Duyên Kiếp Trước Nợ Kiếp Này

Chương 1: Cuộc sống tẻ nhạt năm hai mươi tám tuổi (1)



Đang thoăn thoắt gõ
một văn bản, màn hình máy tính bỗng tối đen, tôi chỉ nhìn thấy cái bòng
mờ mờ của chính mình, người ngây ra như phỗng. Trong tuần này, đây là
lần thứ ba mất điện, mà lần nào cũng vào đúng ba giờ chiều.

Trương Đình đang tựa lưng ngồi trên ghế, dáng vẻ uể oải như người sắp
chết, nghe thấy tiếng tôi thở dài liền mở mắt, hỏi: “Lại mất điện rồi
à?”

Tôi đang thầm đếm đến mời lăm, quả nhiên Từ Nam xuất hiện trước mặt tôi, thở hổn hển. “Chuyện gì vậy? Tôi đang làm thí nghiệm.”

Từ Nam là giảng viên, đang giảng bài cho năm thực tập sinh ngoại quốc ở
dưới lầu, theo cách nói của anh ta thì việc mất điện này mang tầm ảnh
hưởng quốc tế đấy.

Tôi không nhiều lời, mặt thản nhiên, nhấc máy
gọi thẳng đến bộ phận Thiết bị. Anh chàng thợ điện trẻ tuổi đến kiểm tra qua loa rồi lập tức gọi tới sở điện, thì ra là do sự cố từ đường dây
bên ngoài.

Tôi và từ Nam cùng đi đến bộ phận quản lý điện lưới của tòa nhà.

Nhân viên quản lý điện lưới nhanh chóng đến kiểm tra, nhưng mất nửa tiếng mà vẫn không tìm ra nguyên nhân, giống hệt ba lần trước.

Từ Nam thở dài, buổi lên lớp lần này lại bị hủy vì mất điện rồi.

“Họ vốn không muốn đến Trung Quốc mà muốn đi Nhật Bản, Mỹ, ở đâu cũng tốt
hơn ở đây.” Anh ta lại bắt đầu lảm nhảm mấy câu nói nhàm tai muôn thuở.

Xem đồng hồ, đã hơn bốn giờ chiều rồi, tôi không chịu nổi sự phiền nhiễu
của anh ta, bèn ngắt lời: “Tôi thấy hôm nay chắc phải về thôi. Anh hãy
an ủi những người bạn quốc tế nhé!”

Từ Nam vốn chẳng còn tâm trạng nào để nói đùa, chỉ nhíu mày rời đi.

Tôi còn nán lại để tán gẫu vài câu vô vị với mấy anh thờ điện, hy vọng biết được chính xác khi nào chuyện điện đóm được giải quyết, nhưng mười phút sau vẫn thấy chỉ uổng công.

Trên đường về tòa nhà, tôi thần thấy kinh ngạc, mình đang yên đang lành làm một quan văn, bây giờ lại tự
dưng trở thành tạp dịch vừa văn vừa võ.

Trong văn phòng tối mờ mờ chỉ có Trương Đình đang uể oải nằm bò ra bàn, trông giống hệt một con
cá mắc cạn, đang thở hắt ra. Cô ấy đang mang thai, mà phản ứng của người có thai thật dữ dội. Cô ấy đã từng thề sống thề chết, đợi đến khi con
chó con trong bụng chào đời, nhất định sẽ tét vào mông nó mấy phát cho
hả giận.

Tôi vấp phải chậu hoa trên hành lang, đau đến lặng người.

Trường Đình cố đứng dậy, đi đến hỏi thăm. Tôi xua tay với cô ấy. “Không sao, không sao đâu!”

Điện thoại trên bàn chợt đổ chuông, tôi cố gắng kìm nén cơn đau để đi nghe
điện. Đúng là đoán chẳng sai mà, là sếp, có lẽ Từ Nam đã báo cáo chuyện
này. Tôi vâng vâng dạ dạ một hồi, không cần nghe cũng biết anh ta đang
giao việc gì, chẳng qua là yêu cầu tìm hiểu nguyên nhân, lại hỏi xem khi nào thì có thể giải quyết triệt để chuyện này… Toàn là những lời vô
ích, mấy người ở sở điện còn chẳng biết, tôi biết làm sao được. Nhưng ai bảo anh ta là sếp chứ? Tôi chỉ có thể vểnh tai lên nghe, đoán xem bây
giờ anh ta đang ở văn phồng tại Hồng Kông hay đang ở Đào Đại Hoa Viên
của anh ta.

Nghe giáo huấn xong, tôi quay lại thì thấy Trương
Đình đang đứng bên cửa sổ, ánh mắt vượt qua bãi cỏ xanh dưới lầu, nhìn
thẳng vào công xưởng cách đó khoảng hơn trăm mét, lẩm bẩm: “Bên đó vẫn
có điện, hay là chúng ta đi mượn địa điểm?”

Tôi đáp một tiếng,
chưa cần nói bên họ là nơi tấc đất tấc vàng, chắc gì đã cho mượn, cho dù có cho mượn thì cũng không thể mang dụng cụ thí nghiệm sang được, mấy
thứ đồ ấy phải nặng đến vài tấn, di chuyển quá khó khăn.

Chuyện này rất giống với chi tiết hai phủ phía đông và tây trong Hồng lâu mộng, chỉ là rõ ràng “phủ” của chúng tôi không đủ thực lực, nhân sự thì ít
ổi, không có khả năng cạnh tranh. Cơ cấu tổ chức thể hiện rõ ràng rằng
chúng tôi hoạt động độc lập, nhưng lại cử hai cô gái chân yếu tay mềm về quản lý. Sếp thì ở tận Hồng Kông, hoàn toàn là chỉ đạo từ xa, mỗi tháng chỉ như chuồn chuồn đạp nước đến kiểm tra một lần.

Không thể
không tìm ông nọ bà kia ở công xưởng để nhờ giúp đỡ, thỉnh thoảng tôi
cũng cho bọn họ cơ hội chửi mắng mấy câu, hay thường xuyên tặng quà này
quà nọ để lôi kéo những người có liên quan. Vốn cũng ngay gần bên cạnh,
hơn nữa đều là người một nhà cả nên tôi chẳng khác nào người vạn năng đá bên đông một ít, lượn nên trây một ít, nhờ thế mà mối quan hệ cũng được mở rộng.

Khi bên công xưởng có chuyện rắc rối, phức tạp gì đều
không liên quan tới chúng tôi, giống như động đất vậy, nếu không ở tâm
chấn thì cùng lắm cũng chỉ là thoáng qua, mọi chuyện vẫn diễn ra bình
thường, cho nên mọi người vẫn gọi chúng tôi là tiểu đào nguyên (*). Ai
ai cũng tỏ vẻ ngưỡng mộ, nói nơi này lúc nào cũng sóng yên bể lặng, đến
nỗi không biết thật giả thế nào. Nhưng mà chốn công sở chẳng khắc nào
chiến tường, nếu không có dấu vết của “khói súng” thì đúng là chẳng có
gì thú vị.

(*) Ý chỉ nơi yên bình.

Tôi luôn cho rằng, chỉ những người lòng lặng như nước thì mới có thể sống
cô đơn một mình, mà tôi và Trương Đình thực sự rất thích hợp với cuộc
sống như thế này, cả hai đều vô tâm, chẳng có toan tính gì, cũng chẳng
có mơ ước được thăng quan tiến chức, chỉ có một chuyện bất đồng duy nhất là cô ấy đã kết hôn, còn tôi thì chưa.

Một ngày sắp trôi qua.

Tôi ngồi trên xe của công ty, tâm trạng hơi buồn bực. Mặc dù những chuyện
buồn hôm nay không phải lỗi của tôi nhưng cuối cùng sếp vẫn có ý trách
móc, tóm lại tôi cảm thấy không được thoải mái. Với kinh nghiệm hơn hai
năm làm việc, nếu gặp phải phiền phức như hôm nay, tôi không nên lúng
túng như một người mới như vậy, những lời khó nghe cũng chỉ như gió
thoảng qua tai, không thể làm mình bị tổn thương được. Nhưng tôi vốn là
người không kiềm chế được cảm xúc, vẫn không thể nào vui lên được.

Hai mươi tám tuổi, tốt nghiệp đại học chính quy, tôi tự nhận mình là người
có nhan sắc khá, vóc dáng trung bình, nghề nghiệp là tạp dịch, không có
lấy một người dưới quyền. Vấn đề cá nhân còn chưa giải quyết, đến hôm
nay, ngay cả một người bạn trai tôi cũng chưa tìm được.

Hồi mười
hai tuổi, tôi từng nghĩ đến một ngày nào đó mình sẽ hai mươi tư, bước
vào cái tuổi bắt đầu tàn lụi sau thời kỳ thanh xuân huy hoàng nhất. Chớp mắt, tôi đã hai mươi tám, ngay cả một khát vọng mơ hồ cũng không có,
lúc nào cũng ngẩn ngơ, ngây ngốc.

Sau hai mươi lăm tuổi, tôi thấy một ngày trôi nhanh như giở trang sách, thoáng cái đã thấy mình già đi. Ngẫm lại thấy thật vô vị, cõi lòng chưa già mà đã yếu, có lẽ nó thực sự bị tổn thương nhiều lắm.

Ở nhà, mẹ đang đợi tôi về ăn tối.

“Bố đâu ạ?” Tôi tùy tiện hỏi.

Mẹ tôi còn chẳng thèm ngẩng lên. “Ông ấy ăn xong là đi ra ngoài rồi.”

Năm ngoái chia tay với Lý Mỗ, tôi và bố đã tranh cãi một trận ra trò, từ đó trở đi, hai bố con như người dưng, chỉ vì Lý Mỗ là con trai chiến hữu
của ông. Tôi quyết định như vậy đã làm rạn nứt tình cảm giữa hai người
họ.

Đối với chuyện này, tôi cũng chẳng biết nói gì. Chuyện tình
cảm vốn không thể miễn cưỡng, đây là nhận thức chung của thế hệ chúng
tôi, nhưng ở thế hệ của bố mẹ điều này dường như rất khó chấp nhận, lúc
nào cũng trách móc chúng tôi chỉ biết nói mà không biết làm, động đến
việc gì cũng chần chừ, do dự.

Tôi cắm cúi ăn cơm, cũng không nói
gì nhiều, chỉ nghe mẹ nói chuyện đông chuyện tây một hồi. Lúc sắp ăn
xong bữa cơm, mẹ tôi bỗng hỏi: “Tú Nghiên, thứ Bảy tuần này con có thời
gian không?”

Tôi ngẩn người, trực giác mách bảo tôi rằng nhất định mẹ lại tìm cho tôi một đống đối tượng xem mặt mới.

Quả nhiên, mẹ tôi nói tiếp: “Hôm trước, mẹ tình cờ gặp cô Phùng, cô ấy nói
cơ quan của con gái cô ấy có một anh chàng rất được, mới ba mươi tuổi,
lại là tiến sĩ. Con người cậu ta cũng rất chững chạc, bố mẹ đều là giáo
viên…”

“Tiến sĩ ư? Công ty con có cả tá, thậm chí có cả người từ
nước ngoài về.” Tôi lập tức ngắt lời mẹ. “Chuyện này phải xem duyên
phận, không thể vội vàng được”

“Con không đi gặp người ta, làm
sao biết là không có duyên phận?” Mẹ tôi sầm mặt nhưng tôi cũng chẳng
sợ. Bà vốn là người khẩu xà tâm Phật, nếu không phải là vì thực sự sốt
ruột thì sẽ không thúc giục tôi như thế này. Lúc nào bà cũng nghĩ cho
tôi, dù quan hệ giữa tôi và bố đã trở nên đóng băng thế này.

“Mẹ, mẹ phải có niềm tin vào con gái của mẹ chứ! Không đến hai năm nữa, nhất định con sẽ đi lấy chồng, được chưa ạ?” Tôi đưa tay vỗ ngực, thề thốt,
nhưng thực ra trong lòng cũng không chắc chắn, nói vậy chỉ là để mẹ tôi
đỡ sốt ruột mà thôi.

Mẹ tôi mặc kệ không quan tâm đến tôi nữa. Tôi biết trong lòng bà cũng đã thoải mái hơn rồi.

“May cho con, đây là mẹ, đổi lại là bố con mà xem, có lẽ con đã bị ông ấy đánh cho no đòn rồi!”

Tôi cười hì hì. “Bây giờ bố không quan tâm đến con cũng có cái tốt đấy chứ, không can thiệp vào mọi chuyện của con, con càng được tự do tự tại.”
Nghĩ một lát, tôi lại nói với mẹ: “Mẹ đừng nói nữa, thứ Bảy tuần này con thực sự không có thời gian đâu. Ôn Tịnh mới từ Anh về, muốn hẹn gặp
con.”

Mẹ tôi chớp mắt, vẻ mặt có chút ưu tư không dễ nhận ra. Tôi có thể cảm nhận được đó là một chút áy náy, thực ra điều này hoàn toàn
không cần thiết.

Bố của Ôn Tịnh và bố tôi vốn là đồng nghiệp
trong một nhà máy quốc doanh. Chức vụ của bố tôi cao hơn bố cô ấy. Sau
này tiến hành cải cách mở cửa, tình hình trong nhà máy cũng ngày càng
thay đổi. Lúc đó việc một cá nhân đứng ra nhận thầu thường thấy ở nhiều
công ty, nếu xem xét về nhân cách và thực lực thì bố tôi hoàn toàn có
thể làm việc này, chỉ có điều bố và mẹ tôi vốn là người làm việc gì cũng cẩn trọng, dè dặt, không dám mạo hiểm. Cuối cùng, nhà máy được bố của
Ôn Tịnh mua lại, trở thành doanh nghiệp tư nhân, ngày càng được mở rộng. Đến hôm nay, bố cô ấy đã trở thành một doanh nhân thành đạt.

Mấy năm nay, bố tôi còn phải đối mặt với vấn đề cắt giảm biên chế, từ đó
ông sống ẩn mình ở quê, đó cũng là lý do tại sao tính khí của ông càng
ngày càng tệ.

Mẹ tôi cũng canh cánh trong lòng. Con người vốn là
như vậy, nếu không có cơ hội thì sẽ cảm thấy bất an, nhưng khi có cơ hội rành rành ngay trước mắt thì lại để cho nó qua đi. Đó mới là điều khiến chúng ta phải ân hận cả cuộc đời.

Nhưng những chuyện này chẳng
làm ảnh hưởng tới tình bạn giữa tôi và Ôn Tịnh. Ôn Tịnh nhỏ hơn tôi hai
tuổi, chúng tôi chơi cùng nhau từ thời tóc còn để chỏm. Mặc dù sau này
cô ấy và tôi không thường xuyên gặp gỡ, thậm chí cô ấy còn ra nước ngoài nhưng chúng tôi chưa bao giờ cắt đứt liên lạc. Từ thư viết tay đến thư
điện tử, sau bao lần thay đổi, có lẽ chúng tôi đã có thể xuất bản cả một cuốn Ulysses rồi.

“Lần
này về, nó còn đi nữa không?” Mẹ tôi hỏi. Thực ra bà cũng rất quý Ôn
Tịnh, một cô gái ngoan ngoãn, xinh xắn, thậm chí bà còn coi Ôn Tịnh như
con gái của mình.

“Con không biết. Con bé nói lần này về là quay
về nguồn cội. Đấy mẹ xem, thanh niên thế hệ chúng con cũng rất yêu nước
đấy chứ!” Tôi vừa nuốt ngụm canh vừa nói.

“Này, vậy còn A Hải nhà họ Chung thì sao? Chẳng phải nó cùng Ôn Tịnh sang Anh sao? Lần này có
về không?” Trí nhớ của mẹ tôi quả thực rất tốt, hoặc có thể nói, bà rất
quan tâm những vấn đề liên quan đến đám con trai xấp xỉ tuổi tôi.

Chung Tuấn Hải, con trai của giám đốc tòa án nhân dân ở một thành phố bậc
trung – Chung Cù. Trước đây nhìn thấy thông báo xử bắn dán trên tường,
bên dưới con dấu màu đỏ tươi là chữ ký của giám đốc tòa án, người nắm
quyền sinh quyền sát, quyền cho quyền nhận, khó tránh khỏi khiến người
khác có cảm giác sợ hãi, dè chừng.

Thực ra hai mươi năm trước,
Chung Cù cũng chỉ là một viên chức bình thường. Ba nhà chúng tôi cùng
sống ở một khu chung cư nơi ngoại ô thành phố, ba đứa trẻ chúng tôi cùng nhau chơi đùa, cùng nhau lớn lên. Chỉ là sau đó, hoàn cảnh mỗi nhà một
khác, nhà họ Ôn và nhà họ Chung ngày càng khấm khá, trước sau rồi cũng
chuyển đi nơi khác, chỉ còn nhà tôi ở lại khu chung cư cũ với mong ước
có đủ điều kiện để chuyển đến một nơi ở mới tốt hơn. Từ lâu tôi đã hiểu
rằng, mỗi người có phúc phận riêng, càng cầu càng khó đạt được, nhưng bố mẹ vẫn luôn nói với tôi những điều này, dường như họ nghĩ rằng tôi
không suy nghĩ thông suốt mà thành ra chán nản.

“Phải cùng nhau
quay về chứ! Hai người họ yêu nhau bao nhiêu năm như thế, lần này về
chắc chắn sẽ có chuyện hỷ.” Tôi thản nhiên nói, vừa khéo ngắt mạch suy
nghĩ đó của mẹ.

Mẹ tôi hơi sầm mặt nhưng lập tức trở lại vẻ bình thường. Tôi thỏa mãn buông bát đũa, vừa khẽ hát vừa đi về phòng.

Sau khi đóng cửa phòng, cả người tôi mới thực sự cảm thấy nhẹ nhõm. Lúc nào cũng vậy, dù là nói chuyện với mẹ mình nhưng tôi cũng như đang diễn
kịch, cảm thấy làm người lớn thật quá bi ai.

Ngồi trước bàn làm
việc, chống tay lên má, tôi nhìn ra ngoài cửa sổ, trong đầu trống rỗng.
Một lúc lâu sau, bàn tay trái không nghe lời bắt đầu mò tìm trong ngăn
kéo, chạm vào đúng vật thứ hai từ dưới lên, lấy ra một chiếc hộp bánh
quy từ chỗ cất sâu nhất, rồi chầm chậm mở ra, trong đó là những tấm bưu
thiếp xếp lộn xộn.

Tôi mò mẫm ở đáy hộp một hồi, cuối cùng lấy ra một tập giấy được kẹp bằng ghim, tờ to tờ nhỏ chẳng hề ngay ngắn.

Tôi giở xem từng tờ.

“Tú Nghiên, tám giờ bốn mươi lăm phút sáng mai có một cuộc điện thoại bàn công việc, cô nhớ nhắc tôi nhé!”

“Tú Nghiên, giúp tôi lưu lại mấy hồ sơ này!”

“Tú Nghiên, tám giờ tối nay tôi sẽ đi Quảng Châu.”

Phải đến mười mấy tờ như thế, đều là do tôi lén gom lại, đa số được viết
bằng tiếng Anh. Tên tiếng Trung của người con trai ấy hơi buồn cười.

Nếu lạc khoản đề ba chữ “Vệ Lê Quân” mà không có lời giải thích, người khác nhất định sẽ đọc không chuẩn. Ba chữ chính trực như thế, người con trai ấy lại có thể ký thành một chữ ký uốn lượn như bươm bướm. Chữ của anh
tròn trịa, người ta nói rằng chữ giống như người, thực chẳng sai chút
nào.

“Sếp, em thích anh.” Đó chính là giọng nói của tôi khi bày
tỏ, hơi run rẩy, lại có chút căng thẳng, mang theo sự ngốc nghếch của
“nghé con mới sinh không sợ hổ”.

“…Xin lỗi, tôi không hiểu.”
Giọng nói của anh không hề có chút khác thường nào, như thể tôi đang nói chuyện với anh về một văn kiện cần anh ký tên, nhưng tia sáng trong mắt kia lại đang dần biến mất.

Thực ra tôi cũng đã hiểu được rằng,
câu trả lời này chính là đáp án dành cho tôi, mặc dù khéo léo nhưng vẫn
khiến trái tim tôi tan vỡ…

Tôi nào phải đối thủ của anh, sống
trên giang hồ mười năm có lẻ, còn sóng gió nào anh chưa trải qua? Mặc dù lúc đó tinh thần anh đang sa sút nhưng việc ứng phó đối với tôi vẫn dễ
dàng như trở bàn tay.

“Ầm” một tiếng, tôi dùng hết sức đóng chiếc hộp lại, như muốn giữ mấy dòng chữ đó mãi nằm yên nơi đáy hộp.

Trong lòng tôi không còn giống như bị dao sắt cứa vào, mà chỉ là một cảm giác tê tê không gây đau đớn. Rốt cuộc thì ba năm cũng sắp trôi qua rồi. Chỉ có cảm giác khó chịu là còn lưu lại trong tim.

Cảm giác bối rối
ấy giống như một con dao chặt xương cùn, cứ day đi day lại, cuối cùng
cắt đứt sự tự tin của tôi, khiến tôi từ đó chẳng còn chút dũng khí.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.