Một
chiếc bàn gỗ được dưng bên bờ sông TongChang, thân thể Kumarayana được bọc kín
trong những lần vải trắng. Tục lệ an táng của người Khâu Từ là an táng, nhưng
vì Kumarayana là người Ấn Độ, nên ông sẽ được hoả táng theo phong tục của Ấn
Độ.
Bạch
Thuần cùng các thành viên của hoàng thất, các vương công đại thần xếp thành một
hàng dài, tất cả đều mặc y phục màu trắng. Cạnh khung gỗ đặt thi thể Kumarayana
là các nhà sư, do Rajiva dẫn đầu, sư phụ của cậu – Bundahatta cũng đến dự, họ
ngồi xếp bằng trên sông và cùng tụng niệm.
Pusyseda
vận đồ tang màu trắng, vấn khăng tang, tay cầm đuốc, mắt đỏ hoe, thâm quầng,
nét mặt đau thương. Theo phong tục thì con trưởng là người cầm đuốc, nhưng vì
Rajiva đã xuất gia, cậu không còn thân phận phàm tục nên việc này được giao cho
con út.
Bạch
Thuần ra hiệu cho Pusyseda, cậu đến bên chiếc bàn gỗ, châm lửa lên lớp cỏ khô
phủ xung quanh khung đỡ. Chỉ một lát, ngọn lửa bùng cháy nuốt trọn Kumarayana.
Tiếng
kêu khóc thương tâm hoà lẫn tiếng tụng kinh trầm buồn, tạo nên một khung cảnh
vừa trang nghiêm vừa thê lương.
Pusyseda
quỳ xuống, hai tay chống đất, đầu cuối thấp, hai vai rung động. Tôi nhìn sang
Rajiva, cậu ấy như quên cả tụng niệm, đôi mắt thẫn thờ nhìn người cha đang tan
biến dần trong đống lửa, nỗi đau đớn tột độ hiện trên nét mặt khiến tôi không
đủ can đảm nhìn cậu ấy. Trong cuốn “Trung Luận” của Bồ Tát Long Thụ mà Rajiva
sẽ dịch sang tiếng Hán có đoạn: “Con người, từ nhân quả kiếp trước nên sinh ra
trong kiếp này, vì có sinh nên có già cỗi và chết đi, từ già cỗi và chết đi nên
sinh ra buồn sầu, đau khổ. Mọi muộn phiền của con người đều từ đó mà ra. Nên
biết rằng, sinh tử được tạo ra bởi nghiệp chướng của những kẻ u mê ngu muội”.
Vòng luân hồi sinh lão bệnh tử là nghiệp chướng, là nỗi khổ của đời người. Bởi
vậy, kẻ sáng suốt phải biết cách “diệt trừ sự mê muội, để diệt trừ nghiệp
chướng” Nhưng nếu Rajiva có thể diệt trừ được sự mê muội, thì vì sao đêm đó,
cậu ấy lại khóc cha thê thảm đến như
vậy?
Tôi
lặng nhìn ngọn lửa đó, thầm cầu nguyện: Quốc sư, cầu mong ông sẽ gặp được người
mà trọn đời ông thương nhớ. Nỗi lòng của ông, Phật Tổ sẽ thấu hiểu, vì Ngài
cũng từng trải qua nổi khổ tương tư dày vò, nhất định Ngài sẽ giúp hai người
được đoàn tụ. Cầu chúc hai người hạnh phúc nơi cục lạc…
Nghi lễ
an táng kéo dài hơn một giờ. Khi tàn lửa cuối cùng lịm tắt, Pusyseda cùng người
nhà thu lượm hài cốt của cha, rắc xuống sông TongChang. Trái tim tôi như thắt
lại khi thấy Pusyseda ôm bình tro và kêu khóc thống thiết.
Trở về
phủ quốc sư, tôi không nói với Pusyseda về ý định ra đi của mình, vì lúc này
cậu đang quá đỗi đau buồn, tôi không nỡ nêu ra chuyện đó. Rajiva không ở lại
phủ, mà cùng sư phụ Bandhudatta trở về chùa Cakra. Trước lúc ra đi, cậu ấy lặng
nhìn tôi hồi lâu, tôi không hiểu ánh mắt phức tạp ấy muốn truyền đạt điều gì,
thực ra thì tôi cũng không muốn tìm hiểu, vì tôi đã quá mệt mỏi…
Tôi
ngồi trong sân nhìn ngắm bầu trời. Trước kia tôi thường băn khoăn, bầu trời
1650 năm về trước chắc hẳn là trong lành và thoáng đãng hơn bầu trời thế kỷ
XXI, nhưng cứ ngắm mãi bầu trời ấy có gì thú vị đâu chứ? Bây giờ tôi mới hiểu,
không phải bầu trời không có thứ gì đáng để ngắm, mà vì khi trong lòng chất đầy
tâm sự, ngắm nhìn bầu trời cao xa vời vợi kia sẽ cảm thấy dễ chịu hơn là ngồi
thu mình một chỗ.
– Ngải
Tình!
Quay
lại đã thấy Pusyseda đứng trên bậc thềm, cậu ta vẫn mặc áo tang, đôi mắt trũng
sâu, khuôn mặt hốc hác, râu ria lúng phúng quanh cằm. Cậu ta trở nên trầm tĩnh
hơn trước, chín chắn hơn trước rất nhiều. Người xưa nói không sai, đàn ông
trưởng thành hơn vào ngày đưa tang cha.
Hai
chúng tôi đã nhiều ngày không trò chuyện với nhau. Pusyseda bước xuống bậc
thềm, đến bên cạnh tôi. Không cười đùa cợt nhã như trước kia, cậu ta chỉ cuối
đầu nhìn tôi. Kể từ sau khi trở về phủ quốc sư, cậu ta luôn tỏ ra giữ ý với
tôi.
– Ngải
Tình, hôm đó…
Cậu ta
ngập ngừng, tôi băn khoăn, hôm đó là hôm nào?
– Ý tôi
là hôm ở Subash ấy…
Nhớ
rồi! Tôi khẽ lắc đầu:
–
Chuyện qua lâu rồi, cậu nhắc lại làm gì!
– Tôi
chưa bao giờ thô bạo với phụ nữ, nhưng không hiểu sao, với chị, tôi lại không
kiềm chế nổi.
–
Pusyseda, nếu cậu vẫn muốn xin lỗi, thì câu trả lời là, tôi đã tha thứ cho cậu
từ lâu lắm rồi.
– Vậy
còn… chỗ đó…
Cậu ta
chỉ tay vào môi tôi, gương mặt ửng đỏ:
– Nghe
nói phụ nữ người Hán rất coi trọng tiết hạnh.
Tôi
giật mình! Thì ra cậu ta muốn nói đến cái hôn đó. Tôi cười:
– Cái
đó… không sao. Cứ xem như bị chó cắn đi…
Thật
tình tôi chẳng còn nhớ gì về chuyện đó nữa. Với tôi, đó không phải là một nụ
hôn, mà chỉ là một vật thể nào đó áp lên môi tôi mà thôi.
– Chị…
mắng tôi là chó ư?
Cậu ta
tức giận, nhào đến bên tôi.
– Cẩn
thận kẻo bị chó cắn lần nữa đấy!
Tôi né
sang một bên, Pusyseda không rượt đuổi tôi như trước nữa, chỉ đứng đó và cười.
Nụ cười hiếm hoi sau gần 2 tháng. Pusyseda khi cười mới giống con người thật
của cậu ấy!
Nhưng
nụ cười không kéo được bao lâu đã tắt lịm, đưa mắt nhìn xung quanh, giọng cậu
ta trở nên thê thiết:
– Cha
ra đi, căn nhà trở nên trống trải lạ thường, quạnh quẽ lạ thường.
Rồi
quay lại nhìn tôi ánh mắt dịu dàng, ấm áp.
– May
có chị ở đây, khiến tôi thấy vui hơn một chút.
Pusyseda
đưa tay ra định chạm vào má tôi, tôi giật mình lùi lại. Cậu ta hụt hẫng, rụt
tay lại.
– Ngải
Tình, sau cái đó đó, tôi mới biết mình đã trách oan chị.
Tôi
sững người, không hiểu.
Pusyseda
mỉm cười:
– Phản
ứng khi đó của chị chắc chắn là của một cô gái trinh nguyên, Pusyseda nhận ra
điều này dựa trên kinh nghiệm dày dặn của mình về phụ nữ.
– Cậu…
Tôi
giậm chân.
– Sao
cậu cứ nghĩ mãi về chuyện đó thế? Tôi có phải cô gái trinh nguyên hay không thì
liên quan gì đến cậu?
– Chị
gạt tôi nói rằng chị vừa trở về, đến tận hôm đó tôi mới phát hiện ra chị đã
sống cùng anh ta ba tháng rồi. Trai đơn gái chiếc ở cạnh nhau ba tháng trời, dù
có là bậc cao tăng đi nữa, anh ta rốt cuộc vẫn là một người đàn ông. Tôi không
tin giữa hai người không có chuyện gì. Tôi luôn cảm thấy mình kém cỏi so với
anh ta, cha mẹ yêu chiều anh ta, đức vua tôn kính anh ta, người đời sùng bái
anh ta. Còn tôi thì sao, tôi chẳng có gì cả. Mọi người chỉ biết tôi là em trai
của đại pháp sư Kumarajiva, có ai biết đến tôi tên là gì, có ai thèm quan tâm
tôi đã làm được gì đâu. Chờ đợi mãi mới gặp được cô gái mà tôi thích thì lại bị
anh ta cướp mất. Nên, tôi không cam tâm. Chờ mãi chị không về, nên tôi đoán
chắc chị đã đến chùa tìm anh ta. Tôi như hoá điên, nên mới hành xử thô bạo như
vậy với chị.
Cậu ta
cúi đầu, như hồi tưởng lại điều gì, tủm tỉm cười nhìn tôi:
– Nhưng
sau khi hôn chị, tôi đã bình tâm trở lại. Tôi thấy mừng, vì chỉ môi chạm môi mà
chị đã phản ứng dữ dội như vậy, chắc chắn không thể có gì với anh ta được. tôi
vẫn còn cơ hội. Vì dù sao anh ta không thể thành thân, nhưng tôi thì có thể.
Tôi bực
mình.
– Cậu
thật trẻ con! Chỉ vì đố kị với Rajiva mà cậu biến tôi thành thứ đồ để tranh
giành với cậu ấy? Tôi thật không hiểu nổi,
làm một người bình thường có gì không tốt? Người
thông minh có những phiền não của riêng họ, tiếng tăm càng lừng lẫy, cuộc sống
càng mệt mỏi. Cậu muốn trở thành một người bình thường vui vẻ hay trở thành một
vĩ nhân bất hạnh?
– Vậy
là…
Cậy ta
nhìn tôi chăm chú, ánh mắt ắp đầy sự trông đợi.
– Chị
muốn chồng mình là một người bình thường ư?
Sao cậu
ta lại hỏi vậy? Trống ngực đập thình
thịch, một lúc lâu tôi mới lấy lại được ngữ điệu bình thản.
–
Pusyseda, tôi đã liên hệ với đội thương nhân. Năm ngày nữa sẽ xuất phát, họ sẽ
cùng tôi đến thành cổ Taqian, sau đó sẽ đi Trường An.
Tôi đã
phải trả thêm một khoản tiền để đội thương gia đó nhận lời cùng tôi đến thành
cổ Taqian.
– Chị…
Gương
mặt Pusyseda biến sắc, cậu ấy chụp lấy vai tôi.
– Chị
vẫn muốn ra đi ư?
– Tôi
không có lí do gì để ở lại đây cả.
– Hãy
lấy tôi, chị sẽ có lí do để ở lại.
Vậy là
đã rõ ý tứ cậu ấy.
–
Pusyseda…
– Chị
đừng để bụng việc trước đây tôi qua lại với nhiều phụ nữ, tôi xin thề, từ nay
tôi sẽ một lòng một dạ với chị, tôi sẽ chỉ có mình chị mà thôi.
–
Pusyseda…
– Đừng
nói với tôi về tuổi tác, vài năm nữa tôi sẽ già hơn chị. Cũng đừng nói với tôi
chị không thuộc về nơi này. Trên trời hay Trường An, không có tôi ở đó, chị tìm
đâu được niềm vui? Tôi chỉ muốn nghe một câu trả lời: đồng ý hay không đồng ý?
Chưa
từng thấy cậu ta nghiêm túc như thế bao giờ. Nếu không phải trái tim tôi từ lâu
đã thuộc về người khác, hẳn là tôi sẽ chẳng thể cự tuyệt những lời thổ lộ ấy.
–
Pusyseda, tôi không đồng ý.
Tôi gỡ
bàn tay Pusyseda đang nắm chặt vai mình, bình thản đối diện cậu ta.
– Lý do
duy nhất là: tôi không yêu cậu.
Pusyseda
thoáng chao đảo, nụ cười chán nản hiện trên khoé môi.
– Ngải
Tình, chính chị đã dạy cho tôi biết thế nào là yêu. Nhưng khi tôi biết yêu một
người, chị lại nói với tôi rằng, chị chưa bao giờ yêu tôi.
– Tôi
xin lỗi…
– Đừng
nói lời xin lỗi với tôi!
Pusyseda
đột ngột quay lại, túm lấy tay tôi!
– Chị
yêu anh ta phải không?
– Tôi…
Tôi
không thể thừa nhận, tôi phải giữ gìn danh tiếng cho cậu ấy…
– Đừng
giấu nữa! Thời gian về đây ngày nào anh ta cũng chăm sóc vết thương cho chị và
còn ánh mắt anh ta khi nhìn chị nữa. Chị tưởng tôi không biết chắc?
Pusyseda
kéo tôi lại gần, ánh mắt sắc lẹm dò thám gương mặt tôi.
– Chị
thừa biết anh ta chẳng thể cưới chị mà vẫn yêu hay sao?
–
Pusyseda, tôi cũng mong người tôi yêu là cậu. Nếu là một thời điểm khác, ở một
nơi khác, chắc hẳn tôi đã yêu cậu. Ở bên cậu tôi thấy rất vui vẻ, cậu mang lại
tiếng cười và khiến tôi quên hết nỗi cô đơn, buồn chán.
Tôi
không thể tiếp tục phủ nhận. Thật ra thừa nhận hay không có gì khác nhau đâu,
cũng đâu thay đổi được gì.
–
Nhưng, tình yêu vốn mù quáng, tôi không biết tại sao mình lại yêu cậu ấy. Dù
biết sẽ không có kết cục gì, nhưng tôi vẫn chẳng thể kìm chế bản thân. Vậy nên,
tôi đã quyết định ra đi.
Pusyseda
buông tôi ra, cất giọng cười lạnh lùng, biểu cảm trên gương mặt phức tạp đến
nổi tôi không sao hiểu được.
– Vậy
là tôi vẫn chậm hơn anh ta một bước…Một năm qua tôi đã chán ngấy trò chơi tình
ái với đám phụ nữ nhạt nhẽo, tôi không có tình cảm thực sự với họ nên những mối
quan hệ đó diễn ra chóng vánh, khi giây phút nồng nản qua nhanh, nỗi cô đơn lại
trở về, xâm chiếm tâm hồn tôi. Từ lúc ấy, tôi bắt đầu mong chờ ngày chị trở về.
Tiên nữ của tôi từng nói rằng, nếu tôi học thuộc lòng “Kinh Thi”, nàng sẽ quay
lại. Chị nghĩ rằng mười năm trước tôi đã bắt đầu học thuộc “Kinh Thi” ư? Không
đâu, mới từ năm ngoái thôi, tôi muốn thử xem lời chị nói có thật hay không. Kết
quả, sau khi tôi học thuộc cả cuốn “Kinh Thi” ấy, chị đã trở về. Chị không hề
thay đổi, vẫn nụ cười ngây ngô, gương mặt thuần khiết của mười năm về trước.
Trước kia, cha sốt ruột giục giã tôi thành thân, tôi luôn cao giọng tuyên bố sẽ
chỉ kết hôn với cô gái độc nhất vô nhị tự xưa đến nay. Khi đó chỉ vì muốn thể
hiện với cha, nên tôi mới thốt ra nhưng lời to tát ấy. Nhưng từ lúc gặp lại
chị, tôi đột nhiên nhận ra chị chính là cô gái có một không hai ấy. Vì vậy, tôi
muốn giữ chị ở bên mình, tôi muốn được ngắm nhìn tôi mắt trong sáng của chị mãi
mãi. Tôi nghĩ lần này tôi đã nhanh hơn anh ta một bước. Nào ngờ cuối cùng vẫn
bị anh ta cướp mất chị.
Tôi
không phải không mảy may xúc động, nhưng những lời nói của Pusyseda khiến tôi
lo lắng nhiều hơn.
–
Pusyseda, mười năm trước, tôi chỉ sống cùng cậu vẻn vẹn ba tháng và khi đó cậu
mới 10 tuổi. Sau mười năm, e rằng hình dáng tôi thế nào cậu cũng chẳng nhớ nổi,
nói chị đến chuyện ngày đêm nhung nhớ?
– Tôi
nhớ chứ…
Cậu ta
đưa tay ra định chạm vào má tôi, nhưng tôi đã kịp lùi lại. Cậu ta không tiến
đến, chỉ đứng đó, tưởng tượng ra khuôn mặt tôi trong không gian.
– Một
năm qua, hình bóng chị luôn hiện lên trong tim tôi, ngày một rõ ràng, sống
động. Bởi vậy, khi chị xuất hiện trên phố với bộ dạng ngây ngô đó, tôi đã lập
tức nhận ra.
Tôi thở
dài, không thể tiếp tục tình trạng này nữa. Tuy rằng không biết vì sao cậu ta
đột nhiên nảy sinh tình cảm với tôi, nhưng tôi cũng không muốn tìm hiểu. Chuyện
đã như vậy, có tìm hiểu thêm nữa cũng đâu có nghĩa lý gì. Tôi đưa mắt nhìn
những cành nho trụi lá trong sân, thở dài.
–
Pusyseda, ngày mai tôi sẽ đến chùa Cakra.
– Để
gặp anh ta?
– Đúng
vậy, nhưng là để chào từ biệt, đừng lo, sẽ không xảy ra bất cứ chuyện gì giữa chúng
tôi đâu.
Tôi
cười cay đắng.
– Tôi
và Rajiva đều rất tự trọng…
Tôi
tháo chuỗi ngọc hình sư tử xuống, đưa cho Pusyseda.
– Hãy
tặng cho người con gái sau này cậu yêu.
Cậu ta
lặng lẽ nhìn viên ngọc, không đón lấy, cũng không trả lời, một lúc sau mới lên
tiếng
– Nó
vốn là của chị mà!
Cậu
ta bắt chước tôi ngó lên trời. Ánh chiều tà đổ bóng lên thân người cao lớn ấy,
sáng lạn, rực rỡ.