Họa Quốc - Thức Yến

Quyển 1 - Chương 6: 6: ۵ Hồi 1 Đế Muội Quy Tỷ 5 ۵



Trans: Nhật Nguyệt Phong Hoa
➻➻➻
Tạ Hoài Dung nhìn Tạ Trường Yến với vẻ hài lòng: “Rất tốt, có tiến bộ, không uổng công lão phu bồi dưỡng nửa năm qua.” Sau đó ông nhìn sang Trịnh thị, “Thiên sứ nói chuyến này không cần quá nhiều người, trong cung đã có sắp xếp ổn thỏa, mang theo hai tỳ nữ kề cận là được…”
Trịnh thị hơi biến sắc.
Tạ Trường Yến ngạc nhiên: “Mẹ không thể đi với con ư?”
“Chuyến đi Ngọc Kinh này tuy chưa phải xuất giá nhưng cũng xem là nhập cung rồi, phải tuân thủ lễ tiết, không được gặp thân quyến nếu chưa được cho phép.”
Tạ Trường Yến nóng ruột: “Sao thế được?”
Trịnh thị kéo tay nàng nói: “Sức khỏe mẹ không tốt, e rằng không chịu được xóc nảy trên đường, không đi cũng tốt…”
“Ngày con cập kê mẹ cũng không đến cài trâm sao?”
“Cái này…!đương nhiên phải đi rồi.”
“Thế lúc đó mẹ không sợ đi đường xóc nảy nữa ư?”
“Ơ…!không phải đến lúc đó có kênh đào nối liền Ngọc Kinh Ẩn Châu rồi sao?”
Tạ Trường Yến hơi thất vọng, mím môi, nói khẽ: “Mẹ đến giành cũng chẳng buồn giành…”
Trịnh thị nghe tiếng tim mình rơi xuống lộp bộp.
Tạ Trường Yến quay đầu nhìn thẳng Tạ Hoài Dung nói: “Xin ngũ bá bá dâng thư đến hệ hạ, Trường Yến có hai yêu cầu, trong chuyến đi Ngọc Kinh này, một là có mẫu thân đi cùng, hai là mở thêm nơi ở mới.

Nếu không, con không đi nữa.”
Tạ Hoài Dung không dám tin: “Con nói cái gì?”

“Bá bá đã dạy Trường Yến, tranh và không tranh chỉ cách nhau một chữ lý.

Pháp luật nước ta không có điều nào quy định con gái chưa cập kê không thể ở cùng mẹ ruột.

Huống chi chưa đại hôn mà sống trong nhà chồng thì càng không hợp lẽ.”
“Càn quấy!” Tạ Hoài Dung đập mạnh xuống bàn, chuỗi đồng tiền lăn lăn lóc lóc, “Lão phu dạy con kháng chỉ à!”
Tạ Trường Yến cầm lấy thánh chỉ đặt bên cạnh, mở ra chỉ cho mọi người xem: “Con không có.

Xin hãy xem kỹ, năm mươi ba chữ trên thánh chỉ không hề có chữ nào nhắc tới chuyện không được có mẹ ruột theo cùng.”
Tạ Tri Vi bên cạnh không kiềm được bật cười.
Tạ Hoài Dung nhìn chằm chằm Tạ Trường Yến, Tạ Trường Yến cũng nhìn ông ấy không chớp mắt.

Hai người cứ đối mặt với nhau như vậy một hồi, cuối cùng Tạ Hoài Dung thở dài: “Được rồi.”
Mắt Tạ Trường Yến sáng lên: “Ngũ bá bá đồng ý rồi ạ?”
“Ừ.”
“Đa tạ ngũ bá bá!” Tạ Trường Yến vội vàng kéo Trịnh thị bái tạ.
“Lui xuống đi.” Tạ Hoài Dung nói.
Tạ Trường Yến và Trịnh thị lui ra, ông ấy cầm thánh chỉ, biểu cảm phức tạp.
Tạ Tri Vi lên tiếng: “Trường Yến tiến bộ rất nhanh, thật sự phải nhìn muội ấy bằng cặp mắt khác xưa.”
“Học thức còn chưa thấy đâu nhưng về to gan thì tiến bộ lắm đó.”
“Người làm hoàng hậu cứ phải thích ứng chịu đựng cũng không phải chuyện tốt.” Tạ Tri Vi bật cười, “Tấu thư mà dâng lên chắc hẳn vị hoàng đế khác biệt của chúng ta sẽ không nổi giận đây, không chừng còn có ấn tượng sâu sắc với vị thê tử tương lai này.”
Tạ Trường Yến đang ngồi trước bàn trang điểm chải tóc, trông thấy mẹ đang đứng trước cửa lẳng lặng nhìn mình, nàng hỏi: “Mẹ có lời muốn nói với con ạ?”
Trịnh thị lắc đầu, đi vào ngồi xuống giường, bắt đầu thêu thùa.

Tạ Trường Yến để ý tới chiếc giày sắp hoàn thành đó, phía trên thêu một đóa thược dược đỏ, đường may rất tinh tế.
“Mẹ…” Nghĩ đến tấm lòng của Trịnh thi khi thêu giày mới, mắt Tạ Trường Yến đỏ hoe, “Có phải câu giành cũng chẳng buồn giành của con làm mẹ buồn rồi không?”
Trịnh thị dừng lại, dịu dàng xoa đầu nàng: “Vãn Vãn nói đúng, sao mẹ lại buồn được.

Mẹ đang tự trách…”
“Tự trách?”
“Nhớ khi đó mẹ dạy con phải có chí hướng, có đạo đức, lòng nhân từ, nay con dạy ngược lại mẹ.” Ánh mắt Trịnh thị dừng trên đóa thược dược, “Hoa nở dáng dịu dàng đưa hương, tựa học chàng quân tử cười duyên.

Công lao thiên nữ tỉa tuyết sương, cớ chi cúi đầu đào lý hoa?(*) Là mẹ suy nghĩ quá hạn hẹp rồi.”
(*) Đây là hai câu trích từ bài thơ Thược Dược Ca của Hàn Dũ.
Dịch nghĩa như sau:
Dáng hoa dịu dàng mới nở mang theo hương thơm bay lên, giống như học theo người quân tử cười mà không nói.

Dùng sương tuyết cắt tỉa là công lao của thiên nữ (mới làm cho hoa xinh đẹp như thế), vì sao phải cúi đầu học theo loài hoa đào hoa mận?
Hai mẹ con nhìn nhau cười.
Bảy ngày sau, tấu thư của Tạ Hoài Dung được dâng đến trước ngự án của Yên vương.
Một bàn tay thon dài cầm lấy tấu thư, đọc nội dung viết bên trong, người đó mỉm cười quay sang Như Ý đang hầu bên cạnh, hỏi: “Ngươi gặp nàng rồi, thấy thế nào?”
Như Ý chê bai: “Xấu, lùn, thô lỗ.”
Cát Tường giống hắn y như đúc đứng một bên bật cười ha ha: “Bệ hạ đừng tin, trong mắt huynh ấy chẳng có ai xứng với bệ hạ cả.”
“Ai nói hả? Bốn năm trước, Tạ Phồn Y gì đó khá ổn đấy chứ.

Sao bệ hạ lại chọn Tạ Trường Yến vậy?” Như Ý khó hiểu, “Nếu bắt buộc phải chọn người của Tạ gia thì chọn người nào xinh đẹp hơn chứ, người đẹp hơn nàng ta nhiều thế cơ mà!”
“Tại sao à?” Người đó nhướn mày, đôi mắt lấp lánh như sao trời, “Đương nhiên là vì…”
Chàng khựng lại, nhử mồi hai người bọn họ đến cuối cùng mới chịu thả.

Chàng nhàn nhã nói: “Tên của nàng đẹp nhất.

Trường Yến Trường Yến, yến thông yến(*).

Ta có rượu ngon, mở tiệc đãi khách lòng vui.”
(*) Yến thứ nhất là yến trong tên Tạ Trường Yến.

Yến thứ 2 là yến trong yến tiệc.
Như Ý, Cát Tường cạn lời.
“Truyền chỉ cho Tiểu Nhã, bảo hắn mau quay về…” Yên vương nhếch môi, “Dạy học cho hoàng hậu tương lai.”
Đúng như lời Tạ Tri Vi nói, Yên vương Chương Hoa xem xong hai yêu cầu của Tạ Trường Yến không những không tức giận mà còn vui vẻ chuẩn tấu.

Cứ thế, ngày một tháng tư, Tạ Trường Yến cùng mẫu thân Trịnh thị bái biệt gia tộc, từ Ẩn Châu mịt mù hơi nước lên đường đến đế đô Ngọc Kinh, học lễ nghi, chờ ngày cập kê.
– – Chờ ngày trở thành hoàng hậu.
– Hết hồi 1 –
NNPH lảm nhảm:
Chê người hôm trước hôm sau người chê nha.:)))
Thời điểm này bên Đồ Bích chắc Tiết Thái mới 1 2 tuổi gì đó, còn lâu mới tới đoạn chê Như Ý là “đồ lùn”.:))
Đoạn Trịnh thị đọc thơ mà t dịch nhìn không ra thơ luôn.:)) T thề là t làm thơ siêu dở, dịch được vậy là đã cố gắng hết sức rồi, mong mọi người lượng thứ.

Còn gieo vần gì đó em xin thua ạ.

Nếu có cao thủ thơ ca nào đi ngang qua chốn này, mong rằng có thể điều chỉnh giúp em..


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.