Ðợi ba cha con họ Tuệ ra khỏi biệt điện Biệt Hữu Thiên Ðịa, Phàn Nhất Chi mới cúi xuống quan sát Quan Thượng Cầu, chàng đặt tay vào mạch môn của y rồi hơi tươi tỉnh:
– Ðinh cô nương! Mạch của Quan thiếu hiệp tươi nhuận lắm, thiếu hiệp chắc sắp hồi tỉnh.
Ðinh Chu Diệp ấn một tay vào huyệt Nhân Trung của họ Quan, mỉm cười đáp:
– Chắc vậy rồi! công tử có biết tiểu muội ta sẽ rất hận ta nếu Quan Thượng Cầu có mệnh hệ nào. Công tử biết hiện giờ tiểu muội ta Ở đâu không?
– Ớ đâu thưa cô nương?
– Tiểu muội ta đã trốn khỏi Quan Hải đài rồi. CÓ lẽ muội muội ta sốt ruột tìm gặp Quan thiếu hiệp đây lắm!
– sao cô nương biết Ðinh Chu Lâm sốt ruột đi tìm Quan thiếu hiệp?
Chu Diệp thở ra nhè nhẹ:
– Công tử là nam nhân không nhạy cảm bằng ta. Chỉ nhìn vào mắt Ðinh muội muội là đã biết muội muội nặng tình với Quan thiếu hiệp lắm rồi.
Chàng hỏi hơi ngớ ngẩn:
– CÓ thế ư? Nếu thật vậy đáng lê ta nên mừng mới phải.
Ðinh Chu Diệp hơi mỉm cười:
– Chỉ có ái tình nam nữ mới có sức mạnh khiến muội muội ta mù quáng đến thế. Công tử không biết đó, muội muội ta và ta vốn là chị em cùng sư môn với Quan Thượng Cầu! Hà! Thực là… oan nghiệt!
Lúc đó có tiếng thở mạnh của Quan Thượng Cầu. Chu Diệp vội vã ngừng lời Nhất Chi đặt tay lay nhẹ vai y:
– Quan huynh! Quan huynh tỉnh đi nào!
Không đợi y trả lời, nàng xoay y nằm ngửa lại.
Trời đã sáng hắn bên ngoài tạt những tia nắng rực rỡ vào trong điện soi rõ gương mặt tái nhợt của Quan Thượng Cầu.
Ðôi mắt của y như lạnh lẽo Vô hồn khiến Ðinh Chu Diệp hơi hốt hoảng, nàng hỏi dồn:
– Quan huynh hãy nói đi. Quan huynh thấy trong người ra sao?
Mắt Quan Thượng Cầu vẫn dương lên nhìn Chu Diệp với những tia tuyệt vọng. Ðột nhiên Chu Diệp hơi rùng mình, nàng hỏi dồn vào tai y:
– Quan huynh! Hãy nói mau cho tiểu muội nghe! Quan huynh thấy trong người ra sao?
Trong cổ họng Quan Thượng Cầu phát ra mấy tiếng ú Ớ nghe dễ sợ còn hơn lúc y im lặng nữa. Ðinh Chu Diệp nhỏm dậy, nàng đột ngột rú lên:
– Quan huynh! Quan huynh bị cấm khẩu rồi chăng?
Dồn công lực vào hữu thủ, nàng nắm lấy cổ áo Thượng Cầu nhấc y đứng dậy. Mặt Thượng Cầu ngẩn ra trong một tình trạng cực kỳ đau khổ, y vẫn chỉ ú Ớ trong miệng và tuyệt vọng nhìn người sư muội rồi lại nhìn Phàn Nhất Chi. Ðinh Chu Diệp ôm chầm lấy sư huynh của mình:
– Sư huynh! Hoàng thiên sao quá độc ác với sư huynh! Còn trẻ như sư huynh mà câm thật rồi ư?
Nàng lắc mạnh vai Quan Thượng Cầu như cố bắt y phải bật ra tiếng nói.
Nhưng rõ ràng Thượng Cầu không thể nào phát ra âm thanh được. Y đưa mắt đau khổ nhìn hộp Ðộc Kiếp Phấn Tán mà nàng vất lăn lóc dưới đất rồi ú Ớ mấy cái. Phàn Nhất Chi đoán ý:
– Phải chăng huynh đài cho rằng chính mấy tán thuốc này đã làm huynh đài cấm khẩu?
Quan Thượng Cầu ú Ớ gật đầu liên tiếp mấy cái liền.
Y nhảy tới một bước dùng chân đá cái hộp Ðộc Kiếp Phấn Tán trống rổng văng ra ngoài bảo điện.
Ðinh Chu Diệp rơm rớm nước mắt, giọng của nàng lạc đi:
– Vậy ra ta đã hại sư huynh?
Thượng Cần nhìn tiểu muội nhè nhẹ gật đầu, rồi y bỗng gục đầu vào vai nàng, vai y cũng rung lên nhè nhẹ. Nhìn hai sư huynh muội Quan Thượng Cầu Phàn Nhất Chi không dấu được xúc động, chàng thở dài:
– Giữa hang hùm nọc rắn thế này mà còn mang thêm tai họa nữa, quả thật chúng ta không may!
Sợ xúc động có thể rơi lệ được, chàng đánh trống lãng:
– cô nương! Ta phải tìm cái gì lót dạ hôm nay chứ?
Có lẽ Ðinh Chu Diệp cũng đã dằn được thương cảm, nàng hơi xô vai Thượng Cầu ra, mặt lạnh lẽo:
– Chăng may cho sư huynh ta bị tai nạn khi tuổi còn quá trẻ. à! Phàn công tử vừa nói tới lót dạ à… Ta thấy mình có đói bụng chút nào đâu?
Nàng nhìn đăm đăm vào thượng Cầu:
– Còn sư huynh? Sư huynh có đói không?
Thượng Cầu khẽ gật đầu.
Ðinh Chu Diệp chỉ lên bàn thờ:
– Cần tìm thực phẩm đâu cho xa, công tử không thấy lễ vật của lão ác ma họ Tuệ sao?
Quả nhiên trên bàn thờ đầy đủ thực phẩm mà chàng không có thì giờ lưu tâm: đó là một mâm xôi lớn, một con gà luộc được uốn cong thành hình con phượng đang ấp trúng và Vô số hoa quả cam chuối…
Phàn Nhất Chi mang tất cả lễ vật xuống đất, chàng bình phẩm lão:
– Lão ác ma này không biết cầu Thái Thượng Lão Quân những gì mà tâm thành đến thế này?
cả ba ngồi xếp bằng tròn quanh các lễ vật bất ngờ có được. Chu Diệp dùng tay đút xôi cho Quan Thượng Cầu. Riêng nàng, nàng chỉ ăn cầm chừng một quả cam. Trong lúc đang ăn vui vẻ tạm quên tai họa của Thượng Cầu và tình cảnh ngặt nghèo của tất cả, Nhất Cho sực nhớ:
– Ðinh cô nương! Ðêm trước ta Vô tình phát giác được bí kíp này, cô nương thử xem sao rồi cho biết tôn ý!
Chàng rút cuộn giấy trong ngực áo ra.
Cuộn giấy đã trải hết mà Ðinh Chu Diệp vẫn hoàn toàn không đọc được chữ nào, nàng chỉ Quan Thượng Cầu:
– Trong ba chúng ta, người có khả năng đọc bí kíp này có lẽ là Quan Thượng Cầu vì sư huynh rất uyên bác các ngôn ngữ của thiên hạ. Tiếc rằng sư huynh đã thành người câm, làm sao đọc cho chúng ta nghe được?
Nhất Chi nhìn thăng vào mắt Thượng Cầu, chàng hỏi rõ từng tiếng:
– Huynh đài có đọc được những chữ này không?
Chàng thấy Thượng Cầu không ra gật đầu mà cũng không ra lắc đầu, lông mày của y nhăn tít lại một cách rất khó hiểu rồi đầu y hơi gật nhè nhẹ. Nhất Chi hỏi dồn:
– Huynh đài muốn nói sao? Huynh đài đọc được?
Ðầu y lại lắc nhè nhẹ khiến cả Nhất Cho và Chu Diệp đều kinh ngạc không hiểu ý của y ra sao. Chu Diệp hỏi gằn:
– Sư huynh hãy trả lời dứt khoát, sư huynh có đọc được hay không?
Thượng Cầu gật đầu ba cái rồi ngay sau đó lại lắc đầu ba cái. Chu Diệp kêu lên:
– Sư huynh muốn nói gì? Sao lại vừa gật đầu vừa lắc đầu? Sư huynh thử viết ra chữ xem.
Nàng đưa ra chiếc đũa nhưng rồi lại sực nhớ ra điều gì, nàng lẩm bẩm:
– Hay là sư huynh không muốn nói rõ Ở đây?
Quan Thượng Cầu cầm chiếc đũa, y viết liền xuống mặt đất hai chữ “Ðảo Vũ ,, Phàn Nhất Chi mỉm cười:
– Huynh đài bảo mình nên đi tìm Ðảo Vũ chân nhân? Ðường từ đây đến Thiên Trúc diệu vợi ngàn dặm làm sao có thể dễ dàng đến được?
Quan Thượng Cầu lắc đầu, viết tiếp: “Ðảo Vũ hiện đã qua Nhạn môn quan ,, Ðinh Chu Diệp reo lên:
– Nhạn môn quan thì chúng ta có thể đến được nếu thoát thân khỏi Trường Viên đảo này.
Phàn Nhất Chi đã đi thám thính các nơi ven đảo Trường Viễn trong liên tiếp hai ngày. Chàng không tìm được một con thuyền nhỏ nào khả dĩ có thể giúp chàng và sư huynh muội Ðinh Chu Diệp rời được hòn đảo này, có lẽ họ Tuệ đã dấu hết mọi phương tiện để vượt sông rồi chăng? Ớ trên hòn đảo này chăng khác gì bị cầm tù…
Ngày thứ ba trong lúc đang cùng Chu Diệp và Thượng Cầu ăn bữa chiều bỗng ngoài cửa bảo điện Biệt Hữu Thiên Ðịa có tiếng chân người dồn dập.
Tuệ Hồng Mao đang đi đến với hai người nữa. Nhìn cách ăn mặc lạ lùng của hai người lạ mặt, Nhất Chi nói với Chu Diệp:
– Chắc là nhị vị đầu đà đã về rồi đó!
Tuệ Hồng Mao bước vào cửa điện, hôm nay lão mặc một áo bào vàng như đạo sĩ và hoàn toàn không cầm một vũ khí nào cả. Hình như đã có hội ý từ trước nên một lão nhân tóc bạc trắng bước tới cất giọng như chuông đồng:
– Tuệ đảo chủ ra lệnh cho tất cả phải tự kết liễu đời mình tại đây. Trường Viễn đảo không chấp nhận cho kẻ lạ mặt đến rồi đi tùy ý.
Ðinh chu Diệp lên tiếng:
– Lão tiền bối! Làm gì có chuyện Vô lý đến thế? Tại sao không cho bọn ta rời đảo?
Lão thứ hai có đôi mắt lộn như mắt rắn và điều kỳ dị là hai tay lão lòi ra trong ống tay áo đen đùa một cách lạ thường, lão này cất giọng kim cao như xé lụa:
– ÐÓ là luật của Trường Viên đảo. Kẻ nào tới đây là phải bỏ xác tại đây.
Phàn Nhất Chi quăng ra sợi Kim Thằng dưới chân Tuệ Hồng Mao, cười gằn:
– Bọn tại hạ chưa chịu chết, xin chư vị thứ lỗi!
Lão nhân tóc trắng quát lên:
– Tiểu từ láo thật!
Thân thủ lão như một lằn chớp giật xê đến bên Nhất Chi, song chưởng của lão chập lại đánh liền vào giữa ngực chàng. Nhất Chi quẫy người lên, người chàng búng lên cao để chưởng phong đánh hụt vào khoảng không nhưng không ngờ khi người còn chưa kịp chạm đất chàng đã nghe bên tai một luồng gió kêu “u ư’ quái dị. Vai hữu chàng nhô lên, thì ra tả thủ của lão dị nhân thứ hai đã chụp tới cùng với tiếng cười xé lụa:
– Hãy ghi nhớ công lực của Tả Hổ Tuệ Hắc Quyền để tránh mặt.
Té ra lão này là Tả Hổ, thế thì lão tóc trắng đương nhiên là Hữu Long rồi.
Thảo nào nãy giờ lão Tuệ Hồng Mao có vẻ tự tin, vẫn đứng yên chưa hề động thủ.
Vai hữu của Phàn Nhất Chi có đeo một thanh bảo kiếm nên khi tráo công của Tả Hổ bấu vào trường kiếm liền sút ra. Lưỡi kiếm kêu “soạt” một tiếng chuồi ra khỏi vỏ lật ngược lưỡi kiếm khiến lão thốt lên một tiếng “A” lớn vội thu tráo về. Lưỡi kiếm kéo dài một đường, cắt rơi một ống tay áo của lão Tả Hổ khiến lão hơi chới với kêu lên:
– Tiểu tử có thần kiếm! Hữu Long huynh hãy cẩn thận!
Hữu Long vừa đánh hụt một chưởng vội vàng biến chiêu liền, chưởng phong đi thẳng trước mặt, bỗng lão rít lên ngoặt tả chưởng quạt sang Ðinh Chu Diệp. Nàng đứng án ngữ che chở cho sư huynh không dám tránh vì sợ chưởng đập vào người y nên đưa luôn hữu chưởng ra đỡ.
Hai luồng chưởng phong quấn lấy nhau phát ra một tiếng “rít” ghê rợn.
Khi xuất chiêu, lão Hữu Long đã có ý định nên lão đã vận hết mười thành hỏa hầu, còn Chu Diệp đỡ chưởng là lúc xuất kỳ bất ý nên kình lực có yếu hơn hẳn. Chỉ thấy nàng hơi loạng choạng lùi lại hai ba bước, mặt tái bạch hẳn đi.
Quan Thượng Cầu chứng kiến rất rõ thế yếu của sư muội, y kêu ú Ớ trong cuống họng rồi nhảy đến hai bước nghiêng mình xuất cước đá liên hoàn vào mặt Hữu Long để giải cứu sư muội. Hữu Long hơi cười “khì” một tiếng, chưởng đột ngột biến thành tráo đánh vuốt từ dưới lên định chộp lấy bàn chân Thượng Cầu.
Nếu lão chụp được chân y chắc lão sẽ dùng nội lực bẻ gãy chân y liền.
Hơi gió trong tráo của Hữu Long rít lên vù vù chứng tỏ công phu hỏa hầu của lão lợi hại võ công. Ðinh Chu Diệp đã sắp chúi xuống chợt thấy sư huynh trong thế chỉ mành treo chuông, liền rú lên một tiếng, tay nàng vung ra liên tiếp. Thì ra trong lức nguy cấp nàng đã kịp thời chộp lấy mấy chiếc đũa còn đang ăn dỡ dang biến thành phi tiêu phóng tới người Hữu Long.
Bao nhiêu tàn lực của nàng dồn hết vào chiếc đũa nên nó bay như kẻ chỉ nhắm giữa Thiên Linh Cái Hữu Long thăng tới. Ðã sắp sửa chộp được chân Thượng Cầu lại bị phi tiêu tấn công nhưng lão Hữu Long đã chứng tỏ công phu siêu tuyệt của mình. Hữu thủ của lão vẫn chộp chân Thượng Cầu đồng thời tả thủ cong lại, người hơi vươn lên dùng hai ngón tay bẹp luôn lấy chiếc đũa bẻ liền.
Tiếng gãy “rắc” của chiếc đũa khiến Phàn Nhất Chi đang đối phó với lão Tả Hổ liếc sang. Chàng nhìn thấy hữu trảo của lão Hữu Long đã chụp được bàn chân của họ Quan, định phóng kiếm tới giải thoát nhưng Quan Thượng Cầu cũng chứng tỏ không phải tay tầm thường, y tuy câm nhưng vẫn phát ra được một tiếng “ớ” trong cổ họng, người bật ngửa ra, y biết rằng mình chỉ chậm một giây thôi là đối phương sẽ dùng nội công bẻ gãy xương liền nên chân tả hơi duỗi ra tạo đà quặp mạnh đánh vào huyệt Thủ Tam Lý của đối thủ. Người Thượng Cầu bây giờ đã nằm ngửa dưới đất nên kình lực của chân rất mạnh khiến lão Hữu Long bất ngờ sửng sốt không thể tưởng tượng được rằng đối thủ trẻ tuổi mà võ công lại huyền ảo kỳ dị đến thế. Lão đành thu trảo lật ngược chưởng về gạt đòn.
Các chiêu thức qua lại kể thì lâu nhưng thực diễn ra chỉ trong chớp mắt.
Tuệ Hồng Mao nhìn qua cuộc diện biết là hai đối thủ thanh niên tuy ít tuổi nhưng đều là cao thủ kỳ dị võ lâm cả, chưa chắc gì dễ thủ thắng nên lão nảy ra một quỷ kế hô lớn:
– Nhị vị tráng sĩ! CÔ nương bị trong thương rồi.
Thực ra Ðinh Chu Diệp chỉ bị trúng chưởng nhẹ thôi nhưng vì lo lắng cho sư huynh Quan Thượng Cầu nên mặt nàng tái không còn chút máu. Nàng nói giọng khao khao:
– Sư huynh, công tử, hãy đến đây với tiểu muội!
Quan Thượng Cầu lắc vai hai cái đến gần bên sư muội. Phàn Nhất Chi cũng vội vàng chuyển bộ pháp tới bên nàng. Chu Diệp vuốt ngực mình nói nhỏ:
– Tiểu muội bị trúng chưởng, tuy không nặng lắm nhưng nội lực của lão Hữu Long sung mãn lạ thường nên chắc khó đối đầu với lão. Phàn công tử và sư huynh gãy cố về Yên Kinh ngoại thành, tiểu muội nghe Cái bang thiếu gia Tư Không Thiên đang chiêu hiền đãi sĩ cũng cố Nam Tông, hãy gửi lời trân trọng của tiểu muội đến y…
Lời dặn dò của Chu Diệp giống như một lời trăn trối, Nhất Chi gạt đi:
– CÔ nương đừng lo nghĩ. Tại hạ còn sống ngày nào là cô nương còn sống ngày ấy.
Lúc ấy Tả Hổ Tuệ Hắc Quyền thấy đã thử mấy chiêu liền mà vẫn chưa áp đảo được đối phương nên lấy làm nóng giận. Bình sinh lão từng trải giang hồ chưa bao giờ gặp trường hợp đối thủ đỡ được trên ba quyền của lão Muốn kết thúc mau lẹ sự việc, lão quát:
– Hữu Long Tuệ Bạch Phát huynh tấn công bên hữu, Tuệ Hồng Mao bên tả để ta tấn công trực diện xem bọn này còn ngo ngoe nổi hay không.
Nói là làm liền không cần biết có ai đồng ý hay không, lão dang rộng hai chân như gần nằm bẹp xuống đất, hai chưởng hoa lên múa liên tiếp. Mười ngón tay như mười móc thép cứng của lão hết xòe ra rồi lại co vào tạo ra những tiếng “rắc, rắc” kinh người rồi đột nhiên lão “hừm” lên một tiếng lớn song chưởng đánh thăng vào người Ðinh Chu Diệp. Lão đánh Chu Diệp trước là lão đã có suy tính vì theo lão, trong ba đối thủ Ở đây Chu Diệp có lẽ là người yếu thế nhất.
Ðinh Chu Diệp khiến lão kinh dị. Ðợi chưởng lực tới gần, Ðinh Chu Diệp ngã người, song cước đưa lên đánh chéo qua chéo lại rất kỳ dị đẩy chưởng của Tả Hổ vẹt qua bên. Chu Diệp nhún thân một cái nhẹ, người đã áp sát Tả Hổ, hai vai của nàng bỗng căng ra, nàng lắc lư đánh liên tiếp vào vai Tả Hổ hai ba đòn.
Cả ba lão nhân không ngờ võ công của nàng lại quái dị đến thế, lão Tã Hổ hơi chưng lại đã bị xương bả vai của nàng đánh trúng lưng tả “hự”một tiếng. Lão lảo đảo kêu vội:
– Hữu Long Tuệ Bạch Phát!
Hữu Long cũng đã thấy tình cảnh của người sư đệ, lão chéo chân qua, tả cước kêu “xoẹt” bật ra liền một lưỡi dao ngắn. Thì ra dưới đây giày lão đi có bộ phận bí mật dấu dao dưới đế giày, lưỡi dao bất ngờ bay vút qua đầu Chu Diệp khiến nàng hốt hoảng ngửa đầu ra tránh. Khỏi ngửa đầu, nàng đá luôn một cước sấm sét vào mặt Tả Hổ Tuệ Hắc Quyền.
Lão Tả Hổ đã lấy lại được bình tĩnh, lão thu quyền hạ từ trên cao xuống nhanh như điện chóp đánh bật cước của Chu Diệp ra. Quyền của Tả Hổ trúng ngay xương ống quyển của Chu Diệp khiến nàng đau nhói không kềm được tiếng rên.
Nàng lảo đảo đứng không vững vừa lúc Hữu Long Tuệ Bạch Phát lợi dụng tình thế xuất luôn một chưởng mười thành công lực đẩy vào vai nàng.
Một tiếng “ùm” dữ dội, Chu Diệp đã trúng chưởng lùi lại tức thì và ngay lập tức ứa ra ít máu nơi khóe miệng. Quan Thượng Cầu lo sợ kêu lên:
– Sư muội! CÓ sao không? (Quan Thượng Cầu đang bị câm mà sao kêu lên được?) Y định chạy lại gần sư muội nhưng Tuệ Hồng Mao đã cản lại, lão xuống tấn hét lớn, toàn thân đỏ rực, nhất là gương mặt và hai bàn tay đỏ như có máu nhuộm, lão múa chưởng trầm trọng tiến lại. Tả Hổ cười cay độc:
– Ðảo chủ xuất chiêu Ðại Tà Công thì bọn này làm sao thoát được?
Song trảo vỗ vào hai vai Thượng Cầu truy cản không cho y chạy lại tiếp cứu Ðinh Chu Diệp. Thượng Cầu nghiêng người tránh hữu trảo vừa lúc nhìn thấy Chu Diệp bị chưởng Hữu Long vỗ vào vai chao hằn đi. Trong lúc hấp tấp lo cho an nguy của sư huynh, Chu Diệp không tránh được trảo công của Tuệ Hồng Mao, năm móng sắt của lão bấu sâu vào vai nàng.
Trong nháy mắt, Phàn Nhất Chi biết nàng sắp bị nguy vì chàng đã chứng kiến khi lão họ Tuệ này thi triển Ðại Tà Công thì tất nhiên trảo sẽ thọc sâu vào da thịt đối phương. Nhất Chi vội vàng xuất Huyền Công kiếm môn định chém rụng tay của Tuệ Hồng Mao để cứu Chu Diệp. Kiếm trong tay chàng rít lên những tiếng “vo vo” ghê rợn lao về phía Tuệ Hồng Mao. Có lẽ lão Tuệ Hồng Mao đã có lập ý từ trước nên lão hơi “khịt” trong miệng một tiếng, chớp nhoáng thu trao lại liền trước cả lúc kiếm bay tới.
Kiếm trong tay Phàn Nhất Chi xoẹt qua quá mau, chàng không kịp thu về mũi nhọn của nó đã đâm lún vào vai Ðinh Chu Diệp.
Sự việc xảy ra trong nháy mắt khiến cả Chu Diệp và chàng đều kinh dị.
Chàng buông tay kiếm hô hoàng lên:
– CÔ nương! ôi! CÔ nương!
Chu Diệp đã chúi hằn xuống, một dòng máu tươi từ vai nàng vọt ra ướt đẫm liền vai áo. Nàng trợn tròn hai mắt:
– Phàn công tử! Công tử hại ta rồi!
Quan Thượng Cầu đứng mé bên tả liếc nhìn sư muội của mình bị kiếm Nhất Chi đâm trúng, mặt cắt không còn một hạt máu, chuyển liền bộ pháp lại nhưng y bị câm nên không kêu được tiếng nào, chỉ ú Ớ trong miệng và lắc đầu lia lịa. Phàn Nhất Chi bị đẩy vào tình thế cực kỳ nguy hiểm, chàng thẩn thờ rút kiếm ra khỏi vai Ðinh Chu Diệp vì thoáng nghe có tiếng gió của đối thủ tấn kích mình.
Nhìn vệt máu Ở đầu mũi kiếm, mắt chàng hoa lên rồi đột nhiên chàng hú lên bi phẫn:
– Chư lão tiền bối! Hôm nay vãn sinh xin quyết tử để chuộc lại lỗi lầm của mình!
Kiếm trong tay chàng bật lên mấy tiếng vo vo rồi tung lên trên không vê thành những hình thù quái dị. Chàng hơi rùng mình xuống triển khai kiếm pháp Huyền Công kiếm môn như gió táp mưa sa.
Phàn Nhất Chi như đã biến thành người khác. Chàng không thèm nhìn ba đối thủ, cứ điên cuồng vũ lộng thanh bảo kiếm rít lên những tiếng đinh tai.
Cả ba lão nhân đều kinh dị vì thái độ ngông cuồng của Phàn Nhất Chi cũng lùi lại ngẩn mặt ra nhìn. Phàn Nhất Chi đã vào cơn nhập thần, chàng vòng tay trái rút thêm lưỡi kiếm còn trên vai ra. Rồi với cặp song kiếm chàng như thiên sứ trên trời múa như điên như cuồng dồn cả ba lão họ Tuệ càng lúc càng vào thế lúng túng. Lão Tuệ Hồng Mao là người tỉnh ngộ trước lão la lên:
– Ta rút lui thôi nhị vị đầu đà! Tiểu tử này có song kiếm báu lợi hại thật!
Ðã chứng kiến kiếm pháp của Phàn Nhất Chi, tự xét khó thể thắng mau chóng được, lão Tả Hổ đồng ý liền:
– Ði thôi! Rồi chúng cũng chết đói Ở đây thôi!
Lão Hữu Long chăng nói chăng rằng đã phi thân ra khỏi bảo điện trước.
Thế là cả ba lão ác ma đều thất bại ý định đành rũ nhau rút lui. Nhưng chàng biết, ba lão chưa bỏ ý định tiêu diệt chàng đâu, trận quyết đấu chỉ mới tạm dừng…
Ðợi ba lão họ Tuệ đi khỏi, cất kiếm vào bao, Nhất Chi mới quay đến cạnh Ðinh Chu Diệp, chàng hỏi bằng giọng ăn năn:
– Ðinh cô nương! Xin tha thứ cho tại hạ, chăng qua vì lỡ tay…
Ðinh Chu Diệp sắc mặt tuy lợt lạt vì mất nhiều máu nhưng vẫn mỉm cười:
– Công tử yên tâm, ta biết chứ… Thôi, hãy lo cho sư huynh ta kìa, để ta tự điều tức chút xíu là xong thôi!
Chàng quay sang Quan Thượng Cầu, chàng đưa tay định nắm lấy vai y coi sóc vết thương nhưng đột nhiên y quay phắt đi, miệng y cứ ú Ớ những âm thanh cộc lốc và lắc đầu quầy quậy. Thấy thái độ của y, chàng hỏi:
– Huynh đài bị trúng thương ra sao? Ðể tại hạ thử coi…
Chàng đến gần nhưng Thượng Cầu lại tránh ra xa, ý chừng y không muốn chịu sự chăm sóc của chàng đến nơi Chu Diệp phải nói:
– Sư huynh giận Phàn công tử ư?
Quan Thượng Cầu gật đầu liền. Người đã lảng ra tận ngoài cửa bảo điện như không muốn Ở gần chàng nữa.
Ðêm hôm ấy, khi cả ba đang chập chờn trong giấc ngủ muộn, bỗng Phàn Nhất Chi nghe Ðinh Chu Diệp rên khe khê. Chàng vội nhỏm dậy khẽ hỏi:
– CÔ nương có việc gì cần không?
Chu Diệp thều thào:
– Vai ta đau nhức đến tận xương. Công tử hãy xem hộ ta.
Chàng tìm bùi nhùi đốt một ớ a đèn dầu rồi đến cạnh Chu Diệp, chàng khẽ đặt tay lê, vai nàng:
– Tại hạ xin mạn phép.
Hai ngón tay chàng kéo vai áo nàng xuống để lộ ra miệng vết thương sâu hoắm bầm tím sưng tấy lên trông nhầy nhụa dễ sợ. Chàng kêu hoảng:
– Ồ! Sao vết thương lại làm độc thế này? Nguy mất rồi!
Giọng nói của Chu Diệp yếu hắn xuống:
– Ta cũng ngờ quá, hoặc kiếm của công tử có tẩm độc chăng?
Phàn Nhất Chi chưa trả lời bỗng thoáng bên tai chàng có tiếng động ngoài cửa bảo điện. Tâm chàng máy động liền, chàng đặt ớ a đèn dầu xuống cạnh Chu Diệp, vội lay Quan Thượng Cầu dậy:
– Huynh đài coi sóc dúm Ðinh cô nương! Tại hạ ra xem có ai đến theo dõi chúng ta!
Thân ảnh chàng trong loáng mắt đã vọt ra ngoài cửa. Dường như trước mắt chàng có một đạo bạch quang chớp qua. Chàng giở thuật phi hành đuổi theo liền. Lướt qua một bụi rậm, đạo bạch quang đột ngột biến mất, chân chàng đụng phải một vật lạ, chàng cúi xuống. Thì ra đó là một đèn lồng bằng giấy phất thô sơ.
Phàn Nhất Chi hơi động tâm.
Té ra có ai đó định gạt chàng chạy ra đây. Ðể làm gì? Chàng quay ngoắt người trở lại bảo điện.
Vừa bước vào bảo điện chàng đã giật bắn mình vì Quan Thượng Cầu đang nằm gục bên Quan Thượng Cầu, hai vai rung lên liên hồi. Chàng lật y lên, mặt y ướt đẫm nước mắt, y hất đầu về phía Chu Diệp. Chàng đặt tay lên vai nàng. Người nàng lạnh tanh như được tẩm trong tuyết đọng.
Phàn Nhất Chi run lẩy bẩy đặt tay lên huyệt Nhân Trung của Chu Diệp, hơi thở đã ngừng bạt.
Người chàng lạnh toát, miệng ấp úng:
– CÔ nương sao thế? Huynh đài, tại sao Ðinh cô nương chết đột ngột thế này?
Quan Thượng Cầu dương đôi mắt đỏ ngầu sũng nước lên nhìn chàng, trong đôi mắt ấy bốc lên niềm oán hận không thốt ra được lời. Hắn gật gù đầu không hiểu có ý nghĩa gì rồi di chân chớp nhoáng xuống đất viết hai chữ “Ðộc Kiếm.” Chỉ mới trước đây chưa tới một khắc chính mắt chàng nhìn thấy vết thương do kiếm chàng Vô tình đâm vào vai Chu Diệp, tuy có sưng tấy lên thực nhưng làm sao sát thương được? Chắc chắn phải có điều gì bí ẩn trong lúc chàng đuổi theo đạo bạch quang. Nhưng điều bí ẩn ấy là gì?
Chăng lẽ Quan Thượng Cầu lại nhẫn tâm và tàn ác đến độ giết chết sư muội của mình rồi đổ tội cho chàng? Xét về bản chất y không có được hành động này. Vậy chỉ còn có thể trong khoảnh khắc đã có một người khác vào đây hạ thủ Chu Diệp. Người ấy là ai? Và hạ thủ với mục đích gì?
Suốt đêm ấy Phàn Nhất Chi không ngủ được vì đau khổ hoang mang, đến gần sáng chàng mới mệt mỏi chợp mắt.
Ðang lúc Phàn Nhất Chi chìm trong giấc ngủ, Quan Thượng Cầu nghe bên tai y có tiếng gọi rất nhỏ:
– ca ca! Ca ca Quan Thượng Cầu!
Quan Thượng Cầu chồm dậy như đã chờ đợi từ trước. Y thổi liền ớ a đèn để cả gian bảo điện chìm trong bóng tối.
Thượng Cầu vọt ra cửa, ngoài đó có một bóng đen nhỏ nhắn đợi sẵn và cả hai cùng phi hành vùn vụt về hướng tây nam.
Ðến sáng hắn Phàn Nhất Chi mới thức giấc, qua một đêm ngủ nặng nề, chàng vẫn chưa tỉnh táo được mấy chút. Chàng lại gần lật xác chết lên quan sát kỹ lưỡng. Dưới gáy Ðinh Chu Diệp có một chấm đỏ li ti bằng đầu cây đũa. Chắc đây là vết thương khiến nàng tử vong, nhưng do ai gây ra?
Nhìn qua chỗ nằm họ Quan, chàng không nhìn thấy y đâu nữa nưng Ở ngạch cửa chàng phát hiện ra vài vết chân người còn để lại.
đó là vết của một đôi hài sảo nhỏ nhắn. Hà! Tình thế thực là oan khổ.
Quay trở vào trước linh cửu Ðinh Chu Diệp, chàng lâm râm khấn thầm:
“Nếu cô nương có linh thiêng, xin cho tại hạ tìm ra nguyên nhân cái chết của cô nương.” Vừa lúc ấy có tiếng động. Chàng quay lại, thì ra là tiểu cô nương Tuệ Chân. Nàng vẫn lúng liếng hai núm đồng tiền:
– Phàn công tử! Gã thanh niên kia đâu mất rồi?
chàng đang đau khổ với cái chết của Chu Diệp nên sẵn giọng:
– Y đâu quan hệ gì với tôi. CÔ nương hãy tìm y mà hỏi.
Tuệ Chân nghiêng đầu nhìn vào bảo điện, chợt nhìn thấy thi thể Chu Diệp, nàng buột miệng:
– Còn cô nương kia sao mà ngủ như chết thế?
Phàn Nhất Chi đáp:
– CÔ nương chết thực đó!
Tuệ Chân trợn mắt:
– ủa! CÔ nương sao chết mau thế?
Ðột nhiên nàng chuyển giọng:
– Còn công tử, chưa về với phu nhân à?
Nhất Chi ngơ ngác vì câu hỏi biến đổi của nàng:
– ủa! Tôi nào đã có phu nhân?
Tuệ Chân cười chúm chím:
– Công tử chưa có gia thất à?
– Chưa!
Nàng lại chuyển câu chuyện lần nữa:
– Công tử có muốn rời khỏi đảo này không?
Chàng đáp:
– Muốn lắm chứ, cô nương có giúp được tôi?
Nàng tinh nghịch:
– Ta muốn giúp công tử lúc nào chăng được. Nhưng… nhưng… công tử hứa với ta là sẽ trở về đảo này nhé?
Chàng hết sức kinh ngạc:
– Ðể làm gì? Ta trở về đảo làm chi?
Câu trả lời khiến chàng càng kinh ngạc hơn nữa:
– Công tử hứa… sẽ trở về rồi ta sẽ chỉ đường cho công tử tới tận thành Yên Kinh. Vì… vì… ta… ta đợi công tử lắm mà!
– Ồ! CÔ nương nói đùa chăng?
Tuệ Chân nghiêm nét mặt:
– Ta nói thật! Phong tục dân tộc Hồi Cương ta xác thực lắm. Chuyện gái bày tỏ tình cảm và… hỏi chồng là chuyện thường, công tử có… hứa với ta không?
Chàng ấp úng:
– cÔ nương… cÔ nương… chuyện này… chuyện này… đâu phải chuyện đùa được… Hay là cô nương chỉ giúp tôi đường về rồi tôi sẽ trả lời sau.
Tuệ Chân cười ha hả:
– Công tử tưởng tôi là trẻ con nên định gạt tôi phải không? Tôi không còn là trẻ con đâu. Tôi sẽ chỉ đường về cho công tử khi nào công tử hứa với tôi một lời. Công tử cứ suy nghĩ đi, lúc cần thiết tôi sẽ có mặt.
Nàng quay ngoắt một cái, thấp thoáng quang nàng là bóng của mấy nữ hiệp hồng y.
Ðêm ấy là đêm nguyệt tận.
Không còn vướng mắc Ở Trường Viễn đảo nữa nên Phàn Nhất Chi quyết định phải rời hòn đảo oan nghiệt này trong đêm nay.
Qua câu chuyện đối đáp của cha con họ Tuệ, chàng biết Tư Không Thiên và TỔ Di Khánh không có mặt trên đảo. Cả Mậu Quán Tinh cũng không.
Chàng đuổi theo Mậu Quán Tinh hoặc TỔ Di Khánh để hỏi về chữ “Mậu’ viết trên mặt bồ phiến?
Ðinh Chu Diệp đã tử vong vì mũi kiếm của chàng. Sao lại có chuyện Vô lý cùng cực đến thế được? Phải chăng cái xác chết của Ðinh Chu Diệp sẽ biến chàng thành kẻ thù của Tư Không Thiên vì Cái bang thiếu gia này hiện đang là tình nhân của Chu Diệp? CÓ thể chàng còn là kẻ thù của sư huynh đệ Lưỡng Long Thần Châu: Long Tán, Long Dực nữa vì Chu Diệp vốn là thiếp của Long Dực. Chàng sẽ cố giải oan sau vì quả thực chàng hoàn toàn Vô tội Nhưng giải bằng cách nào thì hiện tại chàng chưa biết.
Chàng sực nhớ đến những vết hài sảo Ở cửa điện. Hà! Chàng đã nhớ ra người đi hài sảo này là ai rồi. Chính hôm xưa bên bờ Dương Tử giang chàng đã trông thấy…
Phàn Nhất Chi đến bên bờ nước. Những đợt sóng lăn tăn vỗ vào bờ trong đêm khuya thanh vắng tạo thành những âm thanh đều dặn, mệt mỏi. Chàng đưa mắt nhìn quanh.
Ngoài lau sậy đang vi vu không còn một bóng người nào khác.
Nhãn lực chàng xuyên qua đêm tối. Chàng vừa phát hiện một hình thù mờ tỏ trong đám lau sậy ken dày ngã nghiêng trước gió.
Phàn Nhất Chi đặt chân xuống b Ờ nước.
Nước thấm vào giày vải khiến chàng hơi rùng mình vì lạnh Ở gan bàn chân nhưng hình thù mờ tỏ kia khiến chàng vội tỉnh táo lại.
Chàng tiến gần hơn, thận trọng. Thì ra đó là một chiếc thuyền thúng tròn vành vạnh được dấu vào đám lau lách. Chàng đã đặt tay tới miệng thúng đẩy nhẹ một cái, thuyền lướt liền ra khỏi bãi cạn, hình như nó không bị buộc giữ gì cả.
Nhưng đã có tiếng quát!
– Tiểu tử định trốn thoát chăng?
âm thanh giữa đêm tường như tiếng gọi của ma quái làm chàng rợn người, dưới gốc một loại cây rũ cả cành xuống sát mặt nước là bóng người nhỏ nhắn mặc áo bào xám lẩn vào trong bóng đêm. Phàn Nhất Chi biết đó là Tuệ Minh, trưởng nữ của Tuệ Hồng Mao, chàng thản nhiên:
– Vãn sinh xin cáo từ, cô nương cho phép?
Tuệ Minh cất tiếng cười vang trong đêm:
– Tiểu tử liều lĩnh thật. Sao đêm qua không thoát thân cùng hai tên bạn của tiểu tử?
Nhất chi kinh ngạc:
– ủa! Sao lại tới hai tên?
Tuệ Minh Vô tình đáp:
– Hôm qua cô nương Ðinh Chu Lâm và tên tiểu tử kia đi rồi. Bọn họ không rủ tiểu tử cùng đi sao?
Chàng ấp úng:
– Không… tôi có gặp họ đâu?
Ðằng sau lưng Tuệ Minh có tiếng cười khúc khích nổi lên:
– Tỷ tỷ hẹn hò gì với tiểu tử Ở đây vậy?
Tiểu cô nương Tuệ Chân hiện ra, bên cạnh nàng còn có thêm hai nữ hộ vệ trong tay vung vẩy yến nguyệt côn. Tuệ Minh thấy em gái có ý không vui còn chàng than thầm: “Một cô chị đã khó đối phó rồi còn thêm cô em nhí nhảnh này nữa, biết đối phó làm sao.” Tuệ Chân vẫn hồn nhiên chạy lại phí a Phàn Nhất Chi:
– Phàn công tử định về bờ bên kia đấy ư?
Chàng nhanh hơn một bước đã phi thân lên chiếc thuyền thúng nhỏ bé, mi ứng đáp:
– vâng, tạm biệt tiểu cô nương!
Tuệ Chân đập một yến nguyệt côn xuống mặt nước. Kình lực của nàng khiến sóng nổi nhồi chiếc thuyền nhấp nhô, nàng vùng vằng:
– Công tử chưa trả lời câu hỏi của tôi, vội đi sao được?
Rồi thân nàng như chiếc lá lìa cành cũng rơi đúng vào chiếc thuyền thúng nhỏ bé. Chàng lúng túng:
– Câu hỏi đó… Câu hỏi đó… sao trả lời sớm được? Tiểu cô nương định đi đâu đây?
Giọng nói của nàng nghe một nửa như trẻ con một nửa như người lớn:
– Tôi theo công tử… Ồ! Nếu tôi Ở lại đây tôi sẽ nhớ công tử đến chết!
Phàn Nhất Chi kêu khổ trong bụng. Không biết tiểu cô nương này đùa hay thật mà nói cứ như hai người đã có tình ý với nhau rồi vậy. Tuệ Minh đứng trên bờ có vẻ sốt ruột, nàng quát to:
– Chân muội! Lên bờ mau đi!
– Tỷ tỷ về đi, tiểu muội được gia gia giao nhiệm vụ phải bám sát tiểu tử này đây.
Tuệ Minh dãy nãy lên:
– Bám sát đâu có nghĩa là phải theo luôn hắn tới Yên Kinh?
Giọng nàng gằn xuống:
– Lên bờ mau!
Tuệ Chân nói nhỏ nhưng thật mau với chàng:
– Công tử đẩy thuyền xa bờ mau đi chứ. CÓ sẵn chèo gác trên thuyền đó.
Câu nói đó dường như đã lọt vào tai Tuệ Minh, nàng vung tay liền, tiếng “vo vo,, của Kim Thằng rít lên quăng vụt tới đánh trúng mạn thuyền khiến nó chao đi. Phàn Nhất Chi quyết định chớp nhoáng. Chàng chỉ có một dịp đêm nay để giã từ nơi đây, không thể chần chờ được nữa. Tay chàng hoa một vòng, ánh thép của lưỡi kiếm trong đêm tối sáng rực như một con rắn bạc. Tuệ Minh trên bờ hét lớn:
– Chân muội lên bờ, tiểu tử lên bờ! Ðừng trách ta!
Kim Thằng Ðoạt ảnh trong tay Tuệ Minh quẩy lộn lên trên không rồi mổ xuống liên tiếp mấy đòn sấm sét chớp nhoáng. Mũi sợi dây kỳ dị mổ trúng xương tỳ bà Tuệ Chân kêu lên “cốp” một tiếng lớn, nàng lảo đảo khiến con thuyền nhỏ nhoi cũng lảo đảo theo. Trên bờ giọng Tuệ Minh càng gấp rút:
– Các tiểu muội! Phóng độc tiêu giết bọn chúng cho ta!
Hau hồng y nữ con đang chần chờ thì trong tay Tuệ Minh một độc tiêu đã xé gió bay về phía Phàn Nhất Chi. Chàng quát lớn:
– Xin mạn phép động thủ.
Lưỡi kiếm của chàng như ngửi thấy hơi người vút lên trên không rồi quét một vòng rộng. Vòng kiếm chém ngọt sớt đứt làm đôi sợi Kim Thằng của Tuệ Minh đồng thời sẵn đà đánh rơi luôn mũi độc tiêu xuống nước. Hình như kiếm của chàng hễ rút ra khỏi vỏ là phải dính máu người nên vuột khỏi tay chàng, nó đã có đời sống riêng. Cái mũi nhọn hoắc của kiếm bay thăng lên bờ nhắm huyệt Thái Dương của Tuệ Minh lao tới.
Nàng họ Tuệ này hốt hoảng rú lên một tiếng kinh khủng, sẵn đoạn Kim Thằng đứt còn lại trong tay nàng đập ngang luôn một đường đẩy kiếm. Chỉ nghe một tiếng “soạt”, Kim Thằng trong tay nàng đứt luôn một đoạn nữa nhưng nhờ nội lực thâm hậu nên mũi kiếm bay lệch qua ghim suốt vào vai nàng. Tuệ Minh rú lên một tiếng lớn, lảo đảo quy xuống, tay trái quay lên rút kiếm ra khỏi vai. Nàng nghiến răng lao kiếm theo Phàn Nhất Chi trong lúc chàng đã kịp đập mấy đường chèo cho chiếc thuyền nhỏ rời xa bờ.
Lưỡi kiếm đảo lộn trên không một vòng rồi giống y hệt như một con giao long vụt xuống mặt nước biến mất dưới lòng sông.
Khi thuyền đã xa bờ lắm rồi, Phàn Nhất Chi mới ngán ngẩm nhìn Tuệ Chân vẫn còn đang ôm vai nhăn nhó:
– Tiểu cô nương tính sao bây giờ?
Tuệ Chân đáp trong tiếng thở nhè nhẹ:
– Công tử hãy tính dúm tôi, làm sao tôi vào bờ được nữa? Gia gia tôi sẽ treo cổ tôi Ở Quan Hải đài vì tôi dám bỏ theo công tử.
Ðột nhiên nàng chuyển hằn câu chuyện như cá tính đặc biệt của nàng:
– Công tử có biết ai giết chết cô nương họ Ðinh không?
Chàng đáp giọng chắc nịch:
– Ðinh Chu Lâm!