Sách giáo khoa của công ty Sinh Vật Bàn Cổ nặng về thơ từ, thành chữ chứ không phải cổ văn.
Tịnh Pháp không để ý, dùng cách hỏi càng thông tục hơn:
“Hai vị thí chủ bao nhiêu tuổi rồi?”
“Hai mốt.” Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng cùng đồng thanh trả lời.
Tịnh Pháp kéo chiếc áo cà sa màu đỏ, trùm nó lên trên gối:
“Hai vị còn trẻ, có lẽ sẽ không có cảm nhận sâu sắc về những gì bần tăng vừa nói. Nhưng chờ ba mươi, bốn mươi, hay năm mươi năm nữa, khi các vị dần dần già cả, cơ thể càng ngày càng suy yếu, bệnh tật càng lúc càng mắc nhiều, cũng gặp phải quá nhiều bi kịch, lúc đó các vị mới hiểu được hàm nghĩa của chúng sinh cùng khổ.”
Thương Kiến Diệu há miệng, vốn định nói gì đó, nhưng cuối cùng lại ngậm chặt lại.
Vài giây sau, hắn mới nghiêm túc nói:
“Nhưng mà, bọn tôi đều đã chỉnh sửa gen, đến năm mươi năm sau cơ thể hẳn là vẫn còn rất khỏe mạnh.”
Tịnh Pháp nghẹn lời, nhưng nhanh chóng phục hồi:
“Nhưng cuối cùng đều sẽ qua đi, trong năm tháng dài lâu, năm mươi năm và một trăm năm về bản chất là không có gì khác biệt.”
Long Duyệt Hồng muốn phản bác hai câu, nhưng khi nhìn thấy bệ phóng lựu đạn trên cánh tay trái của vị thầy tu máy móc Tịnh Pháp này, anh ta lý trí bỏ qua quyết định này.
“Anh nói đúng lắm.” Thương Kiến Diệu cũng dời mắt khỏi chỗ đó.
Tia sáng đỏ lóe lên trong mắt Tịnh Pháp:
“Các anh cho rằng trong giấc mơ, có cái gì là chân thật? Hãy phán đoán từ những giấc mơ bình thường.”
Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng suy nghĩ, rồi lần lượt lắc đầu.
Giọng nói lạnh như băng không cảm xúc của Tịnh Pháp lại vang lên:
“Thực ra là có, ở trong giấc mơ, có một chuyện là chân thật, đó chính là nhận thức với chính bản thân mình. Khi mỗi người nằm mơ, đều biết rõ ta là ta.
Hai vị vẫn chưa rõ sao? Mọi vật đều là hư ảo, chỉ có ý thức mới là thật. Khi các vị thoát khỏi sự trói buộc của thể xác, chân chính nắm được ý thức của mình, có thể thoát khỏi giấc mơ này, đi tới cõi niết bàn, đạt được sự bất tử và cực lạc.”
“Như vậy phải làm thế nào mới có thể thật sự nắm được ý thức của mình trong tay?” Thương Kiến Diệu theo thói quen hỏi một câu.
Tịnh Pháp chỉ vào chính mình:
“Sử dụng trang bị tải ý thức lên cơ thể người máy, điều này có thể khiến anh thoải mái và trực tiếp thoát khỏi sự ràng buộc của cơ thể.”
“Nhưng mà không phải tôn giá bình thường hẳn là thường nhấn mạnh vào sự tu hành bản thân sao?” Long Duyệt Hồng nói tới một số lời nói mà sách giáo khoa Sinh Vật Bàn Cổ có nhắc đến rải rác.
Tịnh Pháp với giọng nói đơn điệu không chút lên xuống đáp:
“Chính pháp tam thiên, bàng môn tứ vạn, mỗi một con đường đều không hề giống nhau, nhưng đều có thể nối tới cõi niết bàn. Con đường mà Giáo Đoàn Tăng Lữ chúng tôi lựa chọn là công nghệ chứng đạo trong ba nghìn chính pháp.”
Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng mấp máy môi, đầu óc hỗn độn, không thể nào đáp lại.
Thầy tu máy móc Tịnh Pháp tiếp tục nói:
“Khi các vị từ bỏ xác thịt, tải ý thức lên con chip sinh học của người máy, các vị có thể nhìn thấy cực lạc tịnh thổ, cũng chính là “thế giới mới” mà người trên Đất Xám nhắc tới.
Điều này có thể khiến các vị hiểu được phật hiệu, nhận được thần thông nhất định.
Vừa rồi bần tăng có thể nghe thấy tiếng lòng của các vị, cũng là vì Đức Phật Bồ Đề từ bi làm cho bần tăng ngộ ra Tha Tâm Thông. Đương nhiên quả vị của bần tăng không đủ, vẫn chưa nghe được nhiều nội dung hơn.”
… Vì sao gã lại tự bộc lộ khuyết điểm của mình? Ý nghĩ đó đồng loạt hiện lên trong đầu Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng.
Tịnh Pháp chắp tay trước ngực, khẽ đọc một câu phật hiệu rồi nói:
“Người xuất gia không nói dối.”
“Quả vị là gì?” Thương Kiến Diệu hỏi một vấn đề khác.
Tịnh Pháp đáp lại với giọng nói không có ngữ điệu:
“Tải ý thức lên không phải là kết thúc, mà là khởi đầu. Công nghệ trong công nghệ chứng đạo không phải nòng cốt, mà là phụ trợ, tác dụng của chúng nó là cung cấp điều kiện tốt hơn để cho chúng ta tìm hiểu phật hiệu.
Sau khi xác thịt bị từ bỏ, chúng ta có thể nhìn thế giới này từ một góc độ khác, từ đó lĩnh ngộ phật hiệu tốt hơn, thấu tỏ tứ đại giai không.
Đây là một quá trình, mà các nút mấu chốt trong quá trình đó được gọi là quả vị. Khi anh chứng được quả vị “Đại La Hán”, thì có thể chân chính tiến vào cực lạc tịnh thổ, siêu thoát khỏi thế gian.”
Sau khi giải thích xong, Tịnh Pháp liếc nhìn Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng:
“Với hai người các vị mà nói, đây là tầng nghĩa khá sâu sắc huyền ảo, hôm nay đến đây thôi.
Bần tăng có thể nhìn ra, các vị hành tẩu trên Đất Xám, hy vọng các vị có thể trải qua thế sự, hiểu được chúng sinh cùng khổ, thân xác hư vô.
Đến lúc đó, nếu có duyên gặp lại, bần tăng sẽ độ các vị tới Lưu Ly Tịnh Thổ.”
Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng thấy vị thầy tu máy móc này chủ động chấm dứt việc truyền giáo, cả hai đều mừng thầm trong lòng, nào dám hỏi lung tung thêm nữa.
Bọn họ vội vàng đứng dậy đi sang một bên, nhường đường cho người ta.
“Nếu các vị không muốn gọi thẳng pháp danh của bần tăng, vậy hãy gọi là thiền sư đi.” Tịnh Pháp chắp tay trước ngực, nói.
Gã lập tức phất áo cà sa, bước đi theo đường cũ, biến mất ở khúc quanh.
Dõi mắt nhìn gã đi xa dần, Thương Kiến Diệu và Long Duyệt Hồng liếc nhau một cái, cùng quay lại theo con đường bọn họ đi vào ban nãy, ra khỏi “rừng rậm” sắt thép đầy gỉ sét này.
Đến cổng chính, Long Duyệt Hồng nhìn quanh một lượt, tính toán khoảng cách, rồi nhanh chóng cầm lấy bộ đàm, bấm nút:
“Tổ trưởng, chúng tôi gặp phải thầy tu của Giáo Đoàn Tăng Lữ!”
Đây cũng là điều Thương Kiến Diệu muốn làm, nên hắn không có ý định ngăn cản.
“Cái gì? Pháp danh của hắn là gì?” Giọng nói của Tưởng Bạch Miên vang lên kèm theo tiếng điện xẹt rè rè.
Gần mấy “ống khói” cao vút kia, thầy tu máy móc Tịnh Pháp vốn đang từng bước đi vào sâu trong phế tích nhà máy thép thì đột nhiên dừng lại.
Ánh sáng đỏ trong mắt gã lập tức sáng rõ, cổ răng rắc chuyển động, miệng thốt lên câu nói lạnh lẽo không cảm xúc đầy cực đoan:
“Giọng đàn bà…”
* ái biệt ly, oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ uẩn xí thạnh:
– Con người phải chịu khổ khi yêu mà lại phải chia lìa điều mình yêu, hàng ngày đem lòng mong nhớ. Đó là khổ. Có hai loại ái biệt ly khổ: sinh ly (chia lìa nhau khi còn sống) và tử biệt (chia lìa nhau khi chết).
– Con người chịu khổ khi phải tiếp xúc với những thứ mà không thích hoặc oán ghét.
– Con người khổ khi không được toại (bất đắc) nguyện vọng, tham muốn, khao khát của bản thân (sở cầu). Chẳng hạn, lúc đói thì muốn có cái ăn cái mặc; lúc no lại muốn giàu sang phú quý.
– Con người khổ vì có sự hội tụ và xung đột của ngũ uẩn – sắc, thụ, tưởng, hành và thức – trong cơ thể. Chẳng hạn, mơ ước (tưởng) quá thì cũng khổ, biết (thức) nhiều thì cũng khổ.