Edit: Ballantine’s.
Hình Dật Sơ đến tìm nàng, nguyên nhân rất vớ vẩn.
Thần tượng của phụ thân Bùi Hi Lam đã từng viết: “Hai giống cỏ lòng còn son sắt, cớ sao lòng người chẳng chuyên tâm.”* Có thể thấy là con người còn yếu ớt hơn nhiều so với những giống loài khác.
Nhưng mà, cho dù người khác có yếu ớt thế nào, vẫn luôn có một tảng đá luôn tràn ngập chờ mong đối với cuộc đời của nó.
Hình Dật Sơ đưa Bùi Hi Lam đến trước một cửa tiệm bán lụa ở chợ phía Đông, túm được Hà Thái đang chuẩn bị trộm đồ.
Hiếm khi nghe thấy tiếng Hình Dật Sơ cao giọng và mang theo vẻ giận dữ như lúc này: “Hà Thái, lần trước ngươi tặng vải vóc cho nàng ấy đã khiến nàng ấy hoài nghi rồi.
Rốt cuộc ta phải nói bao nhiêu lần, đừng khiến phàm nhân chú ý nữa.”
*Trích trong Bạch đầu ngâm – Lý Bạch, hai loại cỏ được nhắc đến là cỏ thố ti (dây tơ hồng) và cỏ nữ la: cây tùng la (râu cây).
“Vậy thật đúng là cảm kích lời vàng ngọc của tiên tôn, lần đầu tiên ta rung động như vậy nhưng lại bị ngài đả kích như thế!” Hà Thái cũng kiêu ngạo chẳng kém gì hắn, “Chuyện như vậy chẳng ngài đã từng trải qua rồi sao? Ngài ném vợ cả ở nhà không quan tâm, mặc dù lưng đeo danh xấu cũng phải cưới cô vợ nhỏ kia về tiên giới, cho rằng ta quên rồi sao?”
“Xưa khác nay khác.
Năm đó ta là hạ phàm du ngoạn, còn ngươi đang bị phạt.”
Sau khi im lặng một lúc thật lâu, Hà Thái bỗng nổi giận nói: “Phàm nhân không thể phát hiện ra ta.
Cho dù ngài nói thế nào, ta nói thì sẽ làm, làm rồi tự ta chịu hậu quả!” Dứt lời, hắn biến mất trong đám mây mù.
Hình Dật Sơ thản nhiên đứng im, rồi lại ý thực được Bùi Hi Lam đã tới, ngoái đầu nhìn lại, nói: “Nàng nghe thấy hết rồi.”
Bùi Hi Lam cười lắc lắc đầu, nhưng trong lòng đã đoán ra chân tướng chuyện này của Hà Thái bảy tám phần rồi.
Mấy ngày nay A Ni Man vẫn mang những lụa là thêu thơ ca về nhà, phong cách thơ vô cùng hiếm thấy ở đương thời, nội dung cũng tương đối súc tích, tràn đầy khí phách Kiến An* thời xa xưa.
A Ni Man chẳng thể hiểu được bất kỳ câu nào trong đó, chỉ biết là vải thêu rất đẹp, lấy hết chúng nó nộp lên cho Bùi Hi Lam.
Bùi Hi Lam đọc hiểu tình ý nồng nàn trong từng câu chữ hùng hồn, cứng cáp của người làm thơ.
Hỏi nàng ấy từ đâu mà có, nàng ấy chỉ nói là trên trời rớt xuống.
Vốn Bùi Hi Lam còn cho rằng nàng ấy đang hẹn hò riêng với vị văn nhân nhã sĩ đó, xem ra chuyện này nàng ấy nói thật rồi.
*Kiến An niên hiệu của vua Hiến Đế đời Đông Hán, Trung Quốc, công nguyên 196-220
Hình Dật Sơ nói: “Hà Thái thích thị tỳ A Ni Man của nàng, còn nói muốn cưới nàng ấy làm thê tử.”
Bùi Hi Lam thản nhiên cười cười: “Cũng không có gì không ổn, chỉ cần hắn có thể biến thành người là được, ta sẵn sàng ủng hộ bọn họ thành đôi.”
“Hắn có thể biến thành người nhưng mà phải năm mươi năm sau nữa.”
“Thời gian như vậy có vẻ lâu quá.”
“Hắn vô cùng cấp chấp, nói trong năm mươi năm này phải âm thầm thể hiện tình yêu với A Ni Man, năm mươi năm sau sẽ cưới nàng ấy.
Nàng cho rằng đoạn tình cảm này có thể đi đến đâu chứ?”
“Chuyện này khó khăn khá lớn đó.”
Hình Dật Sơ nói: “Bây giờ để Hà Thái chạy mất, lần sau nếu nàng thấy hắn thì khuyên nhủ hắn một chút.
Nàng là chủ tử của A Ni Man, có lẽ Hà Thái sẽ nghe lọt tai lời nàng.”
“Thật xin lỗi, những lời này ta nghe thấy hết rồi.” Bỗng có một giọng nói phát ra sau lưng họ, “Câu trả lời của ta vẫn giống y như trước đó: Ta thích A Ni Man, năm mươi năm sau ta sẽ cưới nàng ấy làm thê tử.”
Bọn họ quay người nhìn lại, Hà Thái đang ngồi chồm hổm sau lưng bọn họ vững như Thái Sơn.
Bùi Hi Lam nói: “Vũ thần lang quân, năm mươi năm sau A Ni Man sẽ trở thành một lão thái thái trên mặt nở đầy hoa cúc, không chết đã là may, lang quân còn hi vọng nàng ấy sẽ tiếp nối tình duyên với ngài sao?”
“Ta không để ý nàng ấy có già hay không.”
“Nhưng dù sao nàng ấy cũng phải thành thân.
Cả cuộc đời nàng chẳng qua cũng chỉ có vài thập niên, không thể cứ chờ ngài như vậy.”
“Nàng ấy không cần chờ ta.
Nếu gặp được nam tử thích hợp, nàng ấy có thể thành thân.
Năm mươi năm sau, ta sẽ cướp nàng ấy lại.”
Không thể không nói, sự cố chấp của Hà Thái khiến Bùi Hi Lam cạn lời, đồng thời trong lòng cũng có chút cảm động.
Nàng nhìn về phía Hình Dật Sơ, hắn căng mặt nói: “Hà Thái, nếu ngươi đã kiên trì như vậy ta sẽ không ngăn cản ngươi nữa, nhưng đừng mơ ta sẽ hỗ trợ.”
“Ngài không cản trở ta đã cảm tạ rồi.
Đa tạ tiên tôn, ta đi đây!” Hà Thái hung hăng nói rồi lại rời đi một lần nữa.
Chẳng bao lâu, mưa lại rơi một trận rất to.
Hình Dật Sơ không mang ô, Bùi Hi Lam bung ô giấy dầu của mình ra, cùng hắn che mưa, “Ta nhớ nhà ngươi cách đây không xa, ta đưa ngươi về trước nhé?”
“Mặc nam trang nên cho mình là nam tử thật sao?” Hình Dật Sơ khinh thường cướp lấy chiếc ô của nàng, giơ cao lên, nghiêng về phía nàng, “Xe ngựa của ta ở đầu phố khác, ta đưa ngươi về.”
Bọn họ sóng vai bước đi trên đường, mưa bay khắp thành, những đàn chim nhạn bay về phương Nam.
Những nương tử vừa mới thay đồ mới lo lắng nâng váy nhón chân đi trên đường.
Những người cưỡi ngựa đi ngang qua nếu như thấy có hồng nhan có lẽ sẽ đưa một hai người đi.
Một số cửa hàng đóng cửa sớm, những đứa trẻ con đang đùa nghịch không xem trận mưa thu đầy trời này ra gì.
Nhìn những người bình thường trên đường có đôi có cặp, lại nhìn thấy nhóm nương tử tuổi xuân phơi phới ở Trường An, Bùi Hi Lam bỗng nhiên hiểu được, trong lịch sử có rất nhiều văn nhân lưu lại thơ từ ca phú ca ngợi vẻ đẹp nữ tử, có thể thấy vô cùng như trăng như hoa như gió xuân khiến người khác thương tiếc ra sao.
Nhưng mà, người đáng thương thật sự, cũng là người đi thương tiếc gió trăng.
Một khắc trước Tư Mã Tương Như mới vừa viết “Trường môn phú” cho Trần Hoàng Hậu, một khắc sau Trác Văn Quân* đã rơi lệ đề thơ “Bạch đầu ngâm”.
Thời gian mười năm như nước chảy, chuyện ngoài ý muốn như hoa đào tháng ba, không tránh khỏi việc phải đổi màu.
Có được mấy nam tử thật sự bỏ qua vẻ bề ngoài, thật lòng yêu mến đức hạnh của nữ tử chứ.
Nàng may mắn khi là một cô nương Hồ khí, cũng dễ tìm kiếm niềm vui hơn cuộc sống so với những nữ tử ưu thương kia, nhưng cũng khó tránh khỏi tiếc hận thay các nàng ấy: “Hà Thái thật sự khiến ta cảm thấy bất ngờ.
Không quan tâm đến tuổi tác, dung mạo mà yêu một người, có lẽ cũng chỉ có tiên nhân thôi.”
*Trác Văn Quân là một tài nữ nổi danh thời Hán, thê tử của Tư Mã Tương Như.
Tương truyền, Tư Mã Tương Như sau khi làm bài Trường Môn phú nói lên nỗi lòng Trần A Kiều, giúp Hoàng hậu lấy lại được sủng ái của Hán Vũ Đế, thì chàng cũng trở thành người trong mộng của bao nhiêu tiểu thư mệnh phụ chốn kinh thành, chàng quên mất Trác Văn Quân tài hoa đa tình đang mỏi mắt chờ chàng ở chốn Thành Đô.
Rồi một hôm, Trác Văn Quân đang ngồi tựa cửa, chợt có người dâng đến một phong thư của chàng, mở bức lụa trắng tinh mà lòng những xốn xang.
Nào ngờ trên mảnh lụa chỉ vỏn vẹn vài chữ “Một hai ba bốn năm sáu bảy tám chín mười trăm ngàn vạn”.
Thưa thớt như bước chân người trở về, lạt lẽo như lòng kẻ phụ phàng.
Người đưa thư còn bảo chàng dặn lấy hồi âm ngay.
Tâm cuồng ý loạn, vừa hận vừa đau nàng cầm bút đề luôn một mạch bài “Bạch đầu ngâm”.
Tư Mã Tương Như nhận thư giật mình, chiều hôm ấy xe ngựa cao quý nhằm hướng Thành Đô mà trở về.
“Không liên quan gì đến tiên cả, là bản thân Hà Thái thích như vậy.”
“Nhưng nếu những thần tiên khác thích phàm nhân thì phải làm thế nào mới đúng? Người phàm thì luôn phải có một ngày già đi.”
“Nàng có nhớ ta đã nhắc đến vị thần của biển cùng di sương của hắn không, hắn là vị thần tôn trẻ tuổi nhất nhưng vẫn sống lâu hơn gấp ngàn gấp vạn lần di sương của hắn.
Đối với hắn mà nói, một thê tử chỉ sống được ba trăm năm chẳng qua cũng chỉ giống như phù du sớm nở tối tàn, cho dù hắn không quy nguyên thì hai người cũng khó vượt qua trở ngại đó.”
Ba trăm năm cũng chỉ như sớm nở tối tàn? Vậy cuộc đời chỉ vài thập niên như phàm nhân này…!Bùi Hi Lam chết lặng người cả một lúc lâu, trong mắt Hình Dật Sơ, nàng còn không bằng cả một con côn trùng.
Nàng nói: “Như vậy hai người họ chắc chắn phải chịu bất hạnh sao?”
“Nếu như có duyên, có lẽ sẽ còn được gặp lại trong luân hồi, không ai biết đường.
Giống nòi khác nhau, vẫn nên yêu người cùng loại thì tốt hơn.
Cho nên, ngoại trừ Hà Thái, những tiên tộc bình thường sẽ không yêu phàm nhân.
Phàm nhân sớm sinh tối mất, tiên lại có tuổi thọ tựa Nam Sơn.
Tất cả các dòng sông chảy hết cũng chẳng thể về hướng Đông, làm sao có thể kết thành vợ chồng?”
Thật sự không phải ảo giác, trong mắt Hình Thiếu sư, nàng chỉ như con sâu cái kiến.
Bùi Hi Lam chớp chớp mắt: “Đó là bởi vì tình huống của Hà Thái đặc biệt, nếu không phải không thể biến thành người, hắn với A Ni Man ít nhất có thể ở bên nhau năm mươi năm.”
Hình Dật Sơ cười khẽ: “Năm mươi năm, các nàng nghe có vẻ lâu đúng không, nhưng đối với bọn ta mà nói, chẳng qua chỉ như sương sớm trên cành.
Khi nàng nhìn thấy trời trăng luân phiên thay đổi đến trăm ngàn lượt, còn có thể yêu thương phàm nhân trong một khoảng thời gian ngắn sao?”
“Ta nghe nói rất nhiều tiên nhân đều là phàm nhân tu luyện thành.”
“Đúng vậy, Hoa Tử Kỳ ở Hoài Nam, Nhạc Tử Trường nước Tề cũng đều là phàm nhân thoát xác thăng tiên.
Nhưng khi bọn họ đã quyết ý thoát ly phàm trần, sẽ không liên quan gì đến phàm nhân nữa, ngay cả cha mẹ bọn họ.
Đường đi giữa người và tiên khác biệt, không có cách nào thành chính quả.”
Nàng cười cười: “Lạ quá, rõ ràng Hà Thái nói với ta, ngươi cưới một ái thiếp là phàm nhân, còn cùng nàng ân ái có thừa, lạnh nhạt cả chính thê của ngươi mà.”
Trong mắt Hình Dật Sơ ngập tràn không tin tưởng: “Hà Thái nói cho nàng chuyện này sao?”
Nàng cũng bị bản thân mình làm hết hồn.
Bởi vì lúc bình thường khi nói chuyện phiếm, thói quen của nàng là đến đểm thì dừng, rất ít khi đập vỡ nồi niêu* để hỏi đến cùng chỉ vì tò mò, nàng định sửa lời, Hình Dật Sơ đã nhìn về phía xa, cất giọng hờ hững: “Đây là việc riêng của ta, không liên quan gì đến Bùi Phụ tá.” Dứt lời, hắn đi về phía phương hướng Hà Thái biến mất.
*Một câu tục ngữ để chỉ chuyện truy hỏi đến ngọn nguồn, bắt nguồn từ “Vụng hiên tụng” của Hoàng Đình Kiên.
Bùi Hi Lam cảm thấy trong lòng khẽ nhói.
Không biết là vì Hà Thái, vì A Ni Man hay là vì một thứ “có lẽ có thể” nhưng không thể nói thành lời vừa bị chặt đứt trong lòng mình.
Nhưng mà nàng cũng không có nhiều thời gian để bình ổn tâm trạng của mình.
Cùng năm, bỗng nhiên Bùi Diệu Khanh rời thế gian.
Lúc này trụ cột đã sập xuống, Bùi gia và Dương gia đều vô cùng lo lắng, đặt tất cả hi vọng trên người một người.
Bùi Hi Lam thấy Dương Ngọc Hoàn dùng nước mắt rửa mặt, ưu sầu nhưng không biết vì ai, nàng dần dần hiểu được hàm nghĩa trong lời Hình Thiếu sư nói “con đường người và tiên khác biệt”.
Vào hôm Bùi Diệu Khanh hạ táng, nàng mặt một bộ đồ tang, chính mắt nhìn thấy vị thúc thúc mới không lâu trước đây còn cùng cưỡi ngựa vui đùa với mình mà nay thân thể dần dần lạnh đi, chính mắt chứng kiến một đại danh thần quay về với cát bụi.
Mọi người trong nhà phải vội vàng ứng phó với thế cục đang rung chuyển, ngay cả thời gian bi thương cũng không có, điều cảm khái duy nhất thật sự là, đời người có hạn, giống như sương sớm trên cành.
Thiên tử là một người thúc đẩy trào lưu, không chỉ thể hiện ở việc ông ta nâng đỡ một người thành nổi tiếng, còn thể hiện thông qua tôn giáo, văn học, danh xưng, phong tục đương triều.
Từ khi Đại Đường khai quốc đến nay, Hoàng đế thường ưa thích Đạo giáo, Lý Long Cơ thúc đẩy niềm yêu thích nhiệt thành này lên đỉnh điểm.
Ông ta đổi tên cho Trang Tử* thành Nam Hoa chân nhân, Văn Tử là Huyền Thông chân nhân**, Liệt Tử là Xung Hư chân nhân, ngay cả cướp một người vợ cũng phải gọi là Thái Chân đạo trưởng.
Những thi nhân triều Đường làm thơ cũng thích viết theo phong cách Đạo giáo, dường như trong cách hành văn nếu không có thêm chút thanh điểu, xích tùng, đào tiên, bếp vàng, quân vương ngồi bệ bạc trên mây…!thì có vẻ chưa đủ điệu.
Bởi vậy, đại thần chuyên mượn cảnh tiên để gửi gắm hoài bão trong thơ ca như Lý Bạch là được sủng ái nhấ cũng bởi do đó.
Ngoài ra, ngay cả các nhà thơ lánh trong giang hồ cũng phải chọn một cách phù hợp với cách thưởng thức đương thời, cũng chính là làm đạo sĩ.
Năm Thiên Bảo thứ ba, Hạ Tri Chương**** từ quan chọn phương thức hành xác phẩm vị cao này.
Chẳng qua là hai năm sau đó, ông đã bị Đỗ Phủ vạch trần chân tướng thích say rượu lại còn bị ảnh hưởng bởi phố phường một cách không thương tiếc.
*Trang Tử là người nước Tống thời Xuân Thu Chiến Quốc, là một triết gia và tác gia Đạo giáo.
**Văn Tử là tên hiệu của Huyền Thông chân chân Kế Nhiên người nước Tống thời Xuân Thu.
***Liệt Tử là người nước Trịnh, một nước chư hầu nhỏ đời Chiến Quốc, tác giả của Xung Hư chân kinh.
****Hạ Tri Chương sinh năm 659, người Vĩnh Hưng, Việt Châu, ông giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt, tính tình phóng khoáng, thích uống rượu.
Trong thơ của ông có ảnh hưởng bởi văn phong hoa mỹ thời Lục Triều.
Đỗ Phủ này cái gì cũng tốt, tính tình hiền hậu, lo nước lo dân, chỉ là không hiểu cách nói chuyện uyển chuyển hoa mỹ, trong tác phẩm của mình vẫn để lộ gốc gác cá nhân, rất sắc bén.
Từ xưa đến nay, phần lớn văn nhân Hoa Hạ đều thích kiểu, nếu như văn phong bị ảnh hưởng bởi Giáp thì bọn họ quyết định sẽ không nói đến Giáp, ngược lại dùng sức thổi phồng Ất khắp nơi, lấy cách dương Đông kích Tây này để nâng cao ngữ điệu.
Đối với Lý Bạch mà nói, cái Ất đó chính là Tạ Linh Vận*, “Nhà cũ Tạ công vẫn còn đây, nước hồ xanh biếc vượn kêu đầy”, “Chân xỏ giày cũ của Tạ công, cất bước trèo lên thang mây hồng”, “Chúng ta ngâm thơ nhưng lại thẹn chẳng bằng Khang Lạc.”*, “Mơ túp lều Nghiêm Quang mé suối, Khách nhà họ Tạ biển non khơi.”*** Tạ công trong tác phẩm của Lý Bạch không nơi nào không có, làm ra vẻ như người ngưỡng mộ nhất, nhưng hiếm có người biết, Giáp của ông thật ra là Bào Chiếu****.
Nhưng ông có giấu giếm thế nào cũng không tránh khỏi được đôi mắt Đỗ Phủ.
Đỗ Phủ viết một bài thơ nhưng lại vô tình vạch trần văn phong của Lý Bạch nhàn nhã như Bào Chiếu.
Cũng khó trách khi ông ấy cứ thông báo với Lý Bạch nhiều lần, ngay cả câu thơ tràn ngập mùi long dương mà ông ấy còn viết ra: “Xà nhà trăng lặn rọi soi, còn như nhác thấy mặt người năm xưa.”(5) nhưng cũng không được Lý Bạch đáp lời.
Qua chuyện này cho ta thấy, làm người đừng thẳng thắn quá.
*Tạ Linh Vận là nhà thơ tả cảnh sông núi trứ danh thời Tấn, ông từng làm Khang Lạc công, nên câu nói Chúng ta ngâm thơ nhưng lại thẹn chẳng bằng Khang Lạc là chỉ không bằng Tạ Linh Vận.
*Trích trong bài thơ Mơ đi chơi núi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt của Lý Bạch.
**Trích trong bài Xuân dạ yến đào lý viên tự của Lý Bạch (Tự là một bài văn ngắn để ghi chép hoặc bày tỏ một vấn đề gì)
*** Trích trong bài thơ Đọc sách trong viện hàn lâm, viết hoài bão trình chư vị học giả hiền đức của Lý Bạch trước khi từ quan.
Bản dịch của Nguyễn Minh.
Nghiêm Quang là một vị cao nhân lánh đời thời Đông Hán, ngày ngày ông thường xách cần ra suối câu cá.
**** Bào Chiếu: Một nhà thơ thời Nam Bắc triều.
(5) Trích trong bài Mộng Lý Bạch của Đỗ Phủ.
Hạ Tri Chương cáo lão hồi hương, Lý Bạch viết riêng thơ tặng ông ấy, nào ngờ chỉ qua hai tháng, bản thân mình cũng được ban phát vàng bạc trả về.
Ngày rời khỏi kinh, những người mới bạn cũ ở trong triều, văn nhân thi sĩ đều đồng loạt đến trạm dừng chân đưa tiễn ông, than thở rằng người tài hoa xuất chúng lại gặp phải muôn trùng khó khăn*.
Lý Bạch đau buồn nâng chén uống rượu, viết một bài thơ “Đường đi khó” trầm bổng: “Chén vàng rượu quý đấu mười ngàn, Mâm ngọc thức ngon đáng vạn quan, Ngừng tay ném đũa không sao nuốt, Rút gươm trông khắp dạ bàng hoàng*…”
*Xuất xứ từ trong bài Nam sử – Tạ Linh Vận truyện của Lý Duyên Thọ.
**Bản dịch thơ của Lê Nguyễn Lưu.
Nguồn: Đường thi tuyển dịch, NXB Thuận Hoá, 1997
Làm bạn cũ nhiều năm của Lý Bạch, đương nhiên Bùi Hi Lam không thể bỏ qua cuộc gặp này.
Thường nói có bốn thứ quý báu lúc đưa tiễn: trạm dừng chân, dương liễu, rượu ngon cùng hương thơm cây cỏ.
Vậy nên, có thể thấy Bùi Hi Lam đầu cắm liễu, tay cầm rượu, đi vào trong trạm dừng chân được chìm trong mùi hương cỏ cây tìm Lý Bạch là có thành ý đến thế nào rồi.
Lý Bạch cũng mặc một bộ áo bào trắng vừa hợp với tên mình và cả tình huống này, sau khi ngừng nói chuyện với người khác thì cùng uống một cốc rượu với Bùi Hi Lam: “Bùi nương tử, ta với ngươi vừa gặp đã như thân, nhưng chẳng gặp nhau được mấy lần.
Lần nào thật sự gặp mặt thì lại để ngươi thấy tình cảnh khó xử của ta.
Lúc này cũng như vậy, ai.”
“Không có cách nào, trong lòng phụ thân ta, Thái Bạch chính là tiên nhân bị đọa xuống trần, điều này đã ảnh hưởng đến hơn nửa cuộc đời ta, đến bây giờ ta cũng chỉ coi Lý lang là đọa tiên thôi.”
Lý Bạch cười ha hả mấy tiếng, đưa cho nàng một xấp giấy màu: “Ta làm một bài thơ, tặng cho bản thân mình, cũng tặng cho tiểu nương tử.”
“Đa tạ Lý lang, ta có thể chia sẻ nó với phụ thân không? Nếu ông ấy có thể đọc được chắc là sẽ vui mừng phát điên mất.”
“Như một sợi lông hồng thôi, hà cớ gì phải nhắc đến.
Nếu đã tặng cho ngươi thì là đồ của ngươi, ngươi có thể tự do xử lý.” Lý Bạch mỉm cười, ông uống hơi nhiều rượu, khuôn mặt khi nhìn Bùi Hi Lam phảng phất mang theo sự sầu não và men say, “Chỉ mong lần từ biết này, cách xa vạn dặm, có thể trao đổi tình cảm qua thư.
Trường tương tư* của ta, từ đầu đến cuối vẫn mãi ở Trường An.”
*Mình giữ nguyên từ này vì Lý Bạch có hai bài thơ Trường tương tư rất nổi tiếng.
Nghĩa nó là cùng nhớ về nhau hoài.
Sau khi Lý Bạch tạm biệt ra đi, Bùi Hi Lam mở thư ra xem, thì ra là hai bài sau của “Đường đi khó”:
Đường rộng như trời xanh
Ta không ra đấy thật
Thẹn với Trường An bọn trẻ trung
Gà son chó trắng chèn lê lật
Múa gươm đàn hát xót cho mình
Vén áo sân vua chẳng hợp tình
Hoài Âm, kẻ chợ cười Hàn Tín
Triều Hán quan cao ghét Giả Sinh
Anh chẳng thấy:
Thuở trước vua Yên trọng Quách Ngỗi
Khom mình nâng chổi, chẳng chê bai
Kịch Tân, Nhạc Nghị nhờ ơn chúa
Trung can một dạ dốc anh tài
Xương trắng Chiêu Vương trong cỏ rối
Nào ai lại quét Hoàng Kim đài ?
Đường đi khó! Hãy về thôi!
(Hành lộ nan kỳ 2, Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu)
Tai đừng rửa nước Dĩnh xuyên đây,
Miệng chớ dùng rau núi Thú này.
Đời loạn, hãy che tài dấu tích,
Chẳng cần cao lánh tựa trăng mây.
Từng xưa những bậc hiền tài đấy,
Thành đạt, không lùi hẳn hoạ ngay.
Xác Tử Tư sông Ngô vứt thảm,
Khuất Nguyên tự vận bến Tương này.
Lục Cơ tài giỏi mạng không toàn,
Thân Lý Tư vong bởi bám quan.
Tiếng hạc Hoa Đình còn vọng mãi,
Ưng xanh Thượng Thái nhớ vô vàn.
Anh thấy không:
Người đất Ngô, Trương Hàn hiển đạt,
Gió thu về trở lại Giang Đông.
Thà rằng một chén say khi sống,
Hơn cả ngàn năm danh hão phong.
(Hành lộ nan kỳ 3, Bản dịch của Nguyễn Minh)
Bùi Hi Lam bị văn phong dậy sóng bốn bề của Lý Bạch cuốn hút, nên nàng không chỉ đưa cho cha già mình thưởng thức mà còn khoe khoang với Hình Dật Sơ một lúc lâu.
Hình Dật Sơ đọc hai bài “Đường đi khó” này, nhận ra nét chữ của Lý Bạch, lại hỏi một vấn đề chẳng liên quan: “Nàng nói hai bài thơ này là do Lý Bạch tự mình đưa cho nàng?”
“Đúng, bởi vì hai bài thơ này, hai ngày nay phụ thân ta hào hứng muốn khùng rồi, trực tiếp cải thiện địa vị của ta trong nhà, trong khoảng thời gian này, khi giục ta thành thân cũng ôn hòa hơn một chút.”
Hình Dật Sơ nhớ tới lúc mới quen Lý Bạch, Lý Bạch từng nói sẽ không tặng thơ cho nữ tử, nên nghi hoặc hỏi: “Ngoại trừ tặng nàng hai bài thơ này, Lý Bạch còn nói gì không?”
“Ta nghĩ một chút nào…!ông ấy nói trường tương tư của ông ấy từ đầu đến cuối vẫn mãi ở Trường An.”
Sau khi im lặng một lúc lâu, Hình Dật Sơ mới nói: “Cho dù nàng và Lý Bạch có tình cảm Bá Nha Tử Kỳ gì, nhưng dù sao ông ấy là nam tử lớn tuổi hơn nàng rất nhiều.
Sau này nàng kết giao với nam tử cần phải giữ một khoảng cách phù hợp, nếu không chuyện truyền ra ngoài, đối với nam nhân mà nói chẳng qua chỉ là một chuyện phong lưu, nhưng người bị ảnh hưởng danh dự lại chính là nàng.”
Bùi Hi Lam nhớ tới những lời đồn về mình và Hình Dật Sơ ở Quốc Tử Giám, trái tim khẽ hẫng một nhịp, rồi lại cười nói: “Đa tạ đã nhắc nhở, về sau ta sẽ chú ý, Hình Thiếu sư…!đã nghe nói gì sao?”
“Không hề.”
“À…!à…!hiểu rồi.” Cũng may.
Nàng thở phào nhẹ nhõm.
“Ta với Lý Bạch có chút giao tình, ông ấy là một người bạn rất tốt, nhưng đối với nữ tử mà nói thì chưa chắc đã là một nơi gửi gắm phù hợp.
Nếu như nàng lập gia đình thì nên gả cho một lang quân tốt.”
Bùi Hi Lam sững người, tim đập rộn ràng trong ngực.
Cho dù có ngốc đi chăng nữa cũng không thể không hiểu, lời nói này của Hình Dật Sơ hơi vượt quá ranh giới.
Hơn nữa, hắn nói “lang quân tốt” lại khiến nàng nhớ đến bạn cùng lớp nói “Còn có một vị phu tế rất tốt chờ ngươi chọn.” Nàng cảm thấy mặt mình sắp nóng cháy đến nơi, nàng vuốt vuốt trán ra vẻ giống như rất nóng: “Nói cho cùng thì Hình Thiếu sư rất tốt bụng.
Ngươi lo lắng cho ta như vậy, ta cũng không thể bạc đãi ngươi.
Ngươi thích ăn gì, ta tìm người làm cho ngươi, cuoi như là quà đáp lễ.”
“Không cần khách sáo như vậy, ta không có hứng thú đối với đồ ăn cho lắm.”
“Ta đoán là bánh xốp.”
“Cũng bình thường.”
Mặc dù hắn trả lời rất nhanh, nhưng nàng không bỏ sót ánh mắt hơi sáng lên khi nghe thấy hai chữ “bánh xốp” của hắn.
Quả nhiên, tất cả những điều trong mộng đều là thật, chuyện vẫn không thể xác định được chỉ là bản thân mình và Bắc Lạc tiên tử Hi Lam có quan hệ gì mà thôi.
Hôm sau, Bùi Hi Lam đến chốn đào nguyên thăm tổ mẫu.
Tổ mẫu đã là một bà lão tóc trắng phơ, không còn cọng nào màu đen hay màu khác.
Nghe nói cháu gái sắp tới, bà đã sớm chuẩn bị bánh xốp Bùi Hi Lam thích ăn nhất.
Bùi Hi Lam vừa ăn bánh vừa giả bộ lơ đãng nói: “Tổ mẫu, bánh xốp này phải làm thế nào vậy?”
Tổ mẫu đang lau chùi giá sách bằng gỗ tử đàn cùng mấy nghiên mực trắng sứ từ thời Ung bên cạnh, đây đều là những dụng cụ trong phòng sách mà khi còn sống tổ phụ nàng yêu nhất.
Bà cười cười, không nhìn Bùi Hi Lam: “Con ăn bánh xốp nhiều năm như vậy, vì sao hôm nay mới nghĩ đến chuyện làm bánh thế nào?”
Bùi Hi Lam kể tường tận một lần từ đầu đến cuối, rồi làm nũng: “Con không thể nợ ân tình của Hình Thiếu sư đâu.
Hắn chính là vị tiên nhân hạ phàm kia, rất hung dữ đó.”
Lúc này tổ mẫu mới xoay người lại, liếc mắt nhìn nàng một cái: “Chẳng qua ta chỉ đùa con chơi thôi, con phải giải thích rõ ràng vậy sao.
Sao tổ mẫu lại không hiểu con cơ chứ? Tổ mẫu cũng là phụ nhân sống sắp bảy mươi tuổi rồi, lúc còn trẻ thích tổ phụ con thì ta cũng nấu ăn cho ông ấy.”
“Ặc, tổ mẫu hiểu là được rồi…” Bùi Hi Lam khẽ ngừng một chút, “Hả?! Tổ phụ? Vì sao lại kéo đến tổ phụ rồi, con, con, bọn con không phải quan hệ như vậy, con không thích Hình Thiếu sư…”
Lời nói của nàng mới chỉ nói được một nửa đã đụng phải ánh mắt mang theo ý cười hiểu rõ của tổ mẫu.
Nàng cúi đầu xuống, hai má nóng bừng rồi lan tới mang tai và mặt, lầm bầm lầu bầu: “Con thật sự không thích hắn mà, lúc ban đầu rõ ràng là một mối quan hệ trong sáng, bị người ngoài nói bên phải một câu, bên trái một câu mới ra lung tung thế này…”
Tổ mẫu không nhìn nàng nữa, quay người tiếp tục lau nghiên mực của tổ phụ: “Thì ra là vậy, vậy Hình Thiếu sư cũng đáng thương quá.
Bởi vì theo như lời con kể, tổ mẫu chắc tới chín phần Hình Thiếu sư thích con.”
Ánh mắt Bùi Hi Lam sáng hơn một chút, đứng dựng lên rồi lại nhanh chóng ngồi xuống, chỉ là đã quá trễ rồi.
Nhưng mà tổ mẫu cũng không hề hỏi sâu, chỉ cầm chén đẩy về phía nàng: “Đến đây, ăn thêm chút bánh xốp đi.”
“Tổ mẫu, con…!con không có…” Bùi Hi Lam nói không thành lời, lại cúi đầu lần nữa, mang khuôn mặt đỏ bừng ăn bánh.
Nàng thật sự đúng là cháu ngoan của tổ mẫu, trước đây cách mà nàng dùng để thử tình ý của Hà Thái với A Ni Man giống y đúc như cách này của tổ mẫu.
Bùi Hi Lam biết hội viên Trường Quy hội rất đông, còn đang xếp hàng chờ Hình Dật Sơ, cho dù có xếp thêm mười năm nữa cũng không đến lượt nàng.
Có bà lão tóc trắng dùng bánh xốp thăm dò tâm ý, nương tử thẹn thùng muốn cướp lấy Hình lang.
Nàng phải chờ một cơ hội làm chút chuyện Hồ khí mới được.