Hồn Thuật

Chương 25: Thủy Quân



Hồn Thuật

Chương 25: Thủy Quân

Nguồn: tangthuvien

Vì Văn Lục biết trận thủy chiến sẽ sảy ra trước so với trận chiến ở sông Như Nguyệt nên hắn xin theo tướng quân Lý Kế Nguyên.
Trước khi ra trận, Văn Lục đã xin Lý tướng quân đề nghị vua và Nguyên Phi tạm thời vào sống trong Trấn Quốc đại trận. Không phải lo việc nhà thì mới an tâm đánh giặc. Văn Lục cũng mời các trưởng lão Tản Phong, Tịnh Khương, Giàng A Lung, và Lạc Tiêu bảo vệ Lý tướng quân. Không có cách nào khác, Văn Lục tính là nếu mấy vị trưởng lão mỗi người tung vài chưởng cỏ phải xong không. Nhưng mà mấy lão này kiên quyết “giữ vững lập trường” nói rằng bảo vệ tướng quân đã là lo lắng cho Đại Việt rất nhiều rồi. Có những việc không phải người tu thuật lúc nào cũng nhúng tay vào được.

Duy chỉ có trưởng lão Bồn Quan là tính tình rất hợp với Văn Lục nên đề nghị đi theo bảo vệ. Văn Lục cũng rất thưởng thức tính cách không nói năng lằng nhằng với quân địch của trưởng lão, một đôi trời sinh tính cách khá giống nhau.

Văn Lục cũng tính để Vân Nhi ở chỗ Lý tướng quân nhưng mà cô bé sống chết không chịu, còn giở “khóc nhè thần chưởng” ra làm Văn Lục luống cuống một hồi đành phải đưa cả hai cô bé đi cùng. Nào là đánh trận con gái tham gia không ổn thế này thế nọ đều bị bỏ xuống sông hết.
Khi gặp tướng quân Lý Kế Nguyên Văn Lục khá sửng sốt. Tướng quân Lý Kế Nguyên người rất trẻ, dáng người gầy gầy nhưng cơ bắp căng đầy sức lực phù hợp cho việc bơi lội. Văn Lục còn phát hiện ra một điều mấy tướng quân của Đại Việt người nào cũng biến thái. Ví dụ như vị Lý Kế Nguyên này mang xác người nhưng linh hồn lại là con rắn nước. Đặc biệt là linh hồn của Kế Nguyên tướng quân cũng sắp đạt cấp hai rồi.
Người mang linh hồn là rắn khi linh hồn đạt tới cấp ba thì thuế biến thành linh hồn thuồng luồng, tới cấp sáu thì thành giao long, tới cấp 9 thì thành thủy long.

Mới đầu gặp Kế Nguyên tướng quân, Văn Lục cũng thầm đề phòng vì trước giờ chẳng thấy truyện hay tiểu thuyết nào viết về rắn tốt đẹp cả. Người “cầm tinh” con rắn toàn bị đánh giá là âm hiểm sảo trá. Tuy nhiên sau hai ngày lênh đênh trên thuyền cùng tướng quân thì Văn Lục mới xấu hổ phát hiện ra rằng Kế Nguyên tướng quân đúng là âm hiểm xảo trá nhưng đó là khi đối với địch. Còn với quân sỹ và người Đại Việt tướng quân rất quan tâm và hòa đồng.
Tướng quân Kế Nguyên cũng là tướng thứ hai sau Thái Úy được cấp một đội “Thiên Tử Quân”. Lúc Văn Lục mới tới triều đình nhà lý thấy quân trông coi hoàng cung cứ gọi là cận vệ, hắn cũng không để ý đội quân đó gọi là gì. Bây giờ thấy một tiểu đội săm chữ trên trán cứ kè kè bên Kế Nguyên tướng quân một bước không rời, nên hắn tò mò, hỏi ra mới biết. Thiên Tử Quân đều là những tinh anh trong tinh anh, người có vinh dự được vua ban ột tiểu đội đó là vinh hạnh, là công lao của bao nhiêu năm cố gắng mới có được.
Thủy quân Đại Việt hành quân thần tốc, đến ngày thứ hai thì thủy quân tiếp tục chia làm hai. Một đội tiến về Lục Đầu ở vùng Vạn Xuân đề tùy cơ ứng biến. Đội chủ chốt do Kế Nguyên tướng quân chỉ huy thì cấp tốc tiến tới sông Đông Kênh, Vân Đồn.

“Trăm nghe không bằng một thấy”. Văn Lục đứng trên mũi thuyền cảm khái. Xung quanh hắn là hơn ba ngàn chiến thuyền hùng dũng tiến ra trận. Nói về thủy quân thời nhà Lý thì nhà Tống cũng phải cam bái hạ phong. Đem ba ngàn chiến thuyền chứa gần hai vạn quân đi đánh mấy trăm thuyền lớn của nhà Tống sức chứa hơn năm vạn quân thì cũng biết chêng lệch thế nào. Nhưng số thuyền của thủy quân Đại Việt lại nhỏ hơn rất nhiều so với chiến thuyền nhà Tống.
Theo cách nói của các binh sỹ thì đó là phong cách đánh giặc của Kế Nguyên tướng quân. Văn Lục hỏi tướng quân mới biết, tướng quân dùng thuật “kiến vây cào cào”.
Nghe xong Văn Lục sửng sốt: “ Cào cào mà không biết bay thì chẳng phải cứ nằm đó cho kiến giết sao? Nghe tên mưu cực kỳ dân dã, bó tay thật”.
Đúng lúc đó bên ngoài thuyền chỉ huy có một chiếc thuyền nhỏ như chiếc thuyền câu tiếp cận. Một người lính trẻ thân hình vạm vỡ nhảy lên:
– Cấp báo! Quân địch do Dương Tùng Tiên chỉ huy năm vạn tám ngàn quân trên sáu trăm chiến thuyền lớn đã tiếp cận cửa biển.
Kế Nguyên tướng quân phất tay:
– Tiếp tục do thám!
Người lính nọ cung tay cúi đầu rồi nhảy xuống chiếc thuyền nhỏ. Chỉ thấy chiếc thuyền nhỏ lao đi vun vút. Văn Lục đứng nhìn cũng phải há hốc mồm. Điều khiển thuyền không phải cứ dùng sức mạnh là được. Nếu để Văn Lục vào thay vị lính trẻ kia có lẽ hắn đã phá tan tay “sào” rồi cũng nên.
“Cả một nghệ thuật a”. Văn Lục nhịn không được khen ngợi một hồi. Thủy quân Đại Việt đánh trận trên sông thường dùng thuyền nhỏ và điều khiển bằng một thanh tre dài và thẳng gọi là ‘sào”. Dùng sào cắm xuống đáy sông để đẩy thuyền đi. Đầu sào vót nhọn để dùng khi chiến đấu giống như trường thương vậy. Tre tạo nên sào phải là loại tre già vàng óng, và cây phải thẳng. Sào được phơi khô trong nắng dịu và được ngâm tẩm trong nhiều loại thuốc đặc chế để thêm tính dẻo dai mà cứng cáp như gỗ làm thương của địch. Thuyền đi ở dóng sông thì dùng sào đẩy, đi ở giữa sông thì dùng để bơi như mái chèo. Động tác phải nhịp nhàng hợp lý chứ không phải cứ hùng hục chèo chèo đẩy đẩy thỉ có mà thuyền quay vòng vòng.
Nhìn thấy các thuyền nhỏ của Đại Việt lướt như bay như những con nhện nước, Văn Lục cũng không kìm nổi liếc nhìn bóng lưng Kế Nguyên tướng quân. Một đội thủy quân phải đào tạo như thế nào mới đạt được trình độ này a.

– Truyền lệnh! Toàn quân tăng hết tốc độ đến vùng lau sậy sông Đông kênh cho ta!
Một binh sỹ đứng bên cạnh cung tay tuân lệnh rồi vung tay phất chiếc cờ nhò. Đồng thời bên hai chiếc thuyền bên cạnh vang lên một hồi kèn dồn dập vang vọng cả tới hơn một km.
Đang đi ở tốc độ bình thường bỗng nhiên các chiến thuyền như được lắp động cơ lao đi vun vút. Cả ba ngàn chiến thuyền lướt trên mặt nước như ca nô quả là một cảnh quan tráng lệ.
– Bọn họ ăn gì mà khỏe thế Văn Lục ca ca? Họ chỉ là người thường không tu luyện thôi sao?
Vân Nhi và Ngọc Thanh đứng bên cạnh Văn Lục nãy giờ cũng không kìm được mà thốt lên. Văn Lục quay sang Kế Nguyên tướng quân, thấy ông ta cười to:
– Cô nương! Quân lính chúng ta cũng có phương pháp tu luyện riêng. Chỉ là công pháp không được như các vị thôi. Nói thế nào nhỉ? À giống dân “giang hồ” nhà Tống. Chứ không cô nói xem chúng ta chưa được hai vạn quân đánh thế nào gần sáu vạn quân Tống?
Văn Lục gật gù: “Cũng phải a! Quân dân Đại Việt cực kỳ đoàn kết. Các công pháp cũng được lưu truyền rộng rãi, không phải tranh đoạt như giang hồ nhà Tống” Có một điều Văn Lục không biết, cái công pháp của quân sĩ Đại Việt là do những lão bất tử sửa đổi ra từ tu thuật phù hợp với người bình thường tất nhiên là chất lượng không bằng thuật pháp chính thức. Giang hồ Trung Nguyên đoạt được nhưng không cách nào tu luyện, có lẽ là liên quan tới vấn đề thể chất.

Phía trước có một chiếc thuyền nhỏ cấp tốc bơi ngược trở lại thuyền chỉ huy:
– Cấp báo! Phía trước hơn hai ngàn trượng phát hiện khoảng hơn ba trăm người cá dưới lòng sông đang tiến về quân ta.
Văn Lục kinh hãi: “Người cá? Người cá nào? Không lẽ là người cá vùng ẩn vụ sương mù Vân Nam Trung Quốc sao? Thấy trong truyện Tru Tiên cũng nhắc tới vụ người cá này!”
Kế Nguyên tướng quân đứng bên cạnh thì thào”
– Quả là nhanh hơn dự tính, tốp đầu tiên dã tới rồi sao?
Tướng quân ngẩng lên:
– Lệnh, năm trăm quân tiên phong tiến tới phía trước dùng lưới và sào nhọn tiêu diệt toàn bộ đội quân người cá đó cho ta. Vớt hết xác vất sâu vào trong hai bờ sông!
Tiếp đó tướng quân quay sang phía Văn Lục:
– Trong đội quân ba trăm người cá này ắt có một hai con tướng, mong ba vị có thể giúp sức tiêu diệt nó giùm ta.
Văn Lục thắc mắc:
– Nếu tiêu diệt đội này chẳng phải đánh động đại quân Tống phía sau sao?
Tướng quân lắc đầu:

– Quân Tống cực kỳ tin tưởng chuyến hành quân này, cho nên rất kiêu ngạo. Ba trăm người cá này bơi trước dò đường, chỉ khi nào có một trong ba trăm người cá này quay về báo cáo thì đó mới là tình huống có biến.
Văn Lục tiên sinh không biết, ở trước mũi thuyền của quân tống còn một đội người cá nữa, đội này mới chính thức là đội tình báo. Ba trăm người cá di đầu chỉ là mồi nhử, chúng tin tưởng quân Đại Việt ta không thể tiêu diệt hết toàn bộ, chí ít cũng phải còn một hai người trở về báo cáo. Tiên sinh nói xem, nếu ta tiêu diệt hết thì thế nào?
Văn Lục cau mày:
– Nếu không còn người cá nào của đội này trở về chúng sẽ nghĩ rằng đội người cá đi đầu vẫn yên ổn ở phía trước dò đường. Ồh! Quân địch quả là sảo trá.
Văn Lục kinh dị quay sang nhìn Kế Nguyên tướng quân: “Tình báo của lão này cũng quá kinh khủng đi! Nắm rõ quân địch như lòng bàn tay vậy”. Ngọc Thanh đứng bên thắc mắc:
– Nhưng nếu chúng ta giết đội này chẳng phải để lại máu và mùi tanh ở sông sao? Chẳng phải chúng cũng sẽ biết?
Văn Lục xoa đầu Ngọc Thanh cười cười:
– Ngốc ạ! Chúng ta quây địch ở Đông Kênh cách đây hơn mười cây số lúc đó sau trận đánh mà quân địch còn đi qua được đến đây thì mùi máu có ý nghĩa gì?
Đang nói bỗng nhiên Văn Lục cau mày:
– Không đúng! Người cá rất nhạy bén, nếu giết xong để máu trôi theo sông ra cửa biển, với tốc độ chảy thế này hơn nữa cộng với thời gian chúng ta ẩn náu thì tốp người cá trước mũi thuyền quân địch sẽ phát hiện ra trước khi chúng lọt vào mai phục.
Tướng quân Kế Nguyên đứng bên cũng trầm tư. Không phải đánh nhau trong hồ mà là đánh nhau trên sông. Phải tính cả thủy triều lẫn dòng chảy. Nhờ dòng chảy quân Đại Việt đi nhanh hơn quân địch, nhưng nó cũng mang mùi máu tới chỗ quân địch. Văn Lục nghĩ ra thì tướng quân cũng tính ra vấn đề này. Thời này chưa phát hiện ra vật gì có thể khử mùi máu nên tướng quân cũng chỉ bất đắc dĩ ra lệnh vớt xác vất sau vào dóng bờ. Vân Nhi bỗng nhiên nói:
– Rải muối có thể làm tan mùi máu
– Thật sao?
Kế Nguyên tướng quân vui mừng, có biện pháp còn hơn không ra tiếp mệnh lệnh thu gom muối. Văn Lục ngạc nhiên: “Ông này cũng quá tự tin, chưa đánh đã lo hậu sự, nhỡ có tên người cá nào lọt lưới chẳng phải là công cốc à?”.

Tướng quân đúng là tự tin đầy mình, tự tin với binh sỹ của mình, nhúm người cá đó lão còn chưa để vào mắt. Nhất là có ba người tu thuật ở đây, nếu một tên người cá nào lọt lướt thì mới là chuyện lạ.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.