Những ngày tiếp theo, A Hạnh mới hiểu rõ cái gọi là trời đất mù mịt là chuyện gì.
Cách giao thừa chỉ còn mười ngày, nghĩ ra vở kịch mới sợ là không kịp rồi, chỉ có thể dùng vỡ đã diễn rồi thay tên. Những vở kịch của Thính Tùng đa số là võ hiệp, hoàng hậu lại không ưa thích đánh nhau, những vở kịch này cũng không thể chọn. A Hạnh càng nghĩ kỹ, cuối cùng quyết định dùng vở kịch năm ngoái lúc nàng soạn một vở cho tết. Vở kịch nói về chuyện bữa cơm mừng năm mới của một gia đình bình thường, không khí vô cùng ấm áp vui vẻ. Hơn nữa câu chuyên nói về đời sống thường dân bình dị sẽ có thể làm cho hoàng đến nơi thâm cung cảm thấy hứng thú. Chỉ cần người đó vui vẻ, rạp hát bọn họ nhất sịnh bình an trở về.
A Hạnh đem kịch bản này viết ra, thời gian ròng rã một ngày không ngủ không nghỉ đem tất cả lời kịch xem kỹ, đến khi xác định không có bất kỳ từ ngữ phạm đến kiêng kị hoàng gia. Nàng triệu tập diễn viên một ngày một đêm tập lại kịch, cũng may kịch dù đã qua một năm nhưng các diễn viên vẫn có ấn tượng, diễn lại một lần nữa vô cùng thuận lợi.
Lý Nhuận Phúc thấy con gái gần đây đỏ ngầu cả mắt, trong lòng thương xót không dứt. Một ngày trước khi ngủ, ông lén lút nói với thê tử: “Ban đầu ta cũng hưng phấn vì nữ nhi sẽ yết kiến hoàng thượng, giống như bách tính thường dân có thể gặp hoàng đế, đó là vịnh dự biết bao. Nhưng mà bây giờ thấy con gái khổ cực như thế, đột nhiên ta cảm thấy không gặp hoàng đế thì tốt hơn.”
Lưu Quế Hoa một bên ru con ngủ, cũng nhỏ giọng nói với phu quân: “Gặp hay không gặp cũng không phải do lời thường dân chúng ta nói. Một ý chỉ của hoàng đế đưa xống, chúng ta ngoài việc dùng hết sức mình đối phó thì có thể làm gì? Chàng cũng đừng quá lo lắng, những ngày này thiếp sẽ nấu thêm chút cháo bồi bổ cho A Hạnh, sẽ không để cho thân thể con đau ốm.”
Lý Nhuận Phúc thấy thê tử hiện thục, trong lòng vui vẻ, ông ôm thê tử vào trong ngực, nói khẽ: “Muốn nàng sinh con, giờ còn khiến nàng quan tâm mọi thứ, thật vất vả cho nàng.”
Lưu Quế Hoa liếc mắt trách móc Lý Nhuận Phúc: “A Hạnh không phải con thiếp sao? Nghe lời của chàng nói xem…”
Lý Nhuận Phúc liền vội vàng nói: “Ta không có ý khác, chỉ là đang lo lắng cho đứa trẻ này.”
Lưu Quế Hoa ngọt trong lòng, cười nói: “Trong lòng thiếp hiểu rõ. Được rồi, cũng khuya rồi, ngủ đi.”
Trước khi đi ngủ, Lý Nhuận Phúc nhẹ nhàng nói một câu bên tai thê tử: “Trong thời gian này mí mắt ta nháy rất nhiều, không biết A Hạnh vào cung có xảy ra chuyện gì không.”
Lưu Quế Hoa bị ông nói làm sợ hãi: “Không cho nói những lời tự mình hù mình như thế, chẳng qua là vào cung biểu diễn, có thể xảy ra chuyện gì? Với cả Trương đại nhân đã dặn dò rồi, chàng chớ nên đoán mò.”
Lý Nhuận Phúc kéo chăn lên: “Là ta đoán mò. Thôi đi ngủ, đi ngủ.” Nói xong ông xoay người, nhắm mắt lại nhưng trong lòng lại không có cách nào bình tĩnh như trước.
Ngày hai tám tháng mười hai.
Phủ nội vụ phái mấy người đưa rạp hát Thính Tùng vào cung. Bảo là muốn họ dùng hai ngày để làm quen với quy củ, tránh làm gì khiến hoàng thượng cùng quý nhân mất vui. Sắp xếp như này thật đúng ý A Hạnh, nàng cũng muốn các diễn viên là quen với hoàn cảnh một chút, sân khấu cũng cần phải chuẩn bị.
Trong nội cung phái mấy cỗ xe ngựa tới đón bọn họ. Trước khi lên xe, A Hạnh nhớ tới lời Trương Chiêu nói, nàng lấy một thỏi bạc nhét vào tay công công dẫn đầu, khiêm tốn nói: “Rất nhiều chuyện dân nữ không hiểu, còn phải nhờ công công chiếu cố.”
Tên thái gíam kia không nghĩ tới A Hạnh sẽ hào phóng như thế, thật là biết điều, vẻ mặt không biểu cảm hiện lên nụ cười: “Bà chủ Lý xin cứ yên tâm, đợi chúng ta và cung từ Đông Hoa Môn, một canh giờ là có thể đến nơi.”
A Hạnh có điều không biết, nếu như không có thỏi bạc này, bọn thái giám sẽ đi theo con đường ngày thường, ít nhất phải muộn một hai canh giờ mới có thể đến đích. Có thể vì bạc, bọn hái giám sẽ dẫn họ đi tắt, hôm nay đến sớm hai canh giờ thì sẽ có nhiều hơn hai canh giờ để làm quen với hoàn cảnh, đối với họ chắc chắn là có chỗ tốt.
A Hạnh mang theo tỷ muội Trần Thị, đoàn diễn viên cùng với thợ võ đài, thợ trang điểm cùng ba mươi nhân viên tạp vụ lên xem vào cung.
Hoàng cung đương triều chính là nội thành Thiên Đô, cửa cung cao mười mét có chín toà, mà đám người A Hạnh đi là cửa hông Đông Hoa Môn.
Cửa thành lát gạch rộng mười thước, sau khi qua cửa thành A Hạnh nhẹ nhàng vén rèm lên quan sát bên ngoài. Đập vào tầm mắt chính là tường đỏ không thấy điểm cuối, tuyết đọng được xúc gọn sang hai bên, trên đầu tường tuyết vẫn chồng chất lên nhau thật dày, ánh nắng chiếu lên phản xạ ra đủ mọi màu sắc ánh sáng. Bên ngoài xe hoàn toàn yên tĩnh, chỉ nghe được tiếng vó ngựa cùng với âm thang lộc cộc của bánh xe, mỗi tiếng đều dội vào tim của người ta, tạo nên một loại cảm giác bị đè nén.
A Hạnh quay đầu lại, phát hiện những người khác trên xe đều có vẻ mặt hưng phấn kèm theo căng thẳng, ai cũng không dám mở miệng nói một câu.
Năm ngoái, khi A Hạnh viết kịch bản của vở kịch này là đã nghĩ đến việc sử dụng toàn bộ đào hát nổi tiếng và những câu chúc từ kiếp trước. Cho nên danh sách các đào hát diễn trong vở này gần như là toàn bộ người nổi bật ở rạp hát. Dung Tranh, Lâm Hải, Mai Hương Hoa, Tiêu Sơn, Xảo Oánh, Tĩnh Nhàn, Ngọc Mai, Lệ San vân vân, cho dù chỉ là lên đài nói vài câu cũng phải là đào hát có tiếng. Như vậy mới có thể khiến người xem vui vẻ, xem hoài không chán, đã xem là nghiệm, đó mới là không khí vui mừng. Năm nay, ngoài việc có một số đào hát đi lưu diễn chưa kịp về thì cũng không có thay đổi gì nhiều. Cũng may những người chưa về kịp chỉ phụ trách nhân vật phụ, lời kịch không nhiều lắm, A Hạnh vẫn có thể thay người.
Lại nói đến mấy xuất diễn bổ sung, lúc đó đã tạo ra một trận nhốn nháo trong rạp hát. Ai cũng muốn vào hoàng cung biểu diễn, nhưng tên vở kịch đã quyết định, diễn viên cũng đã đủ, tất cả mọi người đều không thể nói gì. Nhưng mà sau khi A Hạnh muốn tìm thêm người, ngay lập tức ai cũng tranh đấu để giành lấy xuất bỏ trống đó, mỗi người đều nghĩ rằng chỉ cần có mặt khi diễn ở hoàng cung, giá trị của bản thân sẽ tăng lên gấp trăm lần. Ai ai cũng cố gắng thể hiện hết sức trước mặt A Hạnh, cuối cùng vì tranh giành quá căng thẳng suýt chút nữa đã đánh nhau. Trong con tức giận, A Hạnh nói ra tai hoạ ngầm sẽ có thể xuất hiện, lúc này mọi người mới ý thức thức được chuyện vào cung sẽ nguy hiểm đến mức nào, bấy giờ mới thôi tranh giành lẫn nhau. Sau cùng, A Hạnh chọn mấy người điềm tĩnh vào xuất còn trống.
Trước khi đi, A Hạnh đã nói rõ với mọi người, không thể so sánh phủ Tấn Vương với Hoàng cung, những nhà quyền quý khác thì càng không thể so bì. Phải cẩn thận, cẩn thận hơn và càng cẩn thận hơn, giữ lễ mọi lúc mới có thể cầu mong bình an. Cũng may mọi người ở đâu không phải chưa từng va chạm với bên ngoài, mặc dù có chút căng thẳng nhưng không đến nỗi sợ xanh mặt.
Xe ngựa được điều khiển rẽ cua vào một hành lang, tầm mắt được phóng xa hơn rất nhiều. Khắp nơi đều là cung điện lầu các, cột kèo chạm trổ, vàng son lộng lẫy, hùng vĩ to lớn, khí thế phi phàm. Thỉnh thoảng sẽ thấy hai hàng người, là cung nữ và thái giám bước đi nhanh qua, mặt không cảm xúc, trang nghiêm.
Mà người trên xe rối rít len lén nhìn ra bên ngoài, bọn họ thấy khí thế và kiến trúc kia, không kìm được lòng mà rụt đầu vào trong, rõ ràng là bị hoảng sợ.
Xe ngựa từ từ xuyên qua các cung điện, lại đi đến một đầu hành lang dài, tiếp tục vượt qua ngã rẽ thì tới một toà viện nhỏ.
Thái giám gọi mọi người xuống xe, sau đó thái giám đứng đầu nói với A Hạnh: “Bà chủ Lý, đây chính là nơi các ngươi tạm thời nghỉ ngơi. Sau bữa cơm trưa, quản sự của Thiên Âm các sẽ đến dạy các ngươi quy củ.”
A Hạnh cúi đầu hành lễ với thái giám đó: “Công công vất vả rồi.”
Thái giám cười nói: “Bà chủ Lý không cần khách sáo.”
Sau khi đám thái giám dẫn họ vào cung rời đi, từ bên trong tiểu viện có một nhóm tiểu thái giám ra đón. A Hạnh nhìn nhìn, đây là không phải một mà là hai tiểu viện, bên trong có không ít cây cối, trên cành còn nhiều tuyết đọng, gió lạnh thổi thì tuyết sẽ như bông nhẹ nhàng bay xuống, cảnh sắc đẹp đẽ vô cùng.
A Hạn biết hai ngày này cần phải được những tiểu thái giám này chiếu cố, vì để cho bọn hắn tận tâm tận lức, A Hạnh kín đáo đưa cho mỗi người một hỏi bạc. Đám tiểu thái giám vui mừng, vẻ mặt ân cần thân hơn nhiều, lại còn mang đến thêm một ít củi than, khiến không khí trong phòng rất ấm áp.
Chờ đám tiểu thái giam đi rồi, Trần Anh cười nói với A Hạnh: “A Hạnh, ta thấy chuyến đi này, ngươi không những không kiếm được lãi mà có khi còn lỗ đó.”
A Hạnh nhẹ nhàng cười: “Ta không trông cậy vào việc kiếm bạc. Ta chỉ cầu có thể bình an xuất cung là được rồi.”
Bấy giờ Ngọc Mai ở cạnh nói: ” A Hạnh, ngươi nói chúng ta không cần quá căng thẳng, nhưng ta thấy người căng thẳng lại chính là ngươi đấy.”
A Hạnh bất đắc dĩ mà mỉm cười, phải không? Đều bị ảnh hưởng bởi mấy tiểu thuyết xuyên không ở kiếp trước làm hại. Gần như quyển nào nói về hoàng cung cũng miêu tả đó là nơi đáng sợ, nàng sao có thể không đề phòng?
Dung Tranh đi tới bên nàng an ủi: “A Hạnh, nàng yên tâm. Đây không phải lần đầu chúng ta ra ngoài diễn, cũng sẽ có chừng mực, không chuốc lấy phiền toái.”
Những người còn lại cũng phụ hoạ: “Yên tâm, chúng ra sẽ tuân thủ mọi điều.”
A Hạnh thấy mọi người đều an ủi nàng, có chút ngại ngùng nhưng trong lòng cũng nhẹ đi không ít.
Lúc này, họ không biết rằng “phiền toái” đôi khi không cần mình đi tìm mà chính nó sẽ tự mò đến.
Kể từ khi vào cung, Xảo Oánh vẫn yên lặng không nói gì, Tĩnh Nhàn ở bên cạnh thấy nàng có vẻ trầm, liền hỏi: “Xảo Oánh, vẻ mặt ngươi không tốt, trong người cảm thấy không thoải mái sao?”
Một câu hỏi đơn giản, nhưng lại thu hút ánh mắt mọi người, bây giờ không phải lúc không thoải mái. Xảo Oánh là nhân vật chính, nàng không khoẻ thì không ai thay thế được nàng.
A Hạnh vội vàng đi đến bên, đưa tay sờ trán của Xảo Oánh: “Không giống như bị sốt.”
Xảo Oánh nghiêng đầu tránh tay A Hạnh, nói một cách lạnh lùng: “Ta không sao!” Thấy được vẻ lo lắng của A Hạnh, trong đầu nàng chợt nghĩ rằng nếu như mình thật sự bị ốm, A Hạnh chắc chắn sẽ hoảng sợ! Để cho A Hạnh khổ sở, để cho A Hạnh không thể trải qua một ngày lành, đây là chuyện bản thân mình hy vọng. Nhưng mà nghĩ lại, đây là hoàng cung, nếu như nàng ốm thì tất cả mọi người sẽ bị trách phạt. Thôi được rồi, mình chỉ gây khó dễ cho A Hạnh, không cần làm mọi người bị liên luỵ.
Nghĩ đến đó, Xảo Oánh mới nói tiếp: “Ta chỉ có chút căng thẳng, không pải bị bệnh, sẽ không ảnh hưởng đến việc lên diễn đâu.” Vì nàng nhớ tới chuyện cũ… Đã từng… nàng và phụ thân đã từng có mặt tại yến tiệc của hoàng cung! Khi đó, nàng là tiểu thư nhà quan, là khách đến dự, ngồi dưới đài thưởng thức đào hát diễn. Hôm nay, nàng đã trở thành đào hát đắt giá.
Trong lòng Xảo Oánh khổ sở, chỉ cúi đầu thật sâu.
Bởi vì đến sớm hai canh giờ, nhóm người A Hạnh có thêm hai canh giờ chuẩn bị quần áo và đạo cụ. Chờ buổi chiều thái giám tới thì mọi thứ đã sẵn sàng. Tiết kiệm được không ít thời gian.
Thái giám tổng quản đưa người đến kiểm tra, cũng không phát hiện gì khả nghi. Sau đó A Hạnh lần lượt đưa bạc cho họ,thái giám tổng quản cầm túi bạc ước chừng rồi nhẹ nhàng cười: “Các ngươi chuẩn bị cho tốt rồi cùng bản công công đến Thiên Âm các.”
Thiên Âm các là toà nhà to ba mái, cao tầm một thước hai, dài hơn hai mươi thước. Diện tích như một rạp hát khổng lồ. Mái xếp cao dần, ngói lưu ly kéo dài theo nhau. Tầng trên treo biển “Thiên Âm các”, tần giữa mái treo biển ” Đạo Hoà di thái”, tầng dưới cùng treo “Hồ Thiên tuyên dự”. Bên trong ở giữa có sân khấu kịch, cũng có ba biển to xếp cao dần, từ trên cao xuống có ghi “Phúc thai”,” Lộc thai”, “Thọ thai”.
Đối diện đài diễn có chỗ ngồi chia hai tầng là hoàng đế cùng với hoàng hậu ngồi xem. Ba phía đông – tây – bắc cũng có chỗ ngồi chia làm hai tầng vòng quanh – là cung phi và đại thần ngồi xem kịch.
Bởi vì đây là vở kịch về đời sống gia đình bình thường, không có những màn đánh nhau cho nên tần ba của sân khấu kịch chỉ cần đến tầng “Lộc thai”.
Thái giám tổng quản họ Lý, một bên hắn đưa mọi người đến xem tình hình xung quanh, một bên nói đủ loại quy củ. Chẳng hạn như không được nhìn thẳng Hoàng đế và các vị nương nương, khi biểu diễn cũng không được có các động tác khiếm nhã như ngáp, hắt xì, chảy nước mắt…. Khi diễn giọng nói phải vang, cuối cùng khi kết thúc phải dập dầu cung kính Hoàng đế và các vị nương nương, chờ đến khi họ rời khỏi Thiên Âm các thì mới được đứng dậy vân vân…. Lý công công sau khi nói luôn mồm mới thởi hắt ra một hơi, có thể thất là ông đã nhớ kỹ các quy củ này trong lòng.
A Hạnh và các đào hát nghe xong mà đầu muốn nổ tung, may mắm trước đó nàng đã phân cho quản sự phụ trách biểu diễn dùng bút rồi tốc ký lại. Nếu không, thật sự nàng không thể nhớ hết những điều này.
Lý công công nói xong, nghỉ một chút thì lập tức có một tiểu thái giám bên cạnh dâng nước trà. Ông nhấp một ngụm, sau đó ngẩng đầu, híp đôi mắt nhỏ dài nhìn A Hạnh nói: “Mùa thu hoạch của hai năm qua đã khiến cho Hoàng thượng vô cùng vui vẻ, nếu kịch của ngươi có nói đến phương diện này thì “long tâm”* nhất định vui mừng!” Ông mỉm cười: “Những lời này là bản công công tặng cho ngươi. Ngươi biết làm người, bản công công cũng không bạc đãi.”
– —
*long tâm: Lòng vua.
– —
A Hạnh vui vẻ, vội vàng hành lễ với Lý tổng quản lại dâng lên hai thỏi bạc. Vui vẻ trong mắt Lý tổng quản càng sâu hơn.
Trong khoảng thời gian kế tiếp, quản sự sân khấu bắt đầu dựng đài, Lý tổng quản cố ý gọi mấy tiểu công công đến giúp đỡ, người nơi này rất thạo việc dựng sân khấu, có thêm sự hỗ trợ của họ chẳng những gia tăng thêm tốc độ mà còn thêm chắc chắn. Đối với sự giúp đỡ này của mấy tiểu công công, A Hạnh đều có chuẩn bị.
Chỉ một buổi chiều, sân khấu đã chuẩn bị xong, đêm đó mọi người đều ăn bữa tối rất phong phú, trong phòng thì ấm nên đã ngủ một đêm rất thư thái. Đây đều là công lao số bạc A Hạnh đưa ra. Đã từng có gánh hát vào cung biểu diễn, chỉ biết kính Đại thái giám, mà mấy tiểu thái giám này thì không cho vào mắt, kết quả tối đó than không đủ, mọi người bị lạnh. Thời điểm biểu diễn thì hắt hơi, chảy nước mũi khiến cho Hoàng đế chán gét. Mặc dù không mất mạng nhưng bị phạt gậy đánh là không thiếu. Từ đó về sau bị mất thanh danh. Gánh hát kếu oan, buổi tối bị lạnh, tiểu thái giám cũng kêu oan, còn để cho mọi người kiểm tra lò than.Tro than chất đầy thể hiện là than cháy cả đêm, làm sao những tiểu công công này sẽ để cho người khác nắm đuôi.
Trương Chiêu nói với A Hạnh việc này coi như một trợ giúp lớn.
Tối muộn, A Hanh dựa theo lời Lý tổng quản nói, tạm thời cho thêm mấy câu kịch ca tụng ân đức của Hoàng đế vào. Vị Hoàng đến kia không thích nghe nịnh hót nên việc ca tụng mùa mang bội thu hai năm qua, trăm họ no đủ vừa khéo là lời vuốt mông ngựa khéo léo, không chút dối trá ra vẻ.
A Hạnh không khỏi nghĩ, hiếu kính bạc cho Lý tổng quản quả nhiên có giá trị!
Sáng sớm hôm sau, A Hạnh cho mọi người học lại quy củ, sau đó đi đến Thiên Âm các bắt đầu diễn tập. Dùng một ngày để quen thuộc với sân khấu, mọi người tràn đầu tự tin vào buổi biểu diễn ngày mai.
Rất nhanh đã đến đêm giao thừa.
Hôm nay trời mới hửng sáng mọi người đã dậy, ai cũng có vẻ mặt căng thẳng. Tâm trạng thoải mái hai ngày trước không còn sót lại chút nào. A Hạnh biết, mọi người đang luống cuống, mặc dù kinh nghiệm diễ phog phú nhưng là lần sau không thể so với bình thường! Là nhà cả Hoàng đế! Sao không căng thẳng được.
Nhưng mà như vậy sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc khi biểu diễn, A Hạnh đến nói đùa: “Hôm nay ta không vội, nhưng ai biết mọi người là căng như dây thừng thế này.”
Tất cả cười miễn cưỡng. Rõ ràng lời này không làm giảm bớt không khí.
A Hạnh thu lại nụ cười, nghiêm mặt nói:” Ở đây từng có vô số gánh hát, có vô số người ưu tú ở đây biểu diễn. Chỉ có những người thật sự giỏi mói có tư cách đừng ở chỗ này. Bây giờ, tại đây, ai cũng là đào hát ưu tú nhất Đường Quốc, mỗi người đều được yêu thích. Chúng ta so sánh với những người kia cũng không hề thua kém, đã có người thành công ở đây vậy thì chúng ta nhất định phải làm tốt hơn!” Ánh mắt trong suốt của nàng nhìn từng người, trong ánh mắt đó có tự tin rất lớn lan sang cho mỗi người: “Qua hôm nay, tên tuổi chúng ta sẽ ghi lại trong sử sách. Phải biết rằng các ngươi là người đầu đầu tiên diễn kịch nói trong hoàng cung! Cho nên mọi người giữ vững tinh thần, để cho tên tuổi chúng ta thêm vang dội.”
Ánh mắt mọi người từ từ sáng rọi, Dung Tranh ngẩng đầu nhìn A Hạnh nghiêm túc nói: “”A Hạnh yên tâm, chúng ta tuyện đối sẽ không khiến nàng thất vọng!” Những người khác cũng khôi phục lại ý chí.
A Hạnh gật đầu: “Mọi người cùng nhau cố gắng!”
Buổi chiều, các diễn biên bắt đầu trang điểm. Phía sau sân khấu có chỗ chuyên để cho diễn viên trang điểm và nghỉ ngơi. Sau khi hoá trang xong, mọi người cùng nhau đọc lại lời kịch. Đều vô cùng chăm chú.
Sắc trời dần tối, tiểu công công ở Thiên Âm các bắt đầu đốt đèn. Thời tiết trở nên lạnh hơn.
Lâm Hải nhìn tuyết đọng thật dày bên ngoài:” Sao Hoàng thượng lại muốn ở chỗ này xem kịch? Rất lạnh mà!”
Một tiểu thái giám ở bên cạnh đang cầm đèn nghe thề liền trả lời: “Hoàng thượng đến đây sẽ có mấy lò sưởi bên người, làm sao cảm thấy lạnh được!”” Hai ngày nay, mọi người cũng đã có chút quen biết với tiểu thái giám nơi này.
Một đào hát khác nói: “Lạnh như này, đợi lát nữa ra bên ngoài diễn kịch không biết giọng lúc đó có phát run không.”
A Hạnh chau mày, cái này lại là một vấn đề.
Tên thái giám kia cười: “Các ngươi yên tâm, Đại thái giám đã nói với chúng ta, đến khi diễn sẽ đốt lò bốn xung quanh, các ngươi sẽ không thấy lạnh.”
Mọi người vui vẻ, A Hạnh đến tươi cười với tiểu thái giám: “A Hạnh đa tạ Lý công côn cùng các vị công công đã chiếu cố.”