Máy bay hạ cánh.
Hà Tịch theo dòng người đông đúc ra khỏi sân bay.
Đinh Nhiên tung tăng như một đứa trẻ.
Lúc ra đến taxi, Đinh Nhiên quay lại nghiêm túc nói với cô:
– Ở nhà chúng ta coi như là chị em.
Nhưng đã tới đây rồi, chúng ta không còn quan hệ gì, chị không còn là chị tôi đâu đấy! Tôi đi đâu hay làm gì, chị đều không được mách lẻo với bố tôi!
Nói xong liền vội vã leo lên taxi rời đi.
Hà Tịch thở dài, cô gái này đến bao giờ mới trưởng thành được đây?
Cô kéo vali, bắt một chiếc taxi khác.
Bác Đinh ban đầu lo lắng bọn họ ở ký túc xá không thoải mái liền đề xuất thuê nhà riêng.
Hà Tịch thì cảm thấy không cần thiết vì rất tốn kém.
Còn Đinh Nhiên lại không muốn cùng Hà Tịch sống chung, thà sống trong ký túc xá mà khác phòng còn hơn.
Thế là cô nói tài xế trở cô đến thẳng trường đại học.
Ở một thành phố xa lạ không người thân quen, cảm giác đầu tiên là lạ lẫm, sau đó có chút phấn khích.
Không hổ là trung tâm kinh tế đứng đầu cả nước, hoành tráng hơn tất cả những nơi mà Hà Tịch từng đặt chân đến.
Nghe nói cô là sinh viên mới tới, bác tài xế không ngừng khoe khoang về thành phố này của họ.
Ban đầu cô nửa tin nửa ngờ, nhưng khi đến nơi, cô quả thật đã được mở mang tầm mắt.
Đứng trước cổng trường đại học, cô bị cảnh tượng trước mặt làm cho choáng ngợp.
Chỉ nói về khuôn viên đã gấp mấy lần trường cũ rồi.
Nghe nói để đón học sinh và giáo viên mới từ phía bắc tới, trường đã cho xây dựng thêm hai toà nhà phục vụ cho học tập và sinh hoạt của bọn họ.
Cũng vì thế mà Hà Tịch gặp khó khăn trong việc tìm đến ký túc xá.
Nhìn thấy một cô gái ôm sách đi qua, Hà Tịch nhân cơ hội chạy tới hỏi đường:
– Bạn học, chào cậu.
Tôi là người mới, cậu có thể chỉ tôi đường đến ký túc xá không?
Cô gái kia nhìn cô từ đầu xuống chân, đánh giá một lượt:
– Người mới? Từ phía bắc à?
– Đúng vậy…
– Đi thôi.
Tôi cũng đang định về ký túc xá đây!
Hà Tịch cảm thấy may mắn không thôi, lại nghe người ta hỏi:
– Cậu tên gì?
– Hà Tịch.
Còn cậu?
– Liễu Yêu.
Cậu là sinh viên năm mấy?
– Tôi năm cuối.
– Vậy thì cũng giống tôi.
Mà cậu được xếp vào phòng nào?
– Phòng 202.
Liễu Yêu trợn mắt kinh ngạc:
– Trùng hợp đến thế cơ à? Chúng ta chắc là duyên dày lắm đây!
Hà Tịch cũng không ngờ tìm đại một người hỏi đường, lại tìm trúng bạn cùng phòng.
Liễu Yêu là một người rất nhiệt tình.
Không ngừng kể cho cô nghe về mấy người bạn khác.
Hai người bọn họ mới gặp mặt đã thành thân quen, hết sức vui vẻ.
Đến nơi, Liễu Yêu còn giúp cô sắp xếp đồ đạc.
– Hai người kia đã ra ngoài rồi.
Một bạn cùng tuổi chúng ta và một đàn em khoá dưới.
– Vậy sao?
– Cậu ăn chưa ăn trưa đúng không?
– Ừm…
– Vậy đi cùng tôi luôn.
Để cậu biết đường đến nhà ăn, tránh mù mờ đến tối vẫn không tìm thấy đường.
– Vậy thì tôi cảm ơn trước nhé!
– Không có gì.
Lúc tôi mới đến đây cũng không biết đường nào mà lần.
Phải mất thời gian khá lâu mới quen được.
Hà Tịch đem quần áo vào trong nhà tắm, rất nhanh sau đó tiếng nước chảy truyền đến.
Đi đường xa, cô muốn tắm rửa cho sạch sẽ một chút.
Ở bên ngoài, Liễu Yêu mang điện thoại, phấn khích nhắn cho bạn bè:
“Các cậu biết gì không? Phòng tôi có người mới, còn xinh hơn hoa khôi của khoa chúng ta nhiều!”
“Thật không đấy? Hoa khôi của chúng ta đẹp như vậy, có thể dễ dàng mà vượt mặt được à?”
“Các cậu không tin thì thôi! Đến khi thấy đừng có mà mất hết liêm sỉ đấy!”
” Tên là gì thế?”
” Hà Tịch!”
” Hà Tịch?”
” Đúng vậy! Âu Tuấn, cậu quen người ra à?”
” Không những quen, còn là lớp trưởng ba năm cấp ba của tôi đấy!”
” Thật hay đùa vậy?”
” Có xinh đẹp thật không?”
” Xinh chứ! Có điều ba năm không gặp, tôi cũng không biết cậu ấy thay đổi ra sao rồi!”
Thấy Âu Tuấn ngồi cắm mặt vào điện thoại, Hàn Lập ném bóng qua một bên, chạy tới ngồi cạnh cậu.
– Vẻ mặt cậu là chuyện gì đây?
Âu Tuấn lắc lắc điện thoại trên tay, bày ra vẻ mặt huyền bí:
– Tôi mà nói ra, đến cậu cũng phải bất ngờ!
Hàn Lập tu cạn chai nước, thở một hơi dài:
– Thì nói đi xem nào!
– Không chừng chúng ta sắp được gặp lại “lớp trưởng thân yêu” rồi!
– Lớp trưởng nào?
– Còn lớp trưởng nào được? Hà Tịch chứ ai!
– Hà Tịch! Thật là cậu ấy à?
Nghe thấy cái tên này, trái bóng trong tay chàng trai bên cạnh rơi mạnh xuống đất.
Hàn Lập và Âu Tuấn đồng loạt ngẩng lên nhìn cậu, ánh mắt khó hiểu.
Hà Tịch từ phòng tắm bước ra.
Nhìn thấy mái tóc ướt nhẹp của cô, Liễu Yêu quan tâm hỏi:
– Cậu có máy sấy tóc không? Nếu không thì mượn của tôi này!
Cô nhẹ nhàng từ chối:
– Cảm ơn, nhưng tôi ít khi dùng.
Từ bé mẹ Hà chỉ để cô dùng khăn.
Nói rằng dùng máy sấy dễ khiến tóc xơ rối.
Cô không biết có thật không, nhưng cũng đã thành thói quen.
Giờ trưa, Hà Tịch theo Liễu Yêu đến nhà ăn.
Nhà ăn quả nhiên rất rộng, thực đơn cũng rất phong phú.
Nhờ thẻ ăn của Liễu Yêu, Hà Tịch có được một bữa ăn ngon miệng, thức ăn khá hợp khẩu vị.
Đến buổi chiều, Liễu Yêu có việc bận đi ra ngoài.
Hà Tịch ở trong phòng thấy buồn chán nên lượn lờ quanh ký túc ngắm cảnh.
Trước ký túc có một hàng cây lâu năm.
Sắp vào thu, nhiều lá cây ngả thành màu vàng rụng vương vãi trên mặt đất.
Cô chán nản đá đá cho chúng bay lên, nhưng cú đá chẳng có sức lực cũng không có kỹ thuật, chúng không những không bay lên được, ngược lại còn bị mũi giày cô làm cho nát bét.
Cô nhớ lời tới lời bác Đinh và mẹ dặn.
Thế là cô lật đật mang điện thoại ra gọi về cho mẹ.
Bác Đinh và mẹ sau khi nghe cô trình bày xong tình hình mới có thể thở phào nhẹ nhõm, luôn miệng dặn dò:
– Con đi đường xa mệt mỏi, đừng đi lại lung tung nhiều, quay về phòng nghỉ ngơi cho tốt.
Nhớ chăm sóc bản thân, không được bỏ bữa! Cuối năm về nhà tụt cân nào là không được đâu!
– Vâng! Con biết rồi, mẹ và bác Đinh không cần lo lắng.
– Nhớ để ý tới Nhiên Nhiên nữa.
Có chuyện nhất định phải gọi điện báo về nhà nghe chưa?
– Vâng.
Hai người yên tâm.
Sau cuộc nói chuyện, cô đúng là có chút buồn ngủ.
Sáng nay phải dậy sớm để chuẩn bị đủ thứ rồi ra sân bay nên không được ngủ đủ giấc.
Chân của cô tuy có thể đi lại được bình thường, nhưng vì chưa khỏi hẳn nên khi vận động nhiều sẽ bị đau nhức.
Vẫn là nên nghe lời mẹ, quay về phòng đánh một giấc.
Trong mê man, cô cơ hồ nghe được tiếng cười khúc khích.
Tiếng cười ngày càng lớn dần khiến cô mở mắt.
Vừa ngồi dậy liền thấy một cô gái đi đi lại lại ở ban công.
Cô gái kia quay đầu, nụ cười cứng lại:
– Xin lỗi, tôi khiến cậu thức giấc à?
– À không…
Cô nhìn bên ngoài, thế mà cô lại ngủ một giấc đến gần tối…
– Chắc ban nãy tôi cười hơi to…Cậu mới đến à? Tên gì?
– Tôi là Hà Tịch!
– Tôi là Kiều Ninh.
– Rất vui được gặp!
– Rất vui được gặp.
So với Liễu Yêu, Kiều Ninh này có vẻ khó gần hơn.
Hai người chào qua loa mấy câu rồi ai có việc người nấy làm.
Hà Tịch không có thói quen ngủ nhiều.
Cô xuống giường, xem lại những túi đồ bị chất đống trong góc, còn rất nhiều thứ chưa được sắp xếp gọn gàng.
Phòng của bọn họ khá lớn, có giường riêng, bàn học riêng, đến tủ quần áo cũng không cần dùng chung.
Nhưng cô phát hiện ra quần áo mới nhiều hơn mấy bộ, chắc chắn là mẹ nhân lúc cô không để ý đã cố tình nhét thêm.
Kết quả là tủ bị chật kín, sắp xếp mọi thứ rất khổ sở.
– Hà Tịch, tôi mượn dây sạc laptop của chị một lát!
Nhìn thấy Đinh Nhiên đứng ở cửa, cô bất ngờ hỏi:
– Sao em tìm được phòng chị thế?
– Dù sao cũng chỉ ở trong cái trường này thôi mà.
Mau cho tôi mượn đi, lát tôi mang trả cho.
Cô lật đật đem dây sạc ra đưa.
Đinh Nhiên cầm lấy rồi chạy vụt đi.
Cô buồn cười.
Không biết với cái tính này, bạn cùng phòng có chịu nổi không nữa…
Kiều Ninh cúp điện thoại, đi đến gần cô:
– Tôi đi ăn cơm tối, cậu…có muốn đi cùng không?
Nghe Kiều Ninh hỏi, cô từ chối.
Buổi trưa cô ăn khá nhiều, giờ vẫn chưa thấy đói.
Hơn nữa đồ cũng chưa dọn xong, cô không thể bỏ bê.
Sáng mai cô khá bận rộn, phải đi điểm danh, đi lấy phiếu ăn.
Nghe nói đến tối còn có một buổi tiệc chào mừng tân sinh viên và học sinh từ phía bắc, mặc dù…cô không có ý định tới đó.
Đợi một thời gian nữa sinh hoạt và học tập ổn định, cô còn phải đi kiếm việc làm thêm.
Bác Đinh và mẹ cô vẫn luôn ngăn cản chuyện này, cảm thấy như vậy rất tốn sức.
Nhưng Hà Tịch không muốn vì cô mà họ phải tiêu tốn thêm một khoản tiền lớn nữa.
Mấy năm học qua, cô luôn cố gắng dành học bổng, lén đi dạy thêm.
Tiền mà bác Đinh và mẹ đưa cô rất ít khi dùng tới.
Trời tối hẳn, ký túc xá lên đèn, phòng nào phòng nấy sáng chưng.
Cô đứng ngoài ban công, nhìn cảnh vật xa lạ trước mặt, trong lòng dâng lên nỗi niềm mang tên “nhớ nhà”.
Giống với ba năm trước, khi cô và mẹ chuyển đi, thời gian đầu cô rất nhớ nhà cũ.
Cứ đêm đến là lại buồn không thôi.
Cô nhớ con ngõ, nhớ hàng cây già nua bên đường…cô nhớ rất nhiều thứ, nhưng nhớ nhất là một người…
Hà Tịch thở dài, lại suy nghĩ lung tung rồi.