368 Hoàng Diệu

Quyển 2 - Chương 3: Bắc Kỳ



Nghe tiếng bác gái kêu khóc thảm thiết, Liên cũng tức tốc chạy sang. Đập vào mắt cô là cảnh tượng mẹ Thanh đang lăn lộn trên giường như bị hành hạ trong đau đớn, Thanh thì đang tìm đủ mọi cách. Liên hỏi:

– Có chuyện gì thế anh?

Thanh mặt tái mét nói:

– Không hiểu sao mẹ anh đau bụng quá.

Liên đứng đó nhìn một lúc, thế rồi cô nói:

– Anh mau đưa bác tới bệnh viện đi, coi bộ nguy kịch đó.

Ngay lập tức, Thanh cõng mẹ mình cùng với Liên đi thẳng tới bệnh viện. Mẹ Thanh được đưa thẳng vào phòng cấp cứu, thế nhưng các bác sĩ đều không thể tìm ra nguyên nhân đâu bụng, còn mẹ Thanh thì đau tới mức ngất lịm đi rồi tỉnh lại đến mấy lần.

… Tại nhà của ông Long…

Hằng đang chuẩn bị tắt đèn đi ngủ thì bỗng có tiếg gõ cửa phòng khe khẽ 88vang lên, cùng với tiếng gọi thều thào:

– Cô chủ… cô chủ ơi.

Hằng đứng dậy mở cửa thì nhận ra con nhỏ giúp việc mà cô cưng nhất. Con nhỏ này mồ hôi mồ kê nhễ nhại, Hằng bảo nó vào trong phòng. Con nhỏ ngồi xuống ghế nói thở không ra hơi:

– Cô… cô chủ… mẹ… mẹ anh Thanh…

Hằng nói:

– Thở đi đã rồi hẵng nói:

Con nhỏ này cố chấn tĩnh vài giây, thế rồi nó nói:

– Cô chủ… cô vào viện mau đi… em sợ… em sợ ông chủ làm gì mẹ anh Thanh rồi…

Hằng mặt khó hiểu hỏi:

– Làm gì là làm gì?

Con nhỏ đó đáp:

– Em thấy sáng nay ông chủ cho gọi mẹ anh thanh tới, vậy mà lúc nãy ông làm lễ, em có lẻn qua nhà anh Thanh coi có chuyện gì thì thấy anh Thanh đang cõng mẹ mình chạy đi đâu ý, em đoán bà ý đang đau nên đưa đi viện rồi.

Nghe đến đây thì Hằng sởn gai ốc, cô sỡ hãi nghĩ thầm trong đầu “Cha dùng linh nhi để hãm hại mẹ anh Thanh”. Ngay tức khắc, Hằng chạy quanh phòng vơ một đống đồ sau đó đèo con ở bằng chiếc xe đạp lao thẳng vào viện.

Con nhỏ giúp việc lao vào viện tìm mẹ Thanh trước, còn Hằng đứng ngoài lấy đồ ra chuẩn bị. Cô móc trong túi ra năm củ khoai, 1 củ to và 5 củ bé, Hằng cầm 4 que tăm cắm vào năm củ bé vào rồi cắm vào củ khoai to tạo thành hình người với hai tay và hai chân. Sau đó cô lấy ra một cái kim và cắm nốt củ khoai bé cuối cùng tạo thành đầu. Hằng móc nốt con dao con găm trong người rồi chạy thằng vào viện. Thanh với Liên đang đứng nhìn mẹ mình đau đớn quằn quại không có cách gì thì bồn chồn vô cùng. Đột nhiên thấy Hằng và con giúp việc lao vào Thanh ngỡ ngàng hỏi:

– Em… em làm gì ở đây?

Hằng không thèm trả lời tiến tới nhìn mẹ Thanh và hỏi:

– Bác bị thế này lâu chưa anh?

Thanh tiến tới đáp:

– Mới bị lúc tối.

Nhanh như cắt Hằng cố đè cánh tay phải của mẹ Thanh đang vùng vẫy ra, cô quay ra quát:

– Anh mau giúp em giữ tay mẹ anh lại.

Thanh hỏi:

– Để làm gì?

Hằng quát lớn:

– Còn không mau thì bác gái sẽ chết đó!

Nghe đến đây thì cả Thanh, Liên và con nhỏ giúp việc lao vào cố đề ngửa cánh tay phải của mẹ Thanh ra. Nhanh như cắt Hằng móc con dao ra cắt một đường ngang lòng bàn tay mẹ Thanh để cho máu chảy thẳng vào con hình nhân kia. Thanh thấy vậy hét lớn:

– Em làm cái gì vậy?!

Hằng không thèm đáp, cô cầm con hình nhân đó vòng ra chỗ sân cạnh phòng cấp cứu, cô lấy nước đổ lên một củ khoai nhỏ, lấy lửa hơ một củ khoải nhỏ, và cuối cùng là lấy đất trét lên một củ khoái nữa. Xong xuôi đâu đó cô cầm con hình nhân này vừa niệm thần chú vừa chạy ra ngoài nơi để xe đạp. Thanh linh tính có gì đó không lành, cậu bảo Liên ở lại trông chừng mẹ mình và đuổi theo. Hằng cầm con hình nhân ra đến nơi để xe đạp thì vừa đọc xong thần chú, cô vứt con hình nhân này xuống đất, tức thì con hình nhân bắt đầu động đậy và kêu lên những tiếng “oe oe” tựa như một đứa trẻ con vậy. Hằng móc trong cái túi ra một con dao phay, thế rồi cô ngồi xổm xuống cầm dao cứ thế mà bổ thẳng vào con hình nhân. Mỗi nhát dao bổ xuống là một tiếng ré lên cho tới khi cả bãi để xe chìm trong tĩnh mịch, trên nền đất là con hình nhân bị băm ra nhiều mảnh với thứ dung dịch đen chảy ra. Thanh đứng từ xa nhìn Hằng từ đầu đến cuối, chỉ đến khi Hằng đứng lên thở hổn hển thì cậu mới tiến tới hỏi:

– Em làm cái trò quái quỷ gì vậy?

Hằng không nói gì chỉ lặng lẽ nhìn Thanh với con mắt buồn vời vợi. Cô cất con dao phay lại vào túi để ở rỏ xe. Tiếng Liên gọi Thanh thất thanh khiến cậu quay người chạy lại, Hằng cũng chạy vào theo. Cả hai người vào tới nơi thì mẹ Thanh có vẻ như đã hết đau bụng, bà ta mồ hôi mồ kê đầm đìa nhìn Thanh nói:

– Mẹ… mẹ ổn rồi con ạ.

Thế rồi như nhận ra có cả Hằng, mẹ Thanh mỉm cười nhìn cô nói:

– Hằng… cháu cũng ở đây sao?

Hằng thấy mẹ Thanh đã khỏe mạnh trở lại thì cô mới chút một hơi thở dài nhẹ nhõm. Thanh như nhận ra có chuyện gì đang xảy ra, cậu kéo tay Hằng ra ngoài và bảo:

– Em đi ra đây.

Khi hai người đã đi ra cuối hành lang vắng vẻ, Thanh chất vấn:

– Chuyện gì đã xảy ra với mẹ anh thế?

Hằng cúi mặt buồn vời vợi nói:

– Mẹ… mẹ anh bị bỏ bùa.

Thanh nghe xong thì như chết điếng người, cậu hỏi:

– Ai? Ai lại muốn hại mẹ anh cơ chứ?

Hằng nói lí nhí:

– Là… là cha của em…

Thanh như chết đứng khi nghe Hằng nói vậy. Hằng đứng đó và giải thích rằng cha của cô không chỉ là một nhà kinh doanh mà nghề chính của ông là làm thầy. Và rồi cô cũng kể về việc cha cô đã ép cô nối nghiệp học phép thuật ra sao. Thanh càng nghe càng cảm thấy sốc, cậu hỏi:

– Yêu nhau suốt 2 năm, mà em giấu anh một chuyện lớn thế này sao.

Hằng nghe giọng Thanh trách móc thì cô nói giọng nghẹn ngào:

– Không phải… tại em không nghĩ là… không nghĩ là cha em sẽ…

Hai người đứng đó lời qua tiếng lại, cuối cùng thì Hằng cũng bật khóc. Thanh giận dữ quát:

– Em đi đi, anh không muốn thấy mặt em nữa.

Nói rồi Thanh quay người đi thẳng, mặc cho Hằng đứng đó nấc lên từng hồi, hai hàng nước mắt lã chã:

– Anh Thanh… em xin lỗi… em xin lỗi anh mà…

Sau cái lần đó ở viện, Thanh và Hằng không còn gặp nhau nữa. Thanh mặc dù yêu Hằng sâu đậm, nhưng phải chứng kiến cảnh mẹ mình đau đớn như đêm qua, và biết được rõ ông Long là người như thế nào thì cậu không cam lòng. Nhà chỉ còn có hai mẹ con chăm lo cho nhau, Thanh đành thu nhặt những mảnh vỡ trái tìm mà chọn bên nghĩa nặng hơn bên tình. Hằng thì sao? Qua cái đêm hôm đó, cô về nhà trốn tịt vào trong phòng khóc suốt mấy ngày không thèm ra ngoài, mẹ cô và mọi người phải động viên mãi cô mới chịu ra. Cũng kể từ đó, mà trên mặt Hằng như thiếu hẳn đi nụ cười với vẻ yêu đời, đã nhiều lần Hằng tìm đến gặp Thanh nhưng đều không thành, cô có nhờ con nhỏ giúp việc thân thiết cầm theo thư tay và gửi lời. Thế nhưng con nhỏ giúp việc mỗi lần trở về đều lắc đầu buồn bã và bảo Thanh nhất quyết không chịu nói chuyện hay nhận thư của cô, biết vậy, thì trong lòng Hằng càng tan nát hơn nữa và sợ rằng Thanh vẫn giận mình, thậm chí còn có khi là hết yêu cô rồi. Cho dù trong lòng cô mang nỗi uất hận cha mình đã dồn mình tới đường cùng, cộng với trái tim tan nát khi người mình yêu rời xa mình, thế nhưng Hằng vẫn nhất quyết không để cho cha mình biết rằng bản thân cô đã biết tất cả.

Hằng vốn biết rất rõ rằng dòng họ của cô đã mấy đời làm thầy phù thủy, thậm chí có người đã trở thành quỷ và khi chết đi thì vẫn hiện diện ở nhân gian không phải chịu đầy xuống âm phủ. Chính vì thế, lựa lúc gia đình không ai để ý, một mình Hằng đã mang theo một ít đồ trong túi và lẻn đi thẳng tới khu mộ tổ của dòng họ Nguyễn Phi. Mộ tổ của dòng họ Nguyễn Phi được bảo vệ khá nghiêm ngặt, trừ khi các người già lớn tuổi trong dòng họ lui tới mới được, còn không thì con cháu không một ai được vào. Lựa lúc mấy tay thuộc hạ mà cha cô trả công bảo vệ không để ý, Hằng đã lẻn vào tới trước một ngôi mộ lâu đời nhất của dòng họ Nguyễn Phi, ngôi mộ chôn ông cụ tổ, người mà Hằng tin rằng đã đắc đạo thành quỷ. Hằng lấy đồ từ trong túi ra, một chiếc bảng chữ dùng để chơi cầu cơ nhưng được làm bằng tấm da bò đen với những nét chữ và số viết lên bằng máu, hai cây nến để hai bên thắp lên. Sau khi đã bầy ngay ngắn và thắp nến, Hằng vái 3 vái trước ngôi mộ đó, thế rồi cô với tay lấy ngay cái chén nước ở trên ngôi mộ hắt nước đi mà đặt lên tấm gia bò ở vị trí chuẩn bị với ngón tay để hờ trên đít chén. Hằng miệng lẩm rẩm đọc thần chú:

“Trời cao đất dày mây bao phủ,

Ánh trăng soi sáng đuổi bóng đêm.

Dòng họ Nguyễn Phi mãi trường tồn,

Vượt qua tam giới sống ung dung.

Tổ Tiên Nguyễn Phi nghe con nói,

Cho dù là vong, ma hay là quỷ.

Xin hãy về đây, cho con hỏi đôi lời.”

Câu thần chú vừa dứt. bất ngờ gió từ đâu thổi tới mạnh khiến cho ngọn lửa của hai cây nến chao đảo và chĩa thẳng về phía mộ tổ, cái chén nằm dưới ngón tay Hằng rung lên bần bật. Thế rồi bất ngờ cái chén đó văng thẳng ra phía có chữ “vào”. Hằng biết đã có người về, cô hỏi:

– Xin hỏi ai đang ở đây?

Cái chén lập tức chay xuống các hàng chữ ở dưới và ghép thành “quỷ”. Hằng hỏi tiếp:

– Xin hỏi có phải cụ tổ không?

Cái chén lại dịch chuyển sang chữ “đúng”. Hằng ngẫm nghĩ một lúc, thế rồi cô bắt đầu hỏi:

– Xin hỏi cha của con, trưởng họ đương thời của dòng họ Nguyên Phi phải chăng là thầy phù thủy cao tay nhất tại cái đất Đà Nẵng này?

Cái chén rung lên rồi nó xoay vòng vòng quanh chữ “đúng” rồi lại nằm lên chữ đó. Hằng có hơi thất vọng, cô hỏi tiếp:

– Xin hỏi không một ai có phép thuật cao hơn cha của con?

Bất ngờ cái chén bắt đầu dịch chuyển xuống hàng chữ phía dưới xếp thành “Chưa hẳn”. Hằng đọc xong cái câu trả lời đó thì cô như mừng thầm, Hằng hỏi:

– Xin hỏi người đó là ai?

Bất ngờ cái chén lại dịch chuyển trên hàng chữ xếp thành “Thiên cơ bất khả lộ, nếu muốn biết, hãy tháo cái vòng vàng trên cổ ra”. Hằng đọc xong câu này thì cô với tay lên cổ lôi cái vòng vàng ra nhìn. Đây là chiếc vòng vàng mà chính tay cha cô đã làm cho, mặt của vòng đeo cổ này có thể coi là thứ bùa phép hộ thân mạnh nhất có một không hai tại đất Việt Nam bấy giờ. Có được chiếc dây chuyền này, không bao giờ phải sợ một kẻ nào hay như một thế lực tà ma nào có thể xam hại. Hằng nắm dây chuyền trong lòng bàn tay và tự hỏi lòng mình tại sao cụ tổ lại muốn mình tháo sợi dây chuyền này ra cơ chứ? Hằng có hơi run sợ khi mà cô bắt đầu hiểu ra vấn đề, “không lẽ nào cụ tổ đã tu thành quỷ rồi lại muốn hãm hại mình?”. Thế nhưng nghĩ tới những gì cha mình đã làm với mình, Hằng lại nghiến răng. Tay nắm chặt sợi dây chuyền giựt đứt cái “phưt” và ném thẳng nó ra phía bên cạnh mộ. Sở dĩ Hằng dám làm như vậy là vì cô nhớ tới dòng họ Nguyễn Phi này có một lời thề hiểm độc đối với bất cứ một người nào khi tu thành phù thủy cao tay đó là tuyệt đối không bao giờ được dùng phép thuật hãm hại những người có chung huyết thống hay như dòng máu Nguyễn Phi, cho dù có là trực tiếp hay gián tiếp.

Chiếc vòng vừa được cởi khỏi cổ mình, Hằng như cảm nhận được toàn thân cô rét run, rung lên cầm cập. Thế rồi bất ngờ toàn thân Hằng lên cơn co giật, và chỉ sau có mấy giây, Hằng hoàn toàn mất hết mọi kiểm soát bản thân. Cô vẫn có thể nhận thức được là mình đang ngồi và cảm giác được mọi thứ, chỉ có điều là không thể cử động được chân tay mà thôi. Bất ngờ, Hằng có cảm giác như có một bàn tay lạnh buốt đặt lên vai mình, thế rồi một giọng nói văng vẳng bên tai:

– Kẻ hơn được cha con, chính là nhà con đó.

Hằng có hơi hoảng loạn khi cô nhận ra mình đã bị quỷ chiếm lấy cơ thể, nhưng với ý nghĩ rằng người Nguyễn Phi sẽ không hại người Nguyễn Phi thế nên cô mới chấn tĩnh lại được một lát. Hằng biết là mình không thể cử động được miệng để hỏi, cô bèn dùng thuật truyền âm, hỏi bằng suy nghĩ:

– Xin hỏi làm sao có thể hơn được cha con?

Giọng nói đó lại văng vẳng:

– Nó cần có thời gian tu luyện. Hay nghe theo trái tim mách bảo và đi tới phương Bắc. Ở đó con xẽ gặp được một người đàn bà da mầu, người đàn bà này sẽ giúp con tu luyện. Nhưng con phải nhớ kĩ, trên đường về con sẽ gặp được một con nhỏ, hay đưa nó về và nuối nấng nó như con ruột của mình. Vì đứa con này sẽ là người cứu vớt linh hồn của con sau này.

Nghe xong cái giọng nói văng vẳng đó, Hằng còn nhiều điều chưa rõ tính hỏi thêm thì bất ngờ cô bị một ai đó đẩy mạnh từ sau lưng ngã về phía trước. Hằng nhanh nhẹn đưa hai tay chống xuống đất, hai ngọn nến bỗng khi không tắt phụt đi, và chiếc chén đã trở về vị trí “xuất”.

Sau cái đêm cầu cơ trước mộ cụ tổ đó, Hằng nghĩ mãi về lời chỉ dẫn. Cố vốn đang là một sinh viên Y khoa, thế nên để đi theo lời chỉ dẫn, Hằng nhờ mẹ liên hệ với người quen xin cho mình một chân thực tập sinh tại một bệnh viện lớn ngoài Hà Nội. Ngày tiễn cô ra ga, có bố mẹ cô và người nhà khá đông đưa ra. Đang đứng đợi giờ tầu chạy, Hẳng bảo mọi người đợi mình đi ra đây mua mấy thứ, thế rồi cô lẩn ra xa ngoài cửa nhà ga. Hằng đã dùng phép thuật học để dụ Thanh đến, quả nhiên khi cô ra đến nơi định sẵn thì thấy Thanh đang ngơ ngác không hiểu sao mình lại tự nhiên đi ra đây. Hai người đối mặt nhìn nhau, thế nhưng chỉ liếc qua cái ánh mắt của Thanh thôi thì Hằng biết rằng anh ta vẫn còn giận cô lắm. Hằng nhẹ nhàng tiến tới trước mặt Thanh và nói:

– Em xin lỗi anh, em đã dùng ma thuật để khiến anh ra đây.

Thanh cũng nói ngập ngừng:

– Anh cũng đoán vậy.

Hằng đưa tay nắm chặt lấy tay Thanh nói:

– Em sắp đi thực tập xa, em có nhờ con nhỏ giúp việc đưa tin cho anh nhưng có lẽ là không thành.

Hằng ngước mắt nhìn Thanh, nhưng Thanh chỉ quay mặt đi như cố lẩn tránh cái ánh mắt kia của cô và “ừ” một tiếng. Hằng đứng đó nhìn cái kiểu cách mà Thanh xa lánh mình mà lòng cô như đau quặn lên. Hằng cố nắm chặt tay Thanh, nhưng Thanh đã buông tay cô ra, hai con mắt đã nhòa đi vì lệ, Hằng hỏi:

– Có phải anh sợ… sợ cha em sẽ làm hại mẹ anh không?

Thanh lúc đầu còn không trả lời, nhưng vì cái kiểu nhìn đầy chất vấn đó của Hằng mà cậu đành nói:

– Không, chỉ là anh thấy chúng ta không thực sự hợp nhau, nên chia tay em ạ.

Cái câu nói đó của Thanh tựa như tiếng sét đánh ngang tai Hằng, hai hàng lệ của cô tuôn rơi. Hằng nói lớn:

– Nói dối!

Cô đứng đó cố kìm nén cái tiếng nấc đang ngày một to dần, Thanh nhìn Hằng với điệu bộ tránh né, thế rồi cậu tiến lại vỗ vai Hằng nói:

– Em sắp đi xa thực tập, cả một tương lai tươi sáng đang đợi em. Anh… anh chúc em lên đường bình an mạnh khỏe, và nhớ chăm sóc cho bản thân thật tốt. Có gì khi nào về lại Đà Nẵng thì tới thăm anh.

Nói rồi Thanh chào tạo biệt quay mặt đi thẳng, Hằng lao vội tới ôm chặt lấy Thanh từ đằng sau mà nói trong nghẹn ngào:

– Em còn yêu anh nhiều lắm… hãy đợi em về… em hứa sẽ bảo vệ tình yêu của chúng mình.

Thanh thở hắt ra một hơi thật dài, cậu gỡ tay Hằng ra và nói:

– Hãy quên anh đi.

Thế rồi Thanh đi thẳng, bỏ mặc Hằng đứng đó nhìn theo sau hai con mắt đãm lệ.

Hằng tiến lại về chỗ mọi người, cô quệt tay lau đi hai hàng nước mắt. Mẹ Hằng thấy hai mắt con gái đỏ au thì hỏi cô bị làm sao nhưng Hằng lắc đầu không nói. Lúc này, không biết có người ăn xin từ đâu tiến tới phía ông Long xin tiền, lúc đầu ông ta chỉ lườm bằng ánh mắt khinh miệt, thế rồi người ăn xin này cứ xin mãi khiến ông ta tức lên quát mắng xối xả và đá ngã cả người ăn xin. Hằng nhìn thấy cái hành động đó thì cô như không kìm lòng được, mặc cho loa thông báo tầu chuẩn bị chạy, Hằng tiến tới đỡ người ăn xin đứng dậy trước sự ngỡ ngàng của không chỉ bố mẹ cô mà còn cả của họ hàng. Hằng móc trong túi ra một cọc tiền, thế rồi cô rút ra mầy tờ đưa cho người ăn xin nghèo khổ, chỗ còn lại Hằng tiến tới trước mặt cha mình đưa lại cho ông ta và nói:

– Số tiền này là mẹ anh Thanh gửi trả cha.

Ông Long nghe thấy con gái nói vậy có hơi rùng mình, “không lẽ nào nó biết”, thế nhưng ông vẫn giả vờ cầm lấy cọc tiền và nói:

– Tiền nào?

Hằng không thềm bận tâm cô quay lưng đi thẳng lên tầu, đứng ở cửa lên xuống, Hằng quay đầu nhìn cha mình nói:

– Những gì cha đã làm, con quyết sẽ trả đủ.

Nói rồi Hằng đi thẳng vào khoang tầu và đoàn tầu bắt đầu lăn bánh, bao nhiêu họ hàng và ngay cả mẹ của Hằng đều không hiểu cái câu nói đó của Hằng, chỉ có riêng mình ông Long là vẫn đứng đó, lông mày trái thì giật lên lia lịa.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.