Hoàng Hà Quỷ Quan

Quyển 1 - Chương 4: Truyền thuyết cổ vật Hoàng Hà



Dịch giả: Trấn Hà Ấn.

Vương Toàn Thắng gật đầu đồng ý, vỗ ngực nói sẽ bảo đảm giữ đồ cho tôi, còn muốn tôi lưu số điện thoại trên thị trấn chỗ gã, nói rằng gọi số này nói muốn gặp Vương Toàn Thắng liền có thể tìm được gã. Đến lúc đó gã mời tôi uống rượu.

Lại ăn uống thêm một hồi, tán gẫu sang những chuyện khác, Vương Toàn Thắng nói từ nhỏ gã đã làm nghề này, tính luôn cả năm nay cũng sấp sỷ ba mươi năm. Ba mươi năm qua chuyện kỳ quái gã đã gặp qua cũng không hề ít. Đồ mò lên ở Hoàng Hà, loại gì cũng có, nói hơi chướng tai một chút, tử thi gã cũng mò được không dưới trăm bộ. Chưa kể có thời kỳ mò được cả lạc đà sắt, ngựa sắt.

Có lúc gã còn câu được cả đồ sống, năm ngoái ngay tại Hoàng Hà gã câu được một con rùa đen lông hồng to bằng cái thau rửa mặt, trên lưng còn khắc chữ cổ. Sau đó vợ gã nói con rùa đen trường hồng mao này là họ hàng thân thích của Long Vương liền mang thả. Nghĩ lại cũng đúng, năm đó bọn gã thu nhập vô cùng khá, mỗi lần ra sông đồ tốt đều đầy cả thuyền, vợ gã nói là Long Vương đang giúp đỡ gã.

(tôi nghe đến đoạn này thì tự nhủ, mẹ kiếp Long Vương cũng thật rỗi hơi, không làm chính sự ở đây giúp gã thu đồng nát, gã cũng thật tự biết dát vàng lên mặt mình)

Sau lần mò được đồng thau kia, bọn họ cũng không dám ra sông nữa, khoảng thời gian này, kỳ lũ Hoàng Hà sắp về, đập ở thượng du mở nước, nước ở đó bây giờ quá sâu lại chảy siết hơn trước kia nhiều, nếu không thì cũng muốn đi xem thử lần nữa xem có thêm đồ gì tốt không.

Liên quan đến cổ mộ Hoàng Hà, trước kia gã cũng từng nghe ông nội nói qua là có chuyện Hoàng Hà cổ mộ, nhưng đích thân gặp được thì với gã là lần đầu tiên, trước kia gã còn cho là chuyện hoang đường. Thật vô lý, phù sa hàng năm tích tụ ở Hoàng Hà hẳn phải tính bằng thiên văn sổ tự * (con số thiên văn (những con số rất lớn từ hàng trăm triệu trở lên, ví dụ khoảng cách từ mặt trời đến Thiên vương tinh là 2.8691X 109 km)) rồi mới phải, đồ ở dưới đáy hẳn cũng phải chôn vùi ở tầng rất sâu mới đúng, làm sao mà đinh ba có thể chạm đến, gã cũng nghĩ không ra.

Vương Toàn Thắng lại nhanh chóng nốc cạn thêm hai bình rượu, lúc này trời đã tối đen, hắn đứng dậy trả tiền, định đi cả đêm về nhà, lúc này tôi cũng hận không thể tiễn gã đi thật mau, nếu không thì gã không say tôi cũng chết vì rượu. Thấy hắn tuy rằng có nói nhiều nhưng vẫn rất tỉnh táo liền biết gã này là một con sâu rượu, nói với gã câu cẩn thận rồi đưa gã ra cửa.

Quay ra ngoài tiệm cơm, Thiếu Gia liền nháy mắt hỏi tôi chiến tích thế nào, tâm trạng tôi đang rất thoải mái, chỉ có điều uống hơi nhiều rượu, đợi hắn rót hai chén trà xong liền kể lại cho hắn nghe một lần toàn bộ quá trình giao dịch.

Thiếu gia nghe xong, liền thấy rất ngạc nhiên: “Kỳ lạ, sao trong Hoàng Hà lại có thể có thứ đồ này chứ? Là do người mang chôn ở đó? Hay là thần tiên sắp đặt?”

Tôi cười nói: “Từ xưa tới nay trong Hoàng Hà vốn đào ra được rất nhiều đồ vật hiếm lạ, cổ quái, trong sử sách nhiều chỗ ghi lại, cái này cũng không có gì là quá kỳ lạ…..”

Thật ra thì truyền thuyết về cổ vật Hoàng Hà tôi có từng nghiên cứu qua, các triều đại từ xưa cũng vớt lên được rất nhiều, căn cứ vào tình hình thực tế có thể chia thành bốn loại:

Loại thứ nhất là văn vật trên đất, vì có liên quan đến Hoàng Hà nên đã bị chìm xuống dòng sông

Theo lịch sử ghi lại, ba đến bốn ngàn năm trước năm 1946, Hoàng Hà đã bị 1593 lần lũ lớn uy hiếp, vì sông bị tràn ngập nên dòng lớn đã thay đổi tổng cộng 26 lần. Đông Hoa Sơn hàng ngàn năm trước còn chưa nằm trong dòng sông Hoàng Hà mà là một đồi đất trên cạn, không biết trải qua bao biến thiên của lịch sử, một lần kia Hoàng Hà đổi dòng, nước lũ bất ngờ cuộn về, chôn giấu tất cả trong dòng phù sa. Cho nên truyền thuyết nói rằng chỉ cần là huyện thành bên bờ Hoàng Hà, đều có thể mò vớt ra cổ vật hay đồ vật trên cạn khác.

Loại thứ hai là do các nghi thức tôn giáo, thả chìm vào trong dòng sông các loại thần khí cúng tế. Từ thời cổ xưa, nhân dân sống hai bên bờ sông, vì sống nhờ vào nước lũ của sông, nên chiêu số nào cũng phải áp dụng, trong đó có việc sử dụng bí thật phong thủy, mang trâu sắt, ngựa sắt trấn sông thả vào trong dòng nước cuồn cuộn, những thứ này từ đó không thấy được ánh mắt trời, sau này bị người đời sau vô tình mò lên.

Loại thứ ba là thuyền chìm, dòng phù sa Hoàng Hà đã lưu giữ không biết bao nhiêu oan hồn, thuyền chìm vô số, có điều vì dòng Hoàng Hà mãi cho tới hạ lưu nước mới bình lặng, cho nên toàn bộ thuyền lớn đều đã bị chôn trong bùn cát ở hạ lưu Hoàng Hà. Vì thế nơi này hẳn là….

Loại thứ tư cũng là loại thần bí nhất, rất nhiều địa phương đào được trong bùn cát ở đáy sông không ít đồ mà không ai biết được là thứ gì, niên đại bị chìm xuống sông, lý do bị chôn vùi. Ví dụ như trước giải phóng ở bãi sông đoạn Hoàng Hà Cam Túc đã từng đào lên một cây vạn tuế, đào sâu mười mấy thước vẫn không thấy rễ. Sau đó chủ đất liền kêu người cưa cây này, kết quả ngày hôm sau, tròn mười dặm quanh đó cây cối đều bị chết khô giữa đêm.

Câu chuyện thạch đài dưới đáy Hoàng Hà chắc hẳn cũng thuộc loại này, có điều kỳ lạ là, sau khi đập thạch đài này ra bên trong lại có một cái quan tài. Tôi thật không nghĩ ra, thứ kia có thật là một cái thạch đài hay không, hay phải gọi nó là một ngôi cổ mộ?

Tôi bồi tiếp Vương Toàn Thắng quá nhiều rượu nên buồi tối hôm đó cũng không nói chuyện với Thiếu Gia được nhiều, hẹn hắn ngày mai mang tiền quay lại lấy đồ, rồi về đi ngủ. Thiếu Gia nói với tôi, người nông dân tương đối coi trọng lợi ích trước mắt. Bây giờ gã nói hay với ông, đồ hắn giữ lại cho ông, nhưng sau khi về nhà suy nghĩ lại, chắc chắn không khỏi tò mò, nói không chừng tuần sau lại mang đồ đến đây bán. Hắn đã từng bán đồ một lần, cũng cơ bản biết giá cả, vậy nên phải rèn sắt khi còn nóng, thừa dịp này phải nuốt luôn, trước khi quá muộn.

Thiếu Gia nói rất có lý, tôi nghe trong lòng cũng hơi gấp gáp, có điều không có tiền thì cũng hết cách, không thể làm gì khác hơn là tiếc rẻ trong lòng.​


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.