Đức Phật Và Nàng

Chương 53: Tôi là ai?




Ngải Tình, chị làm gì vậy?

Tôi
dừng tay trong giây lát, rồi tiếp tục gấp quần áo. Sao tay tôi run bần bật thế này?

– Pusyseda, tôi sẽ ra
đi. Cảm ơn cậu đã không quản nguy hiểm đưa tôi đến đây.

Tôi cắn chặt môi, cố
gắng giữ bình tĩnh:

– Nhờ cậu chuyển lời
đến Rajiva, rằng chàng đã lựa chọn đúng. Nhưng tiếc là tôi không tham dự hôn lễ
của chàng được….

– Ngải Tình, chị ngốc
quá!

Pusyseda ngắt
lời tôi, ánh mắt đầy thương cảm.

– Biết chị sẽ hiểu
lầm, nhưng công việc bộn bề khiến tôi quên mất, lẽ ra phải nói với chị từ sớm.

– Nhờ cậu gửi cho Hiểu
Huyên quần áo và đồ trang sức này giúp tôi. Và nhớ chăm sóc cô ấy chu đáo, cô
ấy là người phụ nữ hiếm có…

Sao thế này, đã dặn
lòng không được khóc, vậy mà khi thốt lên những lời li biệt, nước mắt tôi cứ
thế tuôn trào.

– Ngải Tình, dừng lại,
đừng thu dọn nữa, nghe tôi nói đã. Cậu ta ngồi trên giường, đối diện với tôi,
kìm bàn tay vẫn đang bấn loạn với đống đồ đạc của tôi lại, thật trọng nhấn nhá
từng lời:

– Cô công chúa Khâu Từ
sẽ thành thân với anh trai tôi ba ngày nữa chính là chị!

Như bị sét đánh trúng,
tôi kinh ngạc nhìn cậu ta, vẻ mặt nghiêm trang ấy không giống như đang đùa
giỡn.

– Tôi đã bàn bạc với
đức vua, ngài sẽ nhận chị làm con gái nuôi và phong chị làm công chúa.

Cậu ta gật đầu khẳng
định lại lần nữa.

– Nhưng, cậu, cậu nói
rằng cô công chúa ấy tên là Aksayamati kia mà? Lẽ nào tôi sẽ thay thế cô ấy?

– Sao lại thay thế? Cô dâu chính là chị. Chị
chính là công chúa Akieyemoti của Khâu Từ.

Vẻ
mặt Pusyseda đầy ranh mãnh, cậu ta đưa đẩy hàng mi dài, nháy mắt với tôi:


Chị đã không nhận ra! Đức vua cũng tưởng rằng người mà tôi nhắc đến là cô em họ
tôi. Anh trai tôi thông tuệ là thế mà cũng bị tôi gạt. Chị nghe thật kỹ nhé:
tên cô công chúa mà tôi nói đến là Akieyemoti, không phải Aksayamati.
Aksayamati kém anh trai tôi mười sáu tuổi. Xưa nay, họ vẫn chỉ xem nhau như anh
em họ, Aksayamati đã có người yêu từ lâu. Chị còn nhớ người anh em
Sudayera trong đội cấm vệ quân của tôi không? Cái tên nghe rất quen. Đúng rồi,
chính là một trong bốn người từng hộ tống tôi đến thành cổ Taqian. Khi ấy, tuy
trẻ tuổi nhất đội, nhưng cậu ta rất khôi ngô, tuấn tú, cao lớn, vạm vỡ và trên
mặt luôn thường trực nụ cười bẽn lẽn.

Thấy
tôi gật đầu, Pusyseda tiếp tục:


Sudayera và Aksayamati thân thiết với nhau từ tấm bé, từ lâu họ đã yêu thương
nhau. Sudayera vốn là kẻ si tình, mãi chẳng chịu cưới vợ. Công chúa của hoàng
thất Khâu Từ xưa nay vẫn Phải gánh số phận trở thành lễ vật cầu thân với lân
bang. Nếu chiến tranh không xảy ra, hẳn là Aksayamati sẽ bị gả cho lão vua già
Uyhur nay đã sáu mươi tuổi kia. Buổi tối ngày tráo đổi chị với Aksayamati, tôi
đã sắp xếp để hai người đó bỏ trốn đến Khotan.


Cậu…

Đầu
óc tôi bấn loạn, tôi sững sờ nhìn Pusyseda.

Cậu
ta cười đắc chí:


Khi tôi thông báo Aksayamati đã bỏ trốn, nhà vua rất lo sợ. Bây giờ, ngài
chỉ còn cách là nhanh chóng nhận một cô con gái nuôi, sắc phong làm công chúa
là đặt tên là Akieyemoti.


Nhà vua không sợ Lữ Quang trách tội sao?


Không đưa được công chúa ra trình diện, nhà vua sẽ mắc tội nặng hơn. Tình thế
trước mắt nguy hiểm như dao kề cổ, làm gì có thiếu nữ Khâu Từ nào dám làm cô
dâu? Lại còn phải lấy một nhà sư. Với người dân Khâu Từ vốn sùng đạo Phật, việc
làm đó sẽ bị trời trừng phạt. Vậy nên, nhà vua vô cùng bối rối, không biết phải
trả lời Lữ Quang ra sao. Tôi đã nói với ngài rằng có một cô gái người Hán bằng
lòng lấy anh trai tôi, và tất nhiên, ngài rất mừng.

Cậu
ta ngừng lại giây lát, ngó sang tôi, dò ý:


Tuy sẽ rất thiệt thòi, nhưng chị bằng lòng chứ, Ngải Tình?


Tôi…

Tim
đập dữ dội, tôi nghĩ Pusyseda cũng có thể nghe thấy nhịp đập trái tim mình. Mặt
nóng ran, tôi cúi đầu khẽ đáp:


Tôi bằng lòng.


Tôi biết mà…

Cậu
ta nhìn tôi chăm chú, khẽ thở dài, quay mặt qua hướng khác:


Dù phải chịu thiệt thòi đến đâu, chị cũng sẽ đồng ý…

Không
muốn thấy nét buồn ẩn hiện trong mắt cậu ta, tôi bèn chuyển đề tài:


Nhưng Lữ Quang từng nhìn thấy tôi, lỡ ông ta nhận ra và khống chế tôi để đối
phó với Rajiva thì sao?


Chị sẽ trùm khăn che mặt suốt buổi lễ, chỉ chú rể mới được phép vén khăn trùm
đầu của cô dâu. Nếu hắn ta cứ nhất quyết đòi kiểm tra, tôi sẽ có cách ứng phó.
Sau hôn lễ thì…

Cậu
ta thở dài:


Tôi vẫn chưa nghĩ đến, bởi vì tôi không biết Lữ Quang &nbsP;sẽ làm gì tiếp
theo. Tuy nhiên, mục đích của Lữ Quang khi ép anh trai tôi thành thân là để
công bố với thiên hạ, anh ấy đã phá giới, đã hoàn tục, nhằm hủy hoại thân phận
pháp sư của anh ấy. Hắn chẳng quan tâm anh ấy cưới ai đâu. Khi không còn cần
Phải lợi dụng sức mạnh hiệu triệu của anh ấy nữa, hắn sẽ không động đến chị.

Đúng
vậy, cậu ta nói đúng. Mục đích của Lữ Quang là khiến cho Rajiva mất đi thần
quyền, ông ta nghĩ rằng làm vậy có thể buộc Rajiva hoàn tục. Nhưng ông ta
chẳng thể ngờ Rajiva có thể vì lý tưởng mà chịu nhẫn nhục mười bảy năm, để rồi
sau đó được vua Diêu Hưng rất mực nể trọng.


Ngải Tình, đừng lo lắng, tôi sẽ xả thân bảo vệ chị.

Pusyseda
nắm lấy tay tôi đặt vào lòng bàn tay của cậu. Hơi ấm từ bàn tay cậu lan tỏa và
sưởi ấm cõi lòng rối bời của tôi, vẻ dịu dàng và nhiệt thành trong đáy mắt thẩm
thấu và đánh động những cảm xúc thẳm sâu trong tim tôi. Tôi vẫn luôn cảm thấy
mắc nợ cậu ấy. Sống mũi tôi cay cay khi nghĩ đến những việc mà cậu ấy đã làm
cho mình.


Thôi thôi, chị biết là tôi không thể cầm lòng được khi thấy chị khóc mà. Ngải
Tình, tôi luôn cầu mong chị được hạnh phúc. Có lẽ đó là điều duy nhất tôi làm
được cho chị. Ngó thấy đồ ăn trên bàn vẫn còn nguyên, cậu ta mỉm cười:


Thế nào, bây giờ thì có hứng ăn cơm rồi chứ?

Tôi
gạt nước mắt, bật cười, cầm bánh và ăn.

Sách
“Tấn thư” chỉ ghi lại vẻn vẹn sáu chữ “vợ là công chúa Khâu Từ”, mà không hề
chép tên của cô công chúa đó. Trong “Truyện kể về Kumarajiva”, Tuệ
Giảo có nhắc đến công chúa Akieyemoti, người từng mời Rajiva thuyết giảng giáo lý Đại Thừa và lấy làm “vui mừng tột độ”. Bởi vậy, người đời
sau mới ghép hai đoạn ghi chép đó lại và cho rằng, người vợ của Rajiva chính là
cô công chúa Khâu Từ Akieyemoti mà Tuệ Giảo nhắc đến.

Khi
biết con gái út của Bạch Chấn tên là Aksayamati, tôi cho rằng đó chính là người
vợ mà Rajiva đã lấy. Sự khác biệt nho nhỏ về cách phát âm tên gọi, tôi cho là
chuyện hết sức bình thường, vì dù sao nó là tên gọi được dịch sang tiếng Hán,
nếu có sai lệch đôi chút cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, thực tế là Lữ Quang đã
chọn Aksayamati làm đối tượng phá giới của Rajiva. Nhưng đến lúc này tôi mới
biết, tên gọi Akieyemoti là do Pusyseda bịa ra trong lúc cấp bách.

Lịch
sử không hề thay đổi, bánh xe vĩ đại vẫn tiếp tục lăn, bất chấp mọi vật cản. Và
tôi, con người hiện đại của thế kỷ XXI đã hòa mình vào dòng chảy đó bằng một
tên gọi nhỏ nhoi. Nhưng nếu lịch sử chứng minh tôi là có thật, tôi sẽ bước tiếp
con đường của mình, sẽ tiếp tục ở bên, cổ vũ, ủng hộ chàng.

Nhớ
tới chàng, tôi bất giác ngừng lại, ngẫm ngợi:


Rajiva có biết không?


Chưa biết. Tôi không gặp được anh ấy. Lữ Quang giam anh ấy lại, cho thân tín
của hắn cai quản, tôi không mua chuộc nổi bọn chúng.

Cậu
ta thở dài lo lắng:


Xem ra Lữ Quang sợ anh ấy sẽ tự vẫn trước ngày cử hành hôn lễ, nên cho quân của
hắn canh chừng rất nghiêm ngặt.

Tôi
lắc đầu:


Chàng sẽ không làm vậy, vì chàng đã hứa với tôi sẽ sống thật mạnh mẽ, và không
bao giờ nói đến chữ “chết”.

Cậu
ta nhìn tôi, mỉm cười:


Chị nói vậy thì tôi yên tâm rồi.

Cậu
ta lặng lẽ quan sát tôi ăn cơm, cất giọng mơ hồ:


Ngải Tình, chị có cho rằng, đây là chuyện đáng mừng với hai người không?

Tôi
ngẩng đầu lên, bắt gặp đôi đồng tử màu xám nhạt nhìn mình sắc lẹm.


Chị có từng nghĩ về điều này, rằng anh ấy yêu chị, nhưng vẫn một lòng hướng về
Phật tổ, nên chẳng thể hoàn tục. Chị lại quá ư lý trí, một mực thôi thúc anh ấy
đến Trung Nguyên truyền bá Phật pháp, không muốn anh ấy hoàn tục. Nếu cứ tiếp
tục như vậy, thì cho dù hai người có yêu nhau đậm sâu bao nhiêu cũng mãi mãi
không được ở bên nhau. Lữ Quang ép buộc anh ấy thành thân, tuy thủ đoạn tàn
bạo, nhưng vô hình chung đã hợp tác cho hai người, giúp hai người phá bỏ những
rào cản nội tâm.

Cậu
ta thở dài, ngừng lại, ánh mắt lênh đênh mơ hồ, một lúc sau mới dồn tụ về phía
tôi, đăm đắm:


Nếu buộc phải thành thân, chẳng thà thành thân với chị. Như thế anh ấy có thể
cho chị một chút danh phận.

Danh
phận ư? Tôi chưa từng nghĩ về điều này, cũng chưa bao giờ dám mơ tới. Danh
phận? Thật thế ư? Sau hôn lễ, tôi sẽ trở thành người vợ danh chính ngôn thuận
của chàng…


Còn nữa, tôi đã bố trí người đi đón công chúa, có lẽ ngày mai sẽ tới nơi.


Sao kia? – Tôi bị sặc nước, ho khan dữ dội.


Chị lo lắng cuống cuồng gì chứ!

Cậu
ta bật cười, vỗ nhẹ vào lưng tôi:


Tôi đón Hiểu Huyên – em dâu chị mà. Nếu không, trong buổi lễ, tôi làm thế nào
để cô ấy xuất hiện?

Chúng
tôi nghỉ ngơi tại cung điện dành cho hoàng thất Khâu Từ trong
thành Subash, cạnh chùa Cakra. Pusyseda là quốc sư, nên đãi ngộ
dành cho cậu ấy chỉ xếp sau nhà vua và Lữ Quang. Thời cổ đại, nơi ăn chốn ở như
thế này có thể xem là sang trọng rồi. Tối hôm đó, để che mắt người khác, tôi
vẫn ở chúng phòng với Pusyseda, nhưng cậu ta ngủ gian ngoài, tôi và Mễ Nhi ngủ
gian trong. Không biết có Phải là ảo giác không, nhưng suốt đêm đó, tôi nghe
thấy tiếng trở mình trằn trọc từ gian ngoài đưa lại.

Hôm
sau, khi tôi tỉnh dậy, Pusyseda đã đi từ lâu. Tôi ở yên trong phòng, không ra
ngoài, cả ngày trông ngóng Hiểu Huyên tới. Buổi trưa, Pusyseda trở về dùng bữa
cùng tôi. Cậu ta là người chịu trách nhiệm chính cho buổi lễ, nên rất bận rộn.
Hôn lễ sẽ được tổ chức tại chùa Cakra theo ý của Lữ Quang, trên một
khoảng sân rộng trước điện thờ chính. Phòng tân hôn là căn phòng dành
riêng cho Rajiva giữa một mảnh vườn nhỏ trong chùa.

Tôi
lặng nghe mà đắng lòng. Hôn lễ tổ chức trong chùa, phòng thiền tịnh trở thành
phòng tân hôn, khách khứa đều là nhà sư. Đây có lẽ chính là hôn lễ có một không
hai trong lịch sử.


Ngải Tình!

Cậu
ta xoay vai tôi lại, ghé sát vào tôi, khẽ nói:


Đừng nghĩ ngợi nhiều…

Rồi
như chợt nhớ ra điều gì, cậu ta vội rút tay khỏi vai tôi, nét mặt ngượng ngùng:


Tệ quá, tôi lại quên mất quy tắc của người Hán: nam nữ thụ thụ bất thân. Thôi,
tôi đi đây.

Thấy
cậu ta luống cuống bước đi, tôi vội gọi lại. Ngập ngừng giây lát mới cất lời:


Cậu nghỉ ngơi một lát rồi hãy đi.

Cậu
ta dừng lại, như hiểu ra vấn đề, khẽ đưa tay lên má, cười nói:


Trông tôi mệt mỏi thế sao?

Rồi
đột nhiên nhìn tôi đăm đăm, thở dài:


Ngải Tình, đừng quan tâm đến tôi như vậy, tôi sẽ hối hận đã nhường chị cho anh
ấy đấy.

Tôi
ngẩng đầu, bắt gặp đôi đồng tử máu xám nhạt ấy, bỗng nhiên bối rối.


Chị thật là, dễ mắc lừa quá!

Cậu
ta bật cười ha ha, rồi vừa cười vang vừa bước đi.


Tôi đùa đấy. Tôi đi đây, phải đi nghe ngóng tin tức của anh ấy giúp chị chứ.

Buổi
tối, Pusyseda trở về cùng với một phụ nữ Khâu Từ ăn vận lộng lẫy và mang khăn
che mặt. Khi tôi còn đang băn khoăn suy đoán, cô ấy liền bỏ khăn che mặt, thì
ra là Hiểu Huyên. Pusyseda nhíu mày thông báo, cậu ta vẫn chưa gặp được
Rajiva, chỉ nghe phong thanh, rằng chàng vẫn ăn uống đúng giờ và dành phần lớn
thời gian cho việc ngồi thiền tụng kinh. Pusyseda đề nghị tôi trao đổi trang
phục với Hiểu Huyên, sau đó trùm khăn che mặt, rồi cậu ta bí mật đưa tôi đến gặp
Đức vua và Hoàng Hậu Khâu Từ.

Bạch
Chấn và Hoàng Hậu ngự trên ngôi cao, tôi quỳ xuống bái kiến. Hoàng Hậu bước xuống đỡ tôi lên và chăm chú quan sát tôi. Hoàng Hậu đã ở vào độ
tuổi trung niên, hơi đẫy đà, gương mặt phúc hậu. Bà tháo chiếc vòng vàng trên
tay, đeo vào tay trái tôi (chắc bà thấy tay phải của tôi đã có vòng mã não).
Chiếc vòng khá rộng, lúc la lúc lắc trên tay tôi. Ngắm nghía một lát, bỗng
Hoàng Hậu thở dài, nói với tôi bằng tiếng Tochari:


Con ơi, theo đúng phép tắc thì phải có sính lễ cầu thân, nhưng với cơ sự này,
con gắng chịu thiệt thòi vậy. Tuy nhiên, của hồi môn của con, ta và đức vua sẽ
lo liệu chu đáo.


Tạ ơn Đức vua và Hoàng Hậu. Ngải Tình chỉ là một thường dân, không dám
nhận lễ vật hậu hĩnh như vậy!


Con đã quỳ lạy nhận ta và Hoàng Hậu là cha mẹ nuôi thì sao có thể tiếp tục giữ
thân phận của một thường dân được!

Bạch
Chấn cũng bước lại gần tôi, tháo miệng ngọc bội sư tử giắt bên mình, trao cho
Hoàng Hậu, để Hoàng Hậu gắn vào thắt lưng của tôi.


Hãy ghi nhớ, con là công chúa Khâu Từ, tên gọi Akieyemoti, con không còn là cô
gái người Hán trước đây nữa.

Bạch
Chấn nói câu trên với ngữ điệu đầy tức tối, ngài trút sự giận dữ vào ánh mắt
trừng trừng ném về phía Pusyseda. Cậu ta chỉ mỉm cười đáp lại như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, thái độ bất trị đó khiến tôi nhớ lại Pusyseda
ngông nghênh, ngạo ngược của mười năm về trước.


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.