Khẽ cau mày trầm ngâm một lúc. Hồng Chấn mới thốt.
– Chuyện này đại thúc cũng không được rõ cho lắm, mà chỉ nhớ rằng trước đây hai mươi năm, lịnh tôn cùng với lão “Vô tình” lịnh chủ Tào Duy Ngã có một cuộc ước hẹn.
Vì cuộc hội ước ấy hội diễn tiến trong cuộc tuyệt đối giữ bí mật cho đến chú và Tần tam thúc cũng không có được tham dự. Sau cuộc ước hội đó, lịnh tôn liền giải tán chúng ta, rồi cùng quy ẩn luôn. Hai mươi năm trời biền biệt, cho đến hôm nay đại thúc mới gặp được gia đình các cháu.
Lão lại ngừng lời, ném một cái nhìn thật nhanh về phía vợ chồng Triệu Bồi Nhân và buông lời ướm dọ:
– Theo sự nhận xét riêng của đại thúc thì sự quy ẩn đó của lịnh tôn thì nhất định phải liên quan đến Vô Tình lịnh chủ Tào Duy Ngã.
Vợ chồng Long Phụng lịnh chủ nhè nhẹ gật đầu tuy không thể bội ước dùng lời tỏ nội tình, nhưng họ vẫn có quyền dùng cử chỉ phát biểu điều họ không thể nói.
Người con út bất bình kêu lên:
– Lão Vô Tình lịnh chủ thật đáng ghét, có ngày tiểu điệt sẽ tìm lão đấu thử một trận!
Người anh cả tánh nết thâm trầm hơn, chàng lại hỏi:
– Hồng đại thúc chẳng phải nói công lực của gia phụ ăn đứt hai vị lịnh chủ kia đó sao?
Vô Tình lịnh chủ làm sao có thể bắt buộc gia phụ quy ẩn?
Hồng Chấn lắc đầu lia:
– Cái đó đại thúc cũng bí luôn.
Và hướng mắt sang Triệu Bồi Nhân như cầu khẩn:
– Đại ca không thể dung hòa lời hứa nói sơ một vài điểm không quan trọng để các cháu hiểu cũng chẳng được à?
Triệu Bồi Nhân nhè nhẹ lắc đầu, và đây là lần đầu tiên ông ta mới chịu lên tiếng:
– Nhị đệ, hiện giờ chẳng có chuyện gì đáng để nói cả. Cũng may, chân tướng của sự thật sắp vạch rõ rồi, chỉ mong ngu huynh sau này còn cơ hội chính miệng thuật lại khúc nguồn cho nhị đệ nghe!
Lời tuy không nói rõ, nhưng nổi đắng cay chất chứa trong lòng đã biểu thoát qua âm thanh. Người được mệnh danh Long Phụng lịnh chủ bổng nghiêm trầm sắc mặt:
– Nhị đệ tìm đến thật đúng lúc để giúp ta một tay!
Hồng Chấn vụt nghe tinh thần phấn khởi:
– Đại ca có điều chi dạy bảo? Phải chăng muốn đệ cùng lão Vô Tình lịnh chủ đấu chơi một trận?
Triệu Bồi Nhân cười lắc đầu:
– Việc Vô Tình lịnh chủ, để riêng ngu huynh giải quyết đủ rồi, không cần phải nhị đệ nhúng tay!
– Vậy thì đại ca định bảo tiểu đệ làm chuyện chi?
Trỏ tay về phía ba đứa con, Triệu Bồi Nhân đằng hắng nghiêm nghị:
– Nhờ nhị đệ đưa Sĩ Luân, Sĩ Mẫn, Sĩ Nguyên, ba đứa con ta rời khỏi nơi này!
Hồng Chấn ngạc nhiên tròn đôi mắt cọp:
– Ba cháu tuổi đều chồng ngồng như thế, không lẽ đi một mình chẳng được lại bắt cho tiểu đệ phải đưa đi? Điều đó thật khó mà vâng lời, xin đại ca cho đệ được ở bên cạnh để canh thủ cho đại ca.
Ba anh em Triệu Sĩ Luân cũng đồng van nài:
– Chúng con không đành lòng rời căn nhà giữa lúc này, xin cha hãy bỏ đi cái ý định, để chúng con được chung chia xớt nạn nhà.
Triệu Bồi Nhân sắc mặt lạnh băng cương quyết, quay sang bảo Cổ mộ Liên:
– Liên muội hãy mang đồ chúng ra đây!
Cổ mộ Liên chẳng lên một tiếng, và quay bước vào phòng chẳng mấy chốc đã bước ra với ba gói hành lý trên tay, trao cho ba đứa con, nàng dặn dò:
– Uy danh Long Phụng lịnh chủ của cha con, không phải ngẩu nhiên mà có được. Vậy các con nên hiểu rằng, việc làm của cha con cũng như sự sắp xếp hiện tại cho các con phải có nguyên do. Nhẫn nại việc nhỏ để không làm hư đại sự tận trung, trọng hiếu là biết gạt bỏ tiểu tiết, để mắt vào việc to, đừng học theo thói bận bịu thường tình mà dù cha con vào cảnh khó xử. Đó mới xứng đáng là con của cha mẹ.
Người con cả đón lấy gói hành lý, cúi đầu buồn bả:
– Con xin tuân lời mẹ dạy!
Người anh cả làm gương, Sĩ Mẫn, Sĩ Nguyên chỉ còn cách noi theo người anh, ríu ríu đón lấy bọc hành lý trên tay mẹ.
Long Phụng lịnh chủ nở nụ cười thỏa mãn, rút trong mình ra ba chiếc túi gấm, tự tay phân phát cho ba con:
– Nơi mà các con đi, cha đã sớm an bài cho các con đi rồi. Sau khi rời khỏi nhà độ trăm dặm, các con nói theo chỉ thị trong cẩm nang mà hành sự.
Ba anh em nén lệ đón lấy ba chiếc cẩm nang, và quay sang “Phích Lích Hỏa” Hồng Chấn, chờ đợi sự quyết định tối hậu của lão.
Trước diển tiến thái độ của ba anh em họ Triệu, Hồng Chấn ngửa mặt buông tiếng cười bi trang, thanh âm rền dội khắp bốn bề.
Lão vụt ngưng ngang giọng cười, chỉnh nghiêm sắc diện:
– Đại ca, tiểu đệ không sao cưỡng nổi ý anh, đành vâng theo mệnh lệnh.
Triệu Bồi Nhân cười buồn:
– Ta biết thế nào nhị đệ cũng không nở trái lời ta.
Dứt lời quét nhanh tia mắt vào ba đứa con, đoạn lặng lẽ quay vào nội thị, để dấu nhanh một cảm xúc đang dâng trào.
Cổ mộ Liên âu yếm vẫy tay giả biệt ba con:
– Cha các con không đành thốt lời từ biệt, vậy các con lên đường ngay!
Và nàng vội vả quay lưng lại, trên khuôn mặt lệ nóng đã trào rơi lã chã.
Để khỏi kéo dài thời gian biệt ly buồn bả, Phích Lích Hỏa Hồng Chấn gắng gượng quát to:
– Lên đường!
Và xoay người bước trước ra cửa.
Ba anh em Triệu Sĩ Luân cùng đau xót kêu lên:
– Mẹ!…
Đôi bờ vai Cổ mộ Liên run run qua tiếng nấc âm thầm, nhưng nàng cố dằn lòng không lên tiếng đáp.
Ba anh em đành hướng về phía lưng mẹ lạy đủ ba lạy, rồi gạt lệ nhún mình vút ra khỏi cửa.
Cổ mộ Liên chợt bắn người đến ngưởng cửa, ánh mắt tiển theo bóng lưng của bốn người khuất dần ở nẻo xa, cuối cùng không dằn được nổi bi thương, nàng ôm lấy bệ cửa khóc ngất lên.
Đột nhiên một bàn tay đặt nhẹ lên vai nàng, cùng với giọng ôn tồn của Triệu Bồi Nhân vang khẽ bên tai:
– Các con nó có chuyện riêng của chúng nó, vợ chồng ta cũng có chuyện riêng của chúng mình. Phu nhân chớ buồn nhiều. Hãy dằn bớt tâm tình đợi lão Tào Duy Ngã tới.
* * *
Phích Lích Hỏa Hồng Chấn sau khi bái biệt vợ chồng Long Phụng lịnh chủ dẫn theo ba anh em Triệu Sĩ Luân, bốn người đều riêng mang một tâm tình trìu trịu, nên suốt lộ trình mạnh ai nấy cấm cổ bước đi chẳng buồn mở miệng chuyện trò một câu.
Do đấy, chỉ nửa ngày trời, đoàn người đã vượt xa hơn trăm dặm đường.
Hồng Chấn nhìn thấy bên đại lộ, dưới cột cây to có che một mái quán nhỏ bán trà bánh, để khách bộ hành tạm dừng chân thấm giọng hay đụt nắng tránh mưa trên dặm đường dài thẳm.
Loại quán cóc ấy, trên địa giới Tam Tương rất thường thấy, cứ cách khoảng năm, ba dặm đường, thổ dân dựng lên một mái quán như thế, tùy tiện theo cước trình dài vấn của lử khách tha hồ ghé tạm đấy nghỉ ngơi.
Hồng Chấn chợt dừng chân lại, thở khì một hơi dài, như để trút đi những uất khí trong lòng ngực, quay ra sau bảo ba anh em Sĩ Luân:
– Các cháu, hiện giờ chúng ta đã cách Mịch La hơn trăm dặm rồi, chúng ta đã có quyền mở cẩm nang của lịnh tôn ra để hoạch định lại lộ trình kế tiếp…
Vừa lúc ông vừa dắt tay ba người vào quán.
Chủ quán là một lão bà lụ khụ với đứa cháu bé gái độ mười hai mười ba tuổi để giúp việc lặt vặt bán buôn.
Vừa thấy nhóm Hồng Chấn đặt bước vào quán, cô bé gái nọ liền trao cho ông một mảnh giấy nhỏ.
Hồng Chấn liếc mắt đọc thoáng qua, sắc mặt vụt hiện lên nét mừng rỡ vẫy tay bảo ba anh em họ Triệu:
– Chúng ta khoan uống trà đã!
Và chẳng đợi ba anh em Sĩ Luân tỏ ý thế nào. Hồng Chấn vội lôi ba người theo cửa sau của mái quán, xuyên qua một khu rừng trúc, đến cạnh một giòng sông, nơi ấy đã đậu trực sẵn chiếc thuyền con.
Hồng Chấn gọn gàng nhảy xuống trước, ba anh em họ Triệu cũng lục tục nhảy xuống theo.
Từ trong khoang lập tức một gã đàn ông vạm vở chui ra chẳng nói chẳng rằng, lầm lỳ nhổ sào chống ra giữa giòng.
Ba anh em trước sau vẫn chưa nói tiếng nào, Sĩ Luân, Sĩ Mẫn dù sao tâm tính khá trầm lặng hơn. Chỉ có Sĩ Nguyên vì tuổi nhỏ, không dằn được buộc miệng hỏi:
– Hồng đại thúc định đưa chúng cháu đi đâu thế?
Hồng Chấn cười cởi mở:
– Tần tam thúc của các cháu cũng đã đến rồi. Ý rất túc trí đa mưu, chúng ta gặp y trước rồi hãy tính chuyện khác.
Lòng sông càng rộng dần, cuối cùng bát ngát nước với trời, chẳng biết đâu là bờ. Thì ra thuyền đã lọt vào giới phận hồ Đồng Đinh.
Thuyền ven theo bò hồ tiến tới. Không mấy chốc chui vào một bãi sậy um tùm. Đi sâu thêm một lúc, thuyền từ từ cập sát vào bờ và đổ lại.
Nơi đây vẫn lau sậy cao ngất bốn bề. Hồng Chấn nhìn quanh quan sát địa thế, đoạn vẫy tay gọi ba anh em Sĩ Luân cùng theo ông nhảy lên bờ, chiếc thuyền nọ do gã đại hán chèo lui về bến củ.
Hồng Chấn vạch lau cỏ đưa ba anh em theo một con đường mòn, quanh qua quẹo lại gần buổi trời mới ra khỏi vùng lau sậy, trước mắt hiện ra một khoảng đất bằng phẳng với năm, sáu ngôi nhà của ngư dân.
Đám ngư phủ đang vá lưới phơi giây ngoài sân nhà, chợt thấy bóng Hồng Chấn họ cùng rần rần đứng dậy nghiêm chỉnh vái chào.
Ba anh em họ Triệu rất đổi lạ lùng, định lên tiếng gặn hỏi, Phích Lích Hỏa Hồng Chấn đã quay đầu lại giải thích trước:
– Đây hoàn toàn do sự sắp đặt của Tần Tam thúc các cháu, cốt che dấu để cha mẹ các cháu không biết!
Triệu Sĩ Mẫn mỉm cười hỏi:
– Tại sao mà nhị vị đại sư thúc lại che dấu với cha mẹ của chúng cháu à?
Hồng Chấn cười buồn:
– Vì nếu để cha mẹ các cháu biết, chúng ta không làm sao ở gần được cạnh người.
Và sợ ba anh em họ Triệu chưa được hiểu. Ông thòng thêm một câu:
– Lịnh tôn là người chính trực, mà hành động của chúng ta chó thể phương hại đến nguyên do quy ẩn của người. Cho nên chúng ta bất đắc dĩ phải dấu vậy!
Triệu Sĩ Nguyên lại hỏi:
– Đại thúc đã biết là gia phụ chẳng bằng lòng. Tại sao còn làm trái ý người.
Hồng Chấn vốn lòng dạ thẳng ngay, không một chút dấu diếm, đáp liền:
– Vì chúng ta ngầm điều tra, biết được công lực của lịnh tôn hoàn toàn mất hẳn, chúng ta không sao yên tâm để mặc một mình người.
Ba anh em cùng thất sắc buột miệng:
– Công lực của gia phụ bị mất hết?
– Ồ! Nhị ca, những điều bí mật ấy đâu thể tùy tiện nói ra như thế?
Kèm theo giọng nói lạ, một cụ già thần thái thanh kỳ, từ trong một ngôi nhà như phủ chậm rải bước ra.
Nghe đúng là giọng nói của Tần tam đệ mình, Hồng Chấn xoay người lại, niềm nở chào!
– Tam đệ về đây thật đúng lúc, nếu mà tam đệ chưa về ngu huynh thật chẳng biết đâu đi tìm.
Bạch Diện Thư sinh Tần Chung biết có việc quan trọng vội hỏi:
– Nhị ca đã gặp đại ca lịnh chủ rồi chứ?
Hồng Chấn gật đầu:
– Đã gặp qua, nhưng đại ca không cho chúng ta xía tay vào chuyện đó, lại còn giao ba đức cháu cho ngu huynh mang đến đây, tam đệ tính sao bây giờ?
Ánh mắt như điện chớp của Tần Chung dời sang anh em họ Triệu.
Lập tức ba anh em cùng nhích bước lên, cúi đầu thi lễ:
– Tiểu điệt Triện Sĩ Luân, Sĩ Mẫn và Sĩ Nguyên xin bái kiến Tần tam thúc!
Nhìn thấy ba anh em họ Triệu đều phẩm mạo hơn nguời, thứ nhất là Triệu Sĩ Nguyên, người em út trong bọn, thật là rồng trong nhân thế! Tiền đồ của chàng nhất định còn hiển hách hơn cả cha ông. Lịnh chủ đại ca được một người nối dõi sự nghiệp như thế dù nhắm mắt cũng hài lòng.
Nghĩ đến đây Tần Chung khoái trá cười ha hả:
– Ba hiền điệt miễn lễ, chúng ta cùng vào nhà trò chuyện.
Sau khi phân ngôi chủ khách ngồi yên xong, Hồng Chấn đem mọi việc nghe thấy nơi Mịch La thuật lại cho Tần Chung rõ.
Sau một hồi trầm ngâm, Tần Chung chợt hỏi:
– Theo ý nhị ca thì sao?
Hồng Chấn lắc đầu:
– Ngu huynh đầu óc chậm chạp lắm. Không ý kiến gì cả, tùy tam đệ đấy!
Tần Chung mỉm cười:
– Chúng ta mở mấy chiếc cẩm nang ra xem trước rồi hẳn hay!
Hồng Chấn gật đầu đồng ý:
– Ngu huynh trước đây cũng nghĩ như thế!
Chiếc cẩm nang của Triệu Sĩ Luân được mở ra trước nhất. Bên trong là hai phong mật thơ có niêm khẳn hẳn hoi.
Tần, Hồng hai người vừa liếc mắt nhìn dòng chữ ngoài một trong hai phong bì đều giật bắn mình sửng sốt. Vì trên phong bì nọ để tên của họ rõ ràng.
Cả hai cùng vội bóc ra xem. Bên trong chỉ là một phong thư rất ngắn:
“Nhị vị hiền đệ anh giám Hai mươi năm nay, nhị vị hiền đệ đã khổ lòng về ngầm hộ vệ cho vợ chồng, ngu huynh vô cùng cảm kích…” Hồng, Tần hai người không hẹn cùng ngẩn nhìn nhau cười héo hắt và cúi đầu đọc tiếp:
“Còn như lần đến này của Vô Tình Lịnh chủ, ngu huynh biết là nhị vị hiền đệ tất có những hành động thích ứng. Chính vì lẽ đó mà ngu huynh đặc biệt dặn dò nhị vị hiền đệ, cần phải tỏ ra đức độ thương người của bậc quân tử, nhị vị hiền đệ không nên làm những điều mà ngu huynh không muốn.
Mong thấy!
Ngu huynh: Triệu Bồi Nhân Thủ khải Ngày… thánh… năm” Ngày tháng mà Triệu Bồi Nhân đề trên phong thư và bó sẵn trong cẩm nang, đúng là ngày mà Hồng Chấn tìm đến gặp ông, đủ thấy tiên kiến sáng suốt của vị Long Phụng lịnh chủ, không những biết rõ nổi lao tâm của Hồng Chấn và Tần Chung. Mà còn thấu hiểu từng hành động của Vô Tình lịnh chủ định đối phó với ông.
Hồng Chấn xem xong, lắc đầu kêu lên:
– Tần tam đệ hẳn cũng hiểu rõ tánh nết của đại lịnh chủ, người đã căn dặn như thế, chúng ta tính sao bây giờ?
Bạch Diện Thư sinh Tần Chung không đáp mà hỏi lại:
– Còn theo ý nhị ca?
Hồng Chấn trợn to đôi mắt cọp:
– Ta đã chẳng nói là không có ý kiến đó sao? Tam đệ nói thử ý mình ta nghe!
– Chờ xem xong cẩm nang mà đại ca sắp bày riêng cho Sĩ Luân hiền điệt, rồi tiểu đệ nói sau!
Dứt lời bóc phong thơ thứ nhì có đề tên của Sĩ Luân ra, nhưng bên trong lại còn một lớp phong bì thứ hai và bên trên đề rõ.
“Chờ đến khe Lạc Hồn núi Quát Thương mới được mở ra!” Bạch Diện thư sinh Tần Chung xem xong thoáng rung động. Lại mở cẩm nang của Sĩ Mẫn, bên trong cũng là một phong thư, bên trên đề:
“Đến Mặc Đàm bên giòng Hồng thủy Hà hãy mở xem.” Mục tiêu mà hai người phải đến là hai trong năm tuyệt địa mà nhân vật giang hồ nghe qua đều phải khiếp sợ chẳng dám bén mảng tới. Thế tại sao Triệu Bồi Nhân lại chỉ định cho con mình tới huyệt địa ấy làm gì, quả là một hành động bí hiểm khó nghĩ ra.
Tần Chung dù chưa mở phong cẩm nang của Sĩ Nguyên ra nhưng cũng thầm đoán được mục tiêu của Sĩ Nguyên cũng chẳng hơn gì hai anh.
Hết còn hứng thú để xem tiếp chiếc cẩm nang thứ ba. Tần Chung buồn so bảo Sĩ Nguyên:
– Cháu Nguyên tự bóc cẩm nang ra xem phải đi về hướng nào?
Vì chưa lịch lãm giang hồ, Sĩ Nguyên làm sao biết trong dãy núi sông gấm vóc miền Trung Nguyên lại có những nơi mà võ lâm giang hồ liệt kê vào hạng cấm địa, bước vào là mạng sống kể như chẳng còn.
Cho nên chàng bình tĩnh xé cẩm nang móc phong mật thư của mình ra xem và đọc to:
“Sau khi đến Quân sơn hãy mở!” – Đến Quân sơn?
Tần Chung như không tin hẳn ở thính giác mình. Vội giằng lấy phong mật thư trên tay Sĩ Nguyên. Xem kỷ lại, mới thở phào một hơi dài nhẹ nhỏ bớt lo cho số phận Sĩ Nguyên.
Chính Sĩ Nguyên cũng rất đổi hân hoan, vì mục tiêu chàng sắp phải đến rất gần với gia đình, như vậy chàng có thể thỉnh thoảng quay về viếng thăm song thân.
Bạch Diện thư sinh Tần Chung sau một lúc trầm ngâm chợt ngẩng đầu lên thốt:
– Hồng nhị ca việc của đại ca lịnh chủ, chúng ta quả thật không thể xen vào rồi!
Hồng Chấn ngẩn ngơ giây phút chợt rống lên:
– Hừ, tam đệ kể ra cũng là bạn tri giao của đại ca lịnh chủ, không lẽ tam đệ tham sống sợ chết, không dám ăn thua đủ với tên khốn Vô Tình lịnh chủ à? Nếu vậy, bắt đầu từ nay chúng ta cắt đứt tình nghĩa đệ huynh, ngươi không cần gọi ta bằng nhị ca nữa.
Vốn là người tánh như lửa đốt, Hồng Chấn mỗi khi nổi giận là quá vang lừng, bất cần phân phải trái. Cũng may Tần Chung đã quen với lão, chỉ điềm đạm phân trần:
– Nhị ca…
Hồng Chấn gạt ngang:
– Ai là nhị ca của ngươi nữa!
Tần Chung vẫn từ tốn tiếp lời:
– Nếu quả nhị ca sợ không dám đến Mặc Đàm sông Hồng thủy thì tiểu đệ luân phiên mà đưa Sĩ Luân, Sĩ Mẫn hai cháu đi vậy!
Phích Lích Hỏa Hồng Chấn lại rống lên:
– Ai sợ chẳng dám đến Hồng Thủy Hà Mặc Đàm chứ?
Tần Chung cười ha hả:
– Nếu quả nhị ca có gan đưa cháu Sĩ Mẫn đến Mặc Đàm tiểu đệ xin hỏi nhị ca làm thế nào để lo việc xảy ra nơi nhà đại ca lịnh chủ?
Hồng Chấn thộn người và sắc mặt liền dịu lại:
– Ừ hé! Tam đệ… sao mà chẳng nói rõ, chọc ngu huynh nổi giận ba láp. Hề hề… hề hề cái ông em gì mà không biết nể nang nhị huynh chút nào…
Tần Chung nghiêm trang nói tiếp:
– Đến hai tuyệt địa khe Lạc Nhạn núi Quát Thương và Mặc Đàm sông Hồng thủy cũng nguy hiểm bằng như đối phó với Vô Tình lịnh chủ. Chúng ta vẫn có thể vì đại ca mà trãi mạng mình. Bởi thế, tiểu đệ nhận thấy chúng ta nên theo chỉ thị của người là hơn. Nhị ca đưa Mẫn hiền điệt đến Hồng thủy Hà, phần tiểu đệ hộ tống Sĩ Luân tới khe Lạc Hồn. Đại ca đã chủ định như thế tất có thâm ý. Chúng ta dù phải chết cũng quyết phải làm tròn sứ mạng của người giao phó.
Hồng Chấn buông chuổi cười hào sảng:
– Tam đệ nói chí lý! Chúng ta lên đường ngay kẻo phí mất thời giờ.
Ba anh em họ Triệu tự nãy giờ lắng nghe câu chuyện đôi bên, đã vở lẽ nơi mà cha họ bảo đến là một miền địa dữ dằn, nhưng lịnh cha không thể chẳng đến.
Điều mà họ không đồng ý là: chẳng muốn hai người đại thúc vì họ mà mạo hiểm vào chổ chết. Người anh cả thay mặt hai em lên tiếng khước từ, xin để tụ y đến đó mà thôi!
Hồng Chấn bất cần nghe phải trái, lôi tay Sĩ Mẫn băng băng chạy đi miệng hét:
– Đi ngay, chẳng lôi thôi gì cả!
Tình thế ấy, dù có năn nỉ cũng chẳng được, Sĩ Mẫn chỉ biết ngoái mắt nhìn hai người thân mà rưng rưng lệ nóng giả từ.
Bạch Diện thư sinh Tần Chung trước khi lên đường, sai thuộc hạ dùng thuyền đưa Sĩ Nguyên đến Quân sơn, sau đó mới cùng Sĩ Luân trực chỉ hướng núi Quát Thương khe Lạc Hồn.
Trong khi ấy, giữa vùng sông nước bát ngát của hồ Động Đình, một chiếc tiểu thuyền tráng lệ, bên trên chở “Vô Tình lịnh chủ” Tào Duy Ngã và một đôi gái trai trẻ tuổi, rẻ nhanh vào cửa sông Mịch La.