Đứa em họ học y ở một trường đại học trong thành phố nói đợt nghỉ dịch bệnh lần này nó không muốn về nhà, định tìm công việc thực tập và muốn đến ở với tôi.
Nó nhờ tôi buổi tối lái xe qua đón nó tan học, tối nay nhà trường sẽ đóng cửa.
Tôi đã không có ấn tượng tốt với cô em họ kém sáu bảy tuổi này từ thời nó học cấp hai rồi.
Mùa hè năm đó, vừa hoàn thành kỳ thi tuyển sinh đại học, nó chia tay với bạn trai, người bạn trai kia đã chết, nhưng tình hình cụ thể thì tôi không biết.
Tôi chỉ mơ hồ nghe mẹ kể người bạn trai ấy rất đáng thương, bảo tôi không được qua lại với con bé.
Nhưng tôi không làm được gì hơn, cô cả của tôi khóc lóc gọi cho bố, bố cũng hết cách đành nhờ tôi đến đón nó.
Con bé học y ở thành phố này, trước đây là trường trung cấp y tế, hai năm nay mới lên cao đẳng, trường mới chưa xây, trường cũ ở ngoại ô xa xôi, phải lái xe hơn hai tiếng mới đến đó, tình ra tốn bốn đến năm tiếng để đi đi về về.
Bảo con bé bắt taxi, tôi trả tiền cho nó.
Ngoài mặt nó đồng ý, sau lưng lại gọi cho mẹ mình, khóc lóc bảo tôi không chịu tới đón.
Sau đó tôi nhận được điện thoại của bố, bố tôi cũng bất lực, bảo tôi tối nay đến đón nó về nhà tôi ngủ nhờ một đêm, ngày mai thuê nhà khác cho nó để nó chuyển ra ngoài. Ông trực tiếp chuyển tiền cho tôi, bảo tôi cố chịu đựng.
Tôi chỉ đành bảo nó mau dọn hành lý, tôi đang chờ trước cổng trường.
Nhưng đến nơi đã hơn mười giờ tối, cổng trường chẳng có bóng ma nào, tôi gọi điện thì nó nói hành lý quá nhiều, không thể tự chuyển nên nhờ tôi đến ký túc xá giúp.
Tôi giận tới mức suýt phun ra một ngụm máu già.
Nhưng muộn quá rồi, tôi không thèm tranh cãi với nó, vì thế đỗ xe ở ven đường, vào trong.
Trường của họ cho nghỉ từng đợt, hầu như bây giờ chẳng còn sinh viên, khuôn viên cũ kỹ u ám, gió lạnh thổi qua thỉnh thoảng phát ra tiếng thú thít, lá rụng xào xạo như có người đi trong bóng tối.
Dù gan dạ, tôi cũng run lên vì hoảng sợ, gần như bỏ chạy đến tòa ký túc xá mà nó đề cập.
Từ xa đã thấy một góc ký túc xá có ánh lửa, lòng thầm nghĩ, không lẽ trời lạnh quá, quản lý ký túc xá đốt lửa sưởi ấm sao?
Tòa nhà cũ nát như vậy, một khi bắt lửa sẽ rất nguy hiểm.
Nhưng khi chạy tới, tôi lại thấy con em họ Lam Cẩn Huyên đang ngồi xổm ở đó đốt giấy.
Con bé còn cắm một cây nhang, miệng lẩm bẩm gì đó.
Thấy tôi tới, nó đưa cho tôi một tờ giấy, nói rằng trường y có truyền thống đốt giấy trước khi ra về để những thứ ô uế không đi theo.
Trường nào mà chả có tin đồn, đặc biệt là trường y lâu đời, nhắc đến thôi đã thấy đáng sợ.
Tôi không thể chịu nổi khung cảnh ảm đạm này, giục con bé đi nhanh.
Nhưng nó nũng nịu, nhất quyết yêu cầu tôi đốt giấy như thể nó sẽ không đi nếu tôi không đốt.
Từ nhỏ con bé đã hay giả vờ đáng thương, thường xuyên để tôi bị người lớn trách mắng, lần này đến đón nó cũng vậy.
Tôi hừ lạnh một tiếng, cầm xấp giấy trong tay nó, ném vào đống lửa: “Đi thôi.”
Thấy tôi đốt, nó vẫn ngồi yên ở đó lẩm bẩm, một mực đợi đến khi cháy hết mới để tôi cùng mình lên lầu lấy hành lý.
Ký túc xá trong khuôn viên cũ kỹ trông thế nào ai cũng tưởng tượng được, tường lốm đốm, rêu mọc đầy, hình như còn dột khắp nơi, tiếng gió vù vù lúc như người khóc, lúc như cười man dại.
May mà Lam Cẩn Huyên sống ở tầng ba.
Vừa bước vào ký túc xá tôi liền ngửi thấy một mùi lạ khiến người ta buồn nôn, như mùi thuốc Bắc trộn lẫn với mùi thịt thối mang theo mùi thuốc sát trùng nồng nặc đến ngạt thở.
Những sinh viên khác đã rời khỏi ký túc xá từ lâu, có lẽ vì kỳ nghỉ này khá dài, cho nên mọi người dọn dẹp sạch sẽ không để lại gì, như thể toàn bộ ký túc xá không một bóng người.
Rèm che giường đung đưa theo gió, tiếng gió rít gào cuốn vào, căn phòng có thể trực tiếp dùng làm phim trường quay phim ma.
Mùi bên trong nồng đến mức tôi không muốn vào, vì thế tôi cứ liên tục giục con bé nhanh lên.
Con bé lôi ra một cái vali lớn, khi đưa cho tôi, nó còn lẩm bẩm gì đó.
Tôi hỏi nó lẩm bẩm cái gì, nó bảo học y cần ghi nhớ rất nhiều thứ, con bé đang học thuộc lòng.
Tôi thầm thở dài, nếu trước đây nó học hành chăm chỉ như vậy, cả gia đình đã không hùn mấy trăm ngàn tệ cho nó đóng học phi cấp ba.
Tôi nhận lấy cái vali, nó nặng đến mức gần như không thể di chuyển, vừa kéo liền phát ra tiếng éc éc, bên trong hình như có chất lỏng gì đó.
Tôi kinh ngạc nhìn Lam Cẩn Huyên, con bé nói bên trong là thuốc nên không dám bắt taxi.
Chậm chạp đến mười một giờ, ngôi trường u ám đến cực điểm, ngày mai tôi còn phải đi làm, chỉ muốn về thật nhanh, nên kéo vali xuống lầu.
Kỳ lạ là con bé lại kéo một cái vali, còn lấy một cái lồ ng chim bọc vải đen trong tủ ra, bên trong rõ ràng có động vật sống, khi động đậy cái lồ ng sẽ phát ra tiếng lạch cạch.
“Chim em nuôi.” Nó còn lắc lắc cái lồ ng với tôi, như đang nói chuyện với con chim bên trong, “Gọi dì, dì Văn Dĩnh.”
Tôi không biết trong l ồng có gì, con bé vừa nói, bên trong liền phát ra tiếng lạch cạch xen lẫn tiếng chim hay tiếng mèo kêu.
Trong tòa ký túc xá này, gió thổi qua lạnh lẽo.
Tôi đã rất bực bội, định sáng mai dù thế nào cũng thuê nhà cho con bé, bảo nó dọn ra ở riêng.
Không biết trường này nghĩ thế nào mà cho sinh viên nuôi thú cưng, còn được phép đốt lửa, bọn họ không sợ cháy nhà à?
Với tất cả sức lực, tôi kéo cái vali nặng trịch xuống lầu.
Tiếng bánh xe lăn như tiếng cười khúc khích của những đứa trẻ che miệng, cùng tiếng gió lạnh thút thít và mùi mốc thối, chặng đường này hết sức rùng rợn.
Xuống lầu, người tôi đầy mồ hôi, thấy Lam Cẩn Huyên không theo kịp, tôi quay đầu, thấy con bé một tay kéo vali và lồ ng chim, tay còn lại lấy thứ gì đó trong túi ra rồi rắc xuống đất.
Rắc rất ít, có vẻ là gạo.
Tôi liếc nhìn lò than bên cạnh, càng cảm thấy kỳ lạ, bèn hỏi nó rắc gì, nó bảo đây là truyền thống của trường y, tên là rắc gạo đi đường.
Nó nói nếu ra ngoài vào nửa đêm mà không rải gạo thì sẽ bị thứ gì đó ngăn cản.
Dù bản thân là người vô thần nhưng với bầu không khí như nơi này, tôi cũng sợ, vì thế vội bảo con bé đi nhanh, còn mình kéo vali đi về phía cổng trường như bỏ trốn.
Lúc đi đường, tôi loáng thoáng nghe tiếng con bé đi sau rắc gạo, còn nói “Đi theo tôi”, “Hồn có về, được tái sinh”.
Tôi mơ hồ cảm thấy có gì đó không ổn, biết chắc Lam Cẩn Huyên không nói thật.
Cuối cùng cũng đến cổng trường, tôi xách vali to lên treo, thứ chất lỏng bên trong chảy ùng ục khiến tôi càng ngày càng cảm thấy nó như một đứa trẻ đang lén cười.
Tôi bảo Lam Cẩn Huyên bỏ vali và lồ ng chim con bé đang cầm vào cốp xe, tôi không muốn tiếp tục ở lại cái nơi chết tiệt này nữa.
Cất đồ xong xuôi, tôi bảo nó ngồi ở ghế phụ, nhưng nó bảo nó muốn ngồi phía sau.
Tôi mặc kệ, trực tiếp lái xe phóng đi như chạy trốn.
Trên đường, thỉnh thoảng tôi dặn con bé những điều cần lưu ý khi ở nhà tôi, tuy chỉ ở một đêm nhưng tôi vẫn cảnh cáo nó không được giở trò.
Tôi mua căn nhà này bằng tất cả tiền dành dụm được trong hai năm đi làm và một phần hỗ trợ từ bố mẹ, tôi mới chuyển đến, không muốn con bé biến nó giống ký túc xá có mùi lạ.
Con bé lại nói say xe, mở cửa sổ.
Tôi không biết con bé có nghe thấy không, liếc nhìn qua kính chiếu hậu thì thấy nó đưa tay ra ngoài như thể đổ cái gì đó.
Hơn nữa ở hàng ghế sau, sau kính chắn gió là những cái đầu trẻ con to bằng nắm tay!
Chúng hình như đang cố gắng đi về phía Lam Cẩn Huyên…