió.
Vốn dĩ anh nên như thế này.
Đến chỗ đã là nửa tiếng sau.
Trước khi bầu trời tối hẳn, Trần Khoáng đã nhân cơ hội, hoàn thành việc chụp ảnh.
Trước khi đến đây hai người đã ăn cơm tối, nên hiện tại cũng không vội về, cùng nhau ngồi trên sườn núi hóng gió.
Hôm nay, trên cánh đồng bát ngát, trăng sáng sao thưa, xung quanh gần như tĩnh lặng, chỉ có tiếng gió lướt qua ngọn cỏ phát ra tiếng xào xạc rất nhỏ.
Trước mặt là dãy núi dài vô tận không thấy điểm dừng, trời đất rộng lớn bao la.
Trần Khoáng không có tâm trạng ngắm cảnh, ánh mắt luôn dừng trên người Hứa Kiều.
Không lâu sau, anh vứt ngọn cỏ mình nghịch trong tay, lấy hết can đảm tỏ tình với cô.
Lời còn chưa nói ra, đã bị Hứa Kiều đoạt lấy quyền chủ động.
Cô nghiêng người, đối diện với vẻ mặt đầy căng thẳng của anh, nhẹ giọng hỏi: “Trần Khoáng, cậu thích tôi à?”
Vừa dứt lời, ký ức và hiện thực đan xen vào nhau.
Từng câu từng chữ quen thuộc, Trần Khoáng không khỏi cảm thấy mất mát, hóa ra báo ứng của anh rốt cuộc cũng tới rồi.
Hứa Kiều nói xong, liền im lặng, nhắm mắt lại, sau đó đưa một tay lên không trung cảm nhận làn gió nhẹ lướt qua đầu ngón tay.
Một lúc lâu sau, cô đột nhiên nói một câu không đầu không đuôi.
Cô nói: “Trần Khoáng, em bắt được anh rồi.”
Qua một lúc, Trần Khoáng mới hiểu được hàm ý trong câu nói vừa rồi.
Anh tiến lại gần, nắm lấy tay Hứa Kiều, tiếp tục lời tỏ tình vừa rồi.
Anh nói: “Ừ, anh thích em.”
Hứa Kiều cười, đáp lại: “Câu trả lời của em sáu năm trước cũng giống vậy.”
Chữ cuối vừa buông xuống, trên môi bỗng truyền đến cảm giác ấm áp.
Cô nhắm mắt lại, dùng sức ôm lấy Trần Khoáng đang đứng trước mặt, bên tai cô chỉ còn lại nhịp tim của hai người họ và tiếng gió rít.
–
Hứa Kiều đã từng chắp tay dưới chân núi, chân thành cầu nguyện rằng anh sẽ sớm được minh oan, trái tim luôn hướng về phía ánh sáng.
Bây giờ điều ước của cô đã thành hiện thực, người cô thích cũng vừa nói thích cô.
– HOÀN CHÍNH VĂN –
17/01/2023 – 1936 từ.