Hồn Thuật
Chương 28: Kế
Nguồn: tangthuvien
Văn Lục thoáng sửng sốt, tiếp đó phá lên cười, linh thức mở rộng thông báo lệnh rút quân chuẩn bị nghênh địch. Tướng quân đứng bên nói tiếp:
– Mấy con tướng của đội người cá này phiền ba vị vậy, ta nghĩ cũng phải tới hơn mười con, trong đó có một con lợi hại nhất đó. Xin ba vị cẩn trọng.
– Không thành vấn đề! Tướng quân yên tâm, “lợi hại” đó ta còn chưa để trong mắt…
Kế Nguyên cười to:
– Ha ha! Xem ra mấy cái trận pháp ta bố chí để dùng ấy tên tướng này không được dùng rồi!
Đội thuyền chiến phải mất gần hai mươi phút mới quay đầu lại chỗ đội thuyền trở lương. Lúc này Dương Tùng Tiên mặt như tro tàn nhìn chín thuyền lương còn sót lại. Vài làn khói vẫn còn thỉnh thoảng bay lên.
Hiệu xuất làm việc của đội “đục thuyền” quả là kinh người. Cái nào mà mấy bác “sờ” vào thì đừng mong còn yên ổn đứng trên mặt sông nữa. Vì quân Tống đã bôi chất phòng lửa nào đó trên thuyền và lương thực nên việc phóng hỏa của thủy quân Đại Việt không hiệu quả cho lắm. Tuy nhiên việc dập lửa cũng làm cho quân Tống luống cuống một hồi.
Nhìn chín thuyền lương nọ, Dương Tùng Tiên lại “sôi máu” lên quát tháo:
– Con mẹ nó! Tất cả chiến thuyền lao vào băm nát mấy cái thuyền rách của chúng đi cho ta! Tộc người cá đâu, đã quay lại chưa? Mau mau đục thủng hết thuyền của chúng…
Một tướng quân cao gầy đứng bên cạnh Dương Tùng Tiên rụt rè:
– Dạ…bẩm tướng quân… thuyền chiến của chúng ta không vào được trong lau sậy, nếu không sẽ bị…bị kẹt không ra được!
Nghe thấy thế Dương Tùng Tiên lại tức điên lên đạp cho tướng quân nọ một cước:
– Tất cả là đồ ăn hại! Tức chết ta mà. Lệnh cho tất cả người cá tiến vào tiêu diệt hết bọn chúng, mau lên…
Đoàn người cá vừa bơi hộc tốc từ phía trước về chưa kịp thở đã thấy lệnh đuổi theo tiêu diệt thủy quân Đại Việt.
Nhìn bãi lau sậy ngút ngàn hai bên dóng sông tất cả người cá tự nhiên rùng mình một cái! Nói đùa…thuyền nhỏ thì còn luồn lách trong đó được, còn người cá mà len lỏi vào đó…nghĩ thôi cũng đủ ớn rồi!
Lệnh xuống không thể không tuân, cả tộc người cá cắn răng chia làm hai tiến vào vùng lau sậy. Phía kia có một tốp người cá khoảng hai mươi người đang đi bỗng nhiên thấy những tiếng “vút…vút” vang lên, mấy người cá bị tên xuyên qua dầu, qua ngực mà chết. Ở phía nọ hơn trăm người cá đang bơi theo lối trải thảm thì một người bên trái bỗng nhiên nghe thấy bên dưới “cục” một tiếng bên dưới chân. Người nọ thoáng sửng sốt tiếp đó thét lên kinh hoàng. Chân của hắn đạp vào cái bẫy kiềng bị cắt đứt đến tận đầu gối.
Hàng ngàn các vụ “tai nạn” sảy ra trong bãi lau sậy rộng lớn hai bên bờ sông. Cho tới lúc chết nhiều người cá còn không biết mình chết như thế nào.
Văn Lục linh thức mở rộng ra phát hiện ra tận ba mươi vị tướng của người cá, mỗi người chỉ huy một trăm người cá bình thường.
Những tướng quân của người cá này bây giờ lòng cũng nóng như lửa đốt, Cứ thỉnh thoảng lại thấy vang lên tiếng gào thét thảm thiết của tộc nhân mình mà một bóng quân địch còn chưa thấy đâu.
Nhưng kinh hoàng nhất lại là những binh sỹ cá đi theo những vị tướng kia. Cả đội trăm người đang đi cùng nhau vây kín lấy tướng quân ở giữa, bỗng nhiên “xoẹt” một tiếng, chỉ thấy một đạo ánh sáng màu vàng vụt qua. Tiếp đó là họ thấy đội trưởng của mình thành “thịt vụn” bảo sao không kinh hãi cho được.
Văn Lục tốc độ khi vận dụng ngũ hành tương sinh là cực nhanh, tiếp đó Vân Nhi lại thi triển phụ trợ tốc độ và sức mạnh cho hắn. Văn Lục chỉ cần bay vút tới chỗ những tướng quân của địch sau đó “một đao đoạt mạng”. Cái gì mà liêm sỷ, tự trọng, cái gì mà xấu hổ lấy mạnh hiếp yếu hắn ném tuốt xuống sông. “Ta đây đếch phải quân tử, tội gì mà phải lo này lo nọ chứ? Cứ chém được một tên tướng là quân ta đỡ phải thiệt hại bao nhiêu nhân mạng… khà khà…”
Văn Lục dương dương tự đắc biện hộ ình sau đó tiếp tục “đả kích tinh thần” người cá.
Liên tiếp mất hơn hai mươi tướng, đội quân người cá rất là hoang mang. Đi sâu vào hơn năm trăm mét thì người cá rút cuộc cũng nhìn thấy quân địch. Ở phía trước là hàng trăm chiếc thuyền nhỏ đang xếp thành hàng đón đầu. Chưa kịp có hành động gì thì người đứng trên những chiếc thuyền nhỏ đó giơ cung lên. Chào đón người cá là trận mưa tên xối xả xuống đầu, tử thương thảm trọng. Không nhịn được uất ức cả ngàn người cá gầm lên lao tới phía chiến thuyền thủy quân Đại Việt.
– Anh em xông lên…phải xé xác bọn người “ghê tởm” kia mới hả dạ.
Nhưng cái bọn “ghê tởm” ấy bắn xong thì lủi như quốc về phía sau. Vừa lùi vừa bắn.
Rút cuộc người cá toàn đội bị tiêu diệt, trong khi thủy quân Đại Việt đánh trận này chỉ bị chết hơn ba mươi người do tên lạc lúc đầu đội thuyền chiến của nhà Tống bắn. Hơn ba mươi người này cũng là không kịp đưa tấm chắn lên để đỡ tên mà thôi.
Ngay lúc Văn Lục tưởng cả hai bên rút về “đi ngủ” lấy sức mai “oánh” tiếp thì Kế Nguyên tướng quân lại hạ lệnh: “Hạ quân hai cánh đi trước ra đục những thuyền của nhà Tống, tiếp đó thượng quân ra mép bãi lau bắn tên có lửa vào để yểm trợ cho hạ quân rút lui.”
Nghe lệnh xong Văn Lục cũng há hốc mồm không nói được gì! Lão này càng ngày càng “biến thái”.
Thủy quân Đại Việt lúc này sỹ khí đại trấn, ai ai cũng thần tình hưng phấn, đánh xong hai trận vẫn còn sung sức.
Cả đội thuyền tiền phong và trung quân của nhà Tống lúc này đã co cụm bao bọc chín cái thuyền lương còn sót lại vào giữa. Dương Tùng Tiên lúc này đang đi đi lại trên khoang tàu chỉ huy đợi tin thắng trận của người cá. Lão là người hơn ai hết biết người cá lợi hại thế nào khi ở dươi nước. Nói một trăm người cá có thể đấu với năm trăm quân lính của lão cũng không ngoa. Nhưng mà lão không lường trước được sức mạnh của thủy quân Đại Việt, nhất là đội quân ấy lại có “rắn nước” Kế Nguyên chỉ huy nữa thì quả thật là…
Tất cả thủy quân Tống đang nhìn chằm chằm vào bãi lau sậy, bất cứ một động tĩnh nào đều sẽ được tiếp đón bằng loạt mưa tên. Nhưng người tính không bằng trời tính. Lúc này gần nửa đêm trời nổi gió lớn, bãi lau sậy dập dìu theo từng con gió. Thủy quân Tống mới đầu còn bắn loạn xạ, sau lạnh cóng tay cũng chẳng buồn bắn nữa. Hạ quân Đại Việt lợi dụng gió lay sậy bèn lách mình ra ngoài. Bên trên mặt sông vẫn chẳng có gì biến động. Đang ngồi trên thuyền bên trong vòng vây, một binh lính Tống đang đắc ý, “Có đánh thì vòng ngoài đánh, còn chưa tới lượt thuyền mình ra”. Bỗng nhiên binh lính nọ thấy ào ào bên dưới, tiếp đó là thuyền nghiêng sang một bên, rồi…chìm nghỉm. Những binh lính trên thuyền lớn rớt xuống làm mồi cho những mũi đoản kiếm đợi sẵn…
Hạ quân Đại Việt gần một ngàn người, chia làm mười đội, mỗi đội sấp xỉ một trăm người. Phải dùng một trăm người mới đục thủng một chiến thuyền của Tống thế mới biết thuyền chiến của tống to như thế nào. Chín đội đã đục thủng thuyền, giết quân lính trên thuyền rớt xuống trong thời gian ngắn, tiếp đó tìm đại một cái thuyền mà trốn xuống phía dưới để tránh tên của địch. Cả chín đội hoàn thành xong nhiệm vụ đều thắc mắc không biết mấy tên đội thứ mười kia làm cái gì mà chưa đục xong.
Hóa ra tên đội trưởng đội thứ mười láu cá, chỉ huy cả đội vào tận trung tâm đục thuyền chỉ huy. Nhưng tiếc thay cái thuyền lớn đó không biết chế tạo như thế nào mà không cách nào đục được. Đúng là tham thì thâm mà…
Đội này chưa kịp chuyển sang thuyền khác thì chín đội kia đã gây ra động tĩnh rồi đành dừng tạm ở lại dưới thuyền chỉ huy đó.
Quân Tống lúc này đang căm phẫn, điên cuồng phóng tên xuống nước. Phóng hồi lâu mà chẳng thấy cái xác nào nổi lên cho. Đáng lẽ để phòng chống đục thuyền, nhà Tống đã lôi được hơn ba ngàn người cá đi bảo vệ bên dưới. Bây giờ thì người cá chẳng thấy đâu còn thuyền thì cứ bị đục ầm ầm. Bắn mỏi tay đang tính cử mấy tiểu đội xuống xem thì bỗng nhiên hai bên bờ sông lúc này sáng rực. Tiếp đó là mưa tên bay về phía thuyền chiến nhà Tống làm quân lính lại rối rít chạy ra mạn thuyền bắn tên.
Vừa mới ra bắn được một hồi thì bỗng nhiên mười chiếc thuyền lớn nằm ở hai cánh của thủy quân Tống bỗng nhiên chìm nghỉm. xem tại
Hạ quân của Đại Việt được thượng quân yểm trợ rút lui an toàn. Trước khi ra về còn “khuyến mãi” đục thêm mười chiếc nữa mới hả lòng hả dạ chui vào bãi lau sậy.
Dương Tùng Tiên nghe tin xong phun một ngụm máu… ngất lịm. Cả một đêm bị quân Đại Việt quay như chong chóng. Phó soái là Hòa Mân vội vàng truyền lệnh cả đội thuyền gấp rút quay đầu tiến về phía cửa sông cố thủ. Tránh xa cái bãi lau sậy ma quỷ này càng xa càng tốt.
Tới trưa hai hôm sau, Văn Lục lúc này đang ngồi đắc ý rung đùi trên một ngọn núi nhìn về phía biển Liêm Châu. Cả hai ngày hôm trước khi thủy quân Tống vội vã rời rạc rút quân ra cửa biển, cứ tới tối là hạ quân Đại Việt lại ra “thăm hỏi” đoàn thuyền nhà Tống. Hạ quân đục xong, thượng quân yểm trợ rút lui. Mỗi lần ra quân là mười chiến thuyền chìm nghỉm. Quân lính rớt xuống nước bị đoàn thuyền bỏ rơi trở thành những mục tiêu ngắm bắn của những tay cung thủ thượng quân Đại Việt.
Qua hai ngày có tới hơn hai trăm chiến thuyền của thủy quân Tống bị đục thủng bảo sao Văn Lục không đắc ý cho được.
Thủy quân Tống lúc này rút ra tận cửa sông vùng Liêm Châu lập thủy trại cố thủ. Quân Tống lập trại, quân Đại Việt cũng không dễ dàng đục thuyền rồi thêm “khuyến mãi” như trước nên cũng án binh bất động. Nhưng nếu quân Tống muốn dỡ trại tiến vào thì y như rằng thủy quân Đại Việt lại ra thăm hỏi cẩn thận. So tốc độ sao? Đối với tốc độ thuyền to của quân Tống, thủy quân Đại Việt còn không để vào mắt. Chính vì thế thủy quân Tống không tài nào tiến vào để phối hợp với bộ binh như trong kế hoạch đã định được.
Sau này sự việc về trận chiến ở Đông Kênh được coi như một đại sỷ nhục đối với các triều đình Trung Quốc. Một nước mà binh thư phát triển mạnh mẽ, những anh tài đản sinh lớp lớp như Tôn Tấn, Gia cát Lượng…sách vở binh thư tràn đầy, ấy vậy mà bị thủy quân Đại Việt với số quân chưa tới một nửa so với quân Tống xoay như chong chóng. Chính là bại bởi kế, kế trong kế, kế chồng kế của Lý Kế Nguyên tướng quân.
Khi các triều đại sau của Trung Quốc sang xâm lược nước Đại Việt đều tiêu hủy hết các ghi chép về trận đánh này, thậm chí lai lịch và những chiến tích của tướng quân Lý Kế Nguyên cũng bị tiêu hủy cho bằng sạch.
Lúc này tình hình thủy chiến không còn đáng lo ngại. Văn Lục đang hưởng thụ việc đứng phía sau trải tóc cho Vân Nhi, không nhịn được buột miệng:
– Ài! Cũng lớn ra phết rồi đấy!
– Lớn gì cơ?
– Ách! Không có gì!
Vân Nhi đỏ bừng mặt cúi gằm xuống sát ngực. Đúng lúc này một binh sỹ chạy tới hô lớn:
– Văn Lục tiên sinh…Văn Lục tiên sinh, ở bên Như Nguyệt có tin đến. Tướng quân mời tiên sinh về trại thương thảo!
– Ừm! Ta biết rồi!
Văn Lục gật đầu với binh sỹ nọ. Cả thủy quân bây giờ đều sùng bái Văn Lục. Nhất là sau khi hắn cất tay tiêu diệt một lúc cả ba mươi tướng quân của tộc người cá thì tất cả đều coi hắn như người được thần tiên cử xuống giúp thủy quân đánh trận vậy.
Trong doanh trại tiếng Văn Lục quát lên:
– Cái gì? Chúng giám phản bội sao? Một lũ đáng chết!