Xuyên Về Ai Cập Làm Nữ Thần

Chương 40: Nhật thực - nổi sợ của các đế vương



Từ thời rất xa xưa trái đất đã có rất nhiều hiện tượng thiên văn kỳ bí mà các nhà chiêm tinh học thời cổ xưa không thể nào biết được nguyên nhân của nó, vì thế đôi lúc họ coi những hiện tượng thiên văn kỳ bí ấy như là một điềm lành cũng có một vài hiện tượng xấu số bị cho là điềm gở.

Và một trong số các hiện tượng thiên văn bị cho là điềm gở ấy phải kể đến Nhật Thực, thời xưa coi Nhật Thực là cái gì đó rất rất đáng sợ, họ sợ nó hơn bất kỳ một điềm gở nào khác nhất là các bậc đế vương bởi các bậc đế vương cũng giống như mặt trời của cả đất nước, mà Nhật Thực thì lại che khuất mặt trời theo quan niệm người xưa khi Nhật Thực tới đế vương sẽ gặp tai nạn, bị trù ếm, bị nguyền rủa bởi thần mặt trăng, có nơi còn nói là phù thủy và rất nhiều những ác thần, quái thú khác…v…v.

Vì vậy mỗi nước lớn đều có một cách gì đó để giúp đế vương của họ vượt qua được nạn kiếp này, như Trung Hoa thì nhà vua sẽ đến đền chùa lánh nạn và được các nhà sư tụng kinh cầu cho được hóa giải nạn kiếp.

Ai Cập thì pharaoh sẽ săn một con sư tử để tế cho thần Ra – vị thần của mặt trời, sự sáng tạo. Tất nhiên pharaoh sẽ ở lại đền thờ thần Ra, các tư tế cao cấp sẽ cúng tế liên tiếp để nhờ thần Ra bảo hộ cho Pharaoh.

Hittite và Babylon thì có tập tục giống nhau, trước khi diễn ra Nhật Thực một ngày, các nhà sư sẽ lựa chọn một người đàn ông sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm với vị vua, sau đó nam nhân kia sẽ trở thành vật thế mạng cho đức vua của họ, còn vị vua thật sẽ trốn trong đền thờ và chờ cho Nhật Thực trôi qua.

Cũng có những đất nước có phong tục hiến tế mỹ nhân để cho thần mặt trăng bớt giận mà không giáng tội xuống các vị vua của họ và trong đó có Ấn Độ. Người Ấn cũng có cách bảo vệ cho các vị vua nhưng cách ấy lại khá tàn nhẫn, họ thường sẽ chọn 6, 7 hoặc 8 cô gái (trinh nữ) vô cùng xinh đẹp cho họ đeo vòng vàng trang sức mặc lên người bộ đồ truyền thống của người Ấn, vào sáng sớm ngày có Nhật Thực các cô gái ấy sẽ được đưa tới đàn tế thần và các cô gái bắt đầu nhảy múa theo kiểu múa truyền thống và lúc Nhật Thực bất đầu xuất hiện cũng là lúc các cô gái kia phải kết thúc cuộc sống của mình bằng cách gieo mình xuống sông Hằng Sông Hằng (tiếng Hindi: गंगा, tiếng Bengal: গঙ্গা, tiếng Phạn: गङ्गा / Ganga, Hán – Việt: 恒河 / Hằng hà. Đây là con sông mẹ của Ấn Độ tương tự như sông Nin của Ai Cập vậy.

Chỉ còn một ngày nữa Nhật Thực sẽ xuất hiện, các nhà sư, hiền triết, tư tế đang cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ của mình. Ngay tại Ai Cập từ sáng sớm Merity đã phải đi săn sư tử về để tế cho thần Ra, sau khi săn xong Merity cùng con sư tử ấy phải tới đền thờ thần Ra và anh sẽ ở lại đó cho hết đêm ngày Nhật Thực xảy ra, ở các nước khác cũng đã có sự chuẩn bị riêng của mình, tất nhiên có cả Ấn Độ lần này 7 cô gái từ 13-16 tuổi sẽ được chọn làm người hiến tế, các cô gái ấy hiện đang ở đền thờ để được dạy phải múa như thế nào, hầu hạ thần linh ra sao.

Sáng sớm hôm sau Tịch Dao cùng đám thương buông lên đường đi tới thủ đô của Ấn Độ – Niu Đê-li, ngày Tịch Dao tới thủ đô Niu Đê-li cũng chính là ngày Nhật Thực sẽ diễn ra, trên đường đi tới thủ đô Tịch Dao và đoàn thương gia cảm thấy vô cùng kỳ lạ bởi nhà nào nhà nấy trên đường họ đi đều đóng kín cửa, hầu như trên đường đi đều vắng tanh không một bóng người, nhờ vào sự vắng lặng ấy mà đoàn người của nàng nhanh chóng đến được Niu Đê-li trước 10 giờ trưa, trước mắt họ là một tòa thành cao lớn hùng vĩ được làm nên bởi đất và đá, tuy thô sơ nhưng cũng rất đẹp, cánh cửa không đóng cũng không mở mà để hờ, trước cửa thành sẽ luôn có một đoàn lính canh gác, đoàn lính thấy có người đi vào lập tức chặn cổng kiểm tra hàng hóa và giấy tờ của nàng và đám thương nhân, lúc này Tịch Dao tiện hỏi về sự vắng người đến kỳ lạ này của thủ đô, tên lính vừa kiểm tra hàng hóa vừa thở dài.

“Hôm nay sẽ có Nhật Thực, nên ai nấy cũng trốn hết rồi, thật xui xẻo làm sao khi hôm nay ta là người trực buổi sáng. Được rồi đi vào đi.”

Nàng cùng đám thương nhân được cho vào trong thành, Tịch Dao lại suy ngẫm rồi nàng nhớ ra được Nhật Thực có ý nghĩa lớn thế nào đối với người cổ đại, nàng cuối cùng đã hiểu lý do người dân ở đây tránh ra đường, ban đầu nàng cũng không quan tâm gì lắm bởi nàng cũng không biết tục lệ của người Ấn nàng còn tính nhân cơ hội này đi thăm quan Ấn Độ cổ đại ra làm sao nhưng khi nàng và đám thương nhân đang đi tìm nhà trọ thì giữa đường nàng nhìn thấy có một nhóm nam nữ lớn tuổi tầm 40-50 tuổi đang quỳ gối cầu xin một nhóm lính trước cổng hoàng cung Ấn Độ.

“Thưa ngài, xin hãy trả con gái của tôi lại cho tôi, mụ già này chỉ có nó là con gái thôi, xin ngài đừng lấy mạng nó mà.”

“Tôi cũng thế, vợ chồng chúng tôi chỉ có mỗi đứa con đó, giờ nó bị bắt đi rồi, ai sẽ nuôi chúng ta lúc tuổi già đây chứ.”

“Còn có tôi nữa, mẹ chồng tôi bệnh già sắp chết muốn nhìn thấy cháu gái lần cuối, chẳng lẽ để bà ấy người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh sao?”

Khóc than không được thì họ quỳ lạy nhưng nhóm lính kia chỉ biết lắc đầu.

“Tôi cũng đâu có giúp được gì, chúng tôi chỉ phụng mệnh các nhà sư đi bắt thiếu nữ về thôi, hơn nữa bọn họ sẽ được hầu hạ cho thần linh mà, thôi thôi đừng khóc hay năn nỉ nữa, không ai giúp được các người đâu.”

– —–Hết Chương 40—–


Tip: You can use left, right, A and D keyboard keys to browse between chapters.